Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Trần Đình Thu: NHỚ LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ BÁO BÙI TÍN

Nhà báo - Đại tá Bùi Tín

Trần Đình Thu

NHỚ LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ BÁO BÙI TÍN

Gặp ở đây là được nghe ông nói chuyện giữa hàng ngàn cử tọa trong hội trường thôi, chứ không phải là gặp gỡ ông. Đó là vào năm 1984, khi đó tôi là sinh viên mới nhập học ở Đại học Tổng hợp Huế. Vào trường khoảng 10 ngày gì đó thì sinh viên bọn tôi nhận thông báo lên số 3 Lê Lợi để nghe nhà báo Thành Tín nói chuyện thời sự. Hồi đó tôi nhớ người ta giới thiệu ông là nhà báo Thành Tín chứ không giới thiệu Bùi Tín. Bùi Tín là sau này mới nghe dùng.
...
Quãng năm 1984 thì ông mới năm sáu năm bảy tuổi, tướng tá cao lớn đẹp trai trí thức, đến nói chuyện với sinh viên trong tư cách là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, oai phong ghê gớm. Quá lâu rồi tôi không nhớ ông nói những nội dung gì, chỉ nhớ ấn tượng về một ông cán bộ cao cấp đến nói chuyện với sinh viên mà thôi.
...
Đến năm 1990, thông tin ông đi công tác ở Pháp rồi xin ở lại tị nạn chính trị rộ lên. Tôi nhớ lúc ấy đài BBC liên tục nói về chuyện này. Vào lúc ấy chưa có vấn đề bất đồng chính kiến như bây giờ mà xã hội khá bình lặng, nên câu chuyện của ông là một ca lạ.
...
Về phần ông, dường như ông cũng chưa bao giờ tiết lộ lý do thật vì sao ở lại Pháp, trong khi ông đang ở một vị trí rất dễ lên cao. Có lẽ đây cũng là một bí ẩn chính trị.
...
Về mặt sâu xa, lúc đầu ông không phải là một nhà bất đồng chính kiến như ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng sau này ông dần trở thành nhà bất đồng chính kiến. Nhưng lý do ở lại Pháp ban đầu vẫn là một bí ẩn không bao giờ được tiết lộ vì nay ông đã mãi mãi đi xa.
 
 

3 nhận xét :

  1. Không là bất đồng chính kiến thì gọi nôm na là suy nghĩ không giống nhau (về cách xây dựng và phát triển đất nước ,về đạo đức ,lối sống .)

    Trả lờiXóa
  2. Luật sư gì mà suy nghĩ vụn văt, lảm nhảm quá!

    Trả lờiXóa
  3. Cuối cùng thì tinh thần dân tộc của bác Bùi Tín đã thắng, đó là lý do tại sao.

    Trả lờiXóa