Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ "LUẬT ĐẶC KHU"


Dự án Luật Đặc khu chưa được xem xét
tại kỳ họp Quốc hội cuối năm


VNE
 
Thứ sáu, 24/8/2018, 19:19 (GMT+7)

Chính phủ sẽ tiếp tục xin ý kiến cử tri, các tổ chức, chuyên gia về dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: 'Cần lấy ý kiến người dân về dự Luật đặc khu'

Chiều 24/8, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến, tại kỳ họp thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2018, Quốc hội chưa xem xét dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).


Lý cho lùi thời gian xem xét được ông Phúc cho hay là để tiếp tục xin ý kiến cử tri tri, nhân dân, các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn chỉnh dự án thông qua vào kỳ họp sau.

Theo Tổng thư ký Quốc hội, việc lấy ý kiến đang và sẽ được Chính phủ thực hiện.
.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết lùi thông qua dự án Luật Đặc khu ngày 11/6.
Ảnh: Hoàng Phong

Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017); sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ năm (tháng 5/2018).

Các đơn vị dự kiến xây dựng đặc khu gồm Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang).

Qua thảo luận tại hội trường, đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành Luật. Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của đại biểu Quốc hội, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau.

Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, các tầng lớp nhân dân và cử tri, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật này từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng.

Sáng 11/6, hơn 85% đại biểu Quốc hội đã bấm nút đồng ý lùi Luật đặc khu theo đề nghị trên. Như vậy, với thông tin từ ông Nguyễn Hạnh Phúc, dự án Luật đặc khu thêm một lần nữa dự kiến lùi thời gian trình Quốc hội xem xét thông qua.

Bảo Hà

8 nhận xét :

  1. Thế là người dân lại phải đóng thuế hàng chục ngàn tỷ để chi cho việc "hỏi ý kiến nhân dân" về luật đặc khu, giống như đảng CSVN đã "hỏi ý kiến nhân dân" về HP năm 2013. Dẹp ngay luật đặc khu đi, bởi nó vừa bán nước vừa ngu lâu dốt bền cả lũ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hãy hóa cứt cái luật bán nước ấy đi.

      Xóa
  2. "XIN Ý KIẾN CỬ TRI, CÁC TỔ CHỨC, CHUYÊN GIA' là thế nào, theo quy chế và và nội dung cũng như cách thức được quy đinh ở văn bản nào? Việc rất hệ trọng của đất nước không được làm tùy tiện như đã từng làm về loại việc như thế này. Tôi có kinh nghiệm thực tế đến gần 30 năm phục vụ loại công việc này. Ví như lấy ý kiến của các vị lão thành cách mạng, các vị từng là BCT, BBT mà có vị coi đó chẳng qua là hình thức, 'vuốt đuôi'. Hoặc lấy ý kiến của các tổ chức, thường là 11 tổ chức "như Mặt trận tổ quốc, Viện hàn lâm khoa học xã hội, Viện hàn lâm khoa học ký thuật và công nghệ..." thì làm thế nào mà tổng kết được, ví như có thiết kế bộ câu hỏi và vấn đề lựa chọn để hỏi thế nào phản ánh được đúng nguyện vọng của nhân dân. Đối tượng chọn thế nào cho khách quan. Chớ có hình thức cho qua chuyện. Có thể dễ cho việc thông qua, dễ cho việc quản trị của những người đương quyền, nhưng sẽ để khó cho các thế hệ con cháu. Hơn cả việc khó là để sửa lại mất cả biển máu mà chưa chắc đã sửa được.

    Trả lờiXóa
  3. Cứ để cho bọn bán nước thông qua luật đặc khu thì lúc đó sẽ có cơ hội xét xử tội bán nước của chúng.

    Trả lờiXóa
  4. Nên thay đổi thể chế chính trị, thể chế kinh tế thực sự là nền kinh tế thị trường, biến cả nước là một đặc khu kinh tế của khu vực như Singapo, Hồng công ... Nếu Quốc hội, thực chất là cánh tay nối dài của đảng đa cấp cố tình thông qua luật bán nước thì Nhân dân Việt Nam có cơ hội đứng lên thay đổi thể chế . Cơ hội đang đến bà con ơi...

    Trả lờiXóa
  5. hãy vứt bỏ ngay cái luật đặc khu luật bán nước ấy đi

    Trả lờiXóa
  6. Ngay cả những đảng viên chân chính họ đều nghĩ: luật đặc khu là một hình thức bán nước, còn tuyệt đại đa số nhân dân họ không tán thành luật đặc khu.tốt nhất là tỉnh táo ngồi yên mà hưởng thụ như lâu nay, lấy đất , tài nguyên làm dự án để chia nhau, tạo tư bản đỏ thế được rồi! Còn chút lòng yêu đất nước, toàn vẹn lãnh thổ nên nhường lại cho nhân dân, đừng tước đi cái niềm tin cuối cùng của họ.Không có phượng hoàng, chim ưng gì đâu, chỉ là bán đất cho nước ngoài để trả nợ, tạo nơi ăn chơi tự do cho kẻ cướp chuyển tiền bẩn thành tiền sạch và chuyển đi nước ngoài cho hợp pháp đúng không ạ?

    Trả lờiXóa
  7. Hãy vứt cái Luật Đặc khu và cái tổ chức sinh ra nó xuống hầm cầu.Cái trò lấy ý kiến nhân dân về Luật ĐK cũng chẳng khác gì trò lấy ý kiến cử tri về HP lần trước đâu.Xỏ lá!

    Trả lờiXóa