Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

VÌ SAO ỦY BAN THƯỜNG VỤ QH CHƯA XEM XÉT LUẬT ĐẶC KHU?


Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét
Luật Đặc khu

Người lao động
04/08/2018 22:38 

(NLĐO)- Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, trong phiên họp thứ 26 khai mạc ngày 8-8 tới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án luật nhưng không có Luật Đặc khu kinh tế.

Theo thông cáo báo chí về nội dung phiên họp thứ 26 (từ 8-8 đến 13-8) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), có 8 dự án luật được xem xét, cho ý kiến tại phiên họp này.


Theo đó có các dự án luật gồm: Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Công an nhân dân (sửa đổi); Luật Đặc xá (sửa đổi); Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) và Luật Kiến trúc.

Như vậy, trong phiên họp 26 này, UBTVQH sẽ không xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtVân Đồn, Bắc Vân PhongPhú Quốc (Luật Đặc khu kinh tế).

Đáng chú ý, trước đó, trong dự kiến chương trình phiên họp tháng 8-2018 của UBTVQH, một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đặc khu kinh tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự tại phiên họp này.


Một góc huyện đảo Vân Đồn - Ảnh: Thế Dũng

Đây là dự án luật đã được điều chỉnh thời gian thông qua từ kỳ họp thứ 5 (tháng 5-2018) sang kỳ họp sau của Quốc hội.

Quyết định này được giải thích là "để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH), các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân, hoàn thiện dự thảo luật cho thật sự chất lượng".

Tổng Thư ký QH, người phát ngôn của QH, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết dự án Luật Đặc khu kinh tế "đang được cân nhắc lại", tiếp tục lắng nghe ý kiến nữa, tiếp tục tiếp thu ý kiến của nhân dân.

Trả lời về việc QH tiếp tục xem xét dự án luật này như thế nào, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: "Vấn đề này còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri thế nào, tóm lại rất thận trọng".


Kết quả biểu quyết lùi thông qua dự án Luật Đặc khu kinh tế

Trước đó, ngày 11-6, với 423 ĐBQH tán thành (chiếm 85,63% tổng số ĐBQH), tại kỳ họp thứ 5, QH đã thông qua việc điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đặc khu kinh tế.

Trình bày báo cáo của UBTVQH về dự án luật trước khi ĐBQH bấm nút biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết dự luật được Chính phủ trình QH cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2017); sau đó, đã được tiếp thu, chỉnh lý để trình QH tại kỳ họp này.

Kết quả tổng hợp ý kiến các ĐBQH thảo luận tại hội trường ngày 23-5 cũng như góp ý bằng văn bản cho thấy đa số ý kiến tán thành sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của dự luật và cho rằng dự luật đã được tiếp thu, chỉnh lý nghiêm túc, thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị, bảo đảm phù hợp với Hiến pháp.

"Tuy nhiên, đây là dự án luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ; nhiều quy định về cơ chế, chính sách trong dự thảo luật mang tính đột phá cả về tổ chức bộ máy và quan điểm, định hướng phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp; ý kiến của ĐBQH, các cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và cử tri về một số nội dung của dự án luật còn khác nhau" - ông Định nói.

Trên cơ sở nghiêm túc tiếp thu ý kiến, UBTVQH thận trọng, cân nhắc nhiều mặt và thống nhất với Chính phủ chỉnh lý quy định của dự thảo Luật Đặc khu kinh tế về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

Đồng thời, UBTVQH thống nhất với Chính phủ đề nghị QH cho điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đặc khu từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 (dự kiến khai mạc tháng 10-2018) để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng, hoàn thiện dự thảo luật, bảo đảm xây dựng thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Thế Dũng


Quốc hội đang chờ Bộ Chính trị.
Hay nói cụ thể: Bà Kim Ngân đang chờ Ông Phú Trọng. Ông Phú Trọng lại đang chờ ...


Luật Đặc khu là tiếp tay cho mưu đồ "Một Vành đai, Một Con đường" để Tập Cận Bình bá chủ thế giới. Mỹ giáng đòn chí tử vào cân não và kinh tế Tàu bằng Chiến tranh thương mại khiến Tàu không còn tiền đổ vào Vành đai - Con đường nữa. Quốc hội không còn mặn mà là vì thế, chứ không phải để lắng nghe dân và các nhà khoa học có ý kiến; cũng không phải là thận trọng gì cả!

Việt Nam nếu không hiểu điều ấy, vẫn cứ ra Luật Đặc khu thì thành ra gái đứng đường: Theo Ba Tàu thì nó hết tiền, nó lạnh nhạt, nó ruồng bỏ; trong khi Ông D.Trump thì sẽ hất hàm một phát thì kinh tế lại đổ đốn. Đức và EU cũng còn chưa nguôi cơn giận đâu...


14 nhận xét :

  1. Đã bảo còn xin ý kiến nhân dân mà! T.T cũng đang chuẩn bị tiếp thu rông rãi ý kiến của các nhà khao học, các tầng lớp nhân dân. Vậy hãy đợi đấy! Khi nào hỏi thì nói!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả đang chờ xem ý kiến của bác Tập thế nào thôi, dân là cái đinh gì vì thím Ngân nói "BCT đã kết luận rồi".

      Xóa
    2. Nhìn sang Cu Ba mà thèm quá! Quốc hội của họ đã biểu quyết thông qua Hiến Pháp mới.Đưa ra lấy ý kiến rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân. Sau đó mới đưa ra trưng cầu dân ý, để toàn dân bỏ phiếu thông qua. Thật là dân chủ! Không biết Việt Nam ta bao giờ mới được như Cu Ba?

      Xóa
  2. Đang chờ thời cơ để thông qua luật đặc khu theo chỉ đạo của BCT , đang viết kịch bản để quốc hội diễn ,giống như năm xưa quốc hội cũng diễn vở mở rộng Hà nội .

    Trả lờiXóa
  3. Ô. NPT đang chờ TCB !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TCB đang bị Trump oánh cho tơi tả, làm gì còn hơi đâu mà "đặc khu" với chả "đặc ku"?

      Xóa
  4. Tôi tin dây là tín hiệu tốt, có thể không lập 3 đặc khu này nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " Mỹ giáng đòn chí tử vào cân não và kinh tế Tàu bằng Chiến tranh thương mại khiến Tàu không còn tiền đổ vào Vành đai - Con đường nữa. Quốc hội không còn mặn mà là vì thế, chứ không phải để lắng nghe dân và các nhà khoa học có ý kiến; cũng không phải là thận trọng gì cả! "
      TRung cộng rất nhanh nhạy ... VN rất linh hoạt uyển chuyển ... để lấy lòng dân . Nếu không có cú đòn thương mại của mỹ thì trung cộng nó khỏe và tự đắc không sợ ai ... lúc đó có mà trời cản mấy ông nghị gật cũng thông qua luật đặc khu .

      Xóa
    2. Ngây tho thật hay giả vờ khi mà Vân Đồn trở thành đặc khu
      TRƯỚC rồi dù chưa DIỄN KỊCH thông qua Quốc Hội !

      Xóa
  5. Luật Biểu tình là khoản nợ xấu khó đòi. Đảng, Quốc hội nợ dân 72 năm,không chịu trả. Mặt con nợ lạnh tanh, khất trơn tuột, lý luận cứ như chủ nợ. Luật Đặc khu dân không cần mà bạn của lãnh đạo cần. Đây là việc riêng của lãnh đạo. QH tránh được là tốt. Trên cả nước, cứ theo Bắc Âu, Bắc Mỹ, Singapore... và thế lực thù địch mà làm. Rồi sẽ ổn.

    Trả lờiXóa
  6. Luật biểu tình, Luật trưng cầu ý dân. Là những bộ luật nên được QH quân tâm hàng đầu.

    Trả lờiXóa
  7. Nếu ra luật đặc khu, thì ông Trọng cùng đảng CSVN chơi một ván bài sinh tử một là thể chế CS sẽ sụp đổ hai là Việt Nam sẽ hoàn toàn mất nước.
    Vì thế ông ta đang chuẩn bị lực lượng công an, chuẩn bị súng đạn, chuẩn bị thanh lọc những thành phần chống trong nội bộ để trong thời gian không xa sẽ ra lệnh thông qua luật đặc khu mộc cách chắc thắng.
    Lúc đó nhiều khả năng Việt Nam sẽ mất nước vào tay trung cộng và công cuộc bán nước thành công. Nhưng cũng nhiều khả năng không thành vì lúc đó lực lượng công an thức tỉnh thấy được họ đã bị lợi dụng họ đã tiếp tay bán nước bán và bán mình bán gia đình mình và kết quả có thể là họ sẽ quay súng về với nhân dân chống bọn tay sai bán nước.

    Trả lờiXóa
  8. Quốc Hội hãy sáng suốt, xem xét kỹ lưỡng cái lợi và cái hại khi thành lập 3 đặc khu. Lợi cho ai và hại cho ai ?.
    Nếu hại nhiều hơn lợi thì chấm dứt luôn việc thông qua luật đặc khu.

    Trả lờiXóa
  9. Vụ Trung cộng (TC) làm đường sắt trên cao ở Hà Nội (ngay trước mắt ông TBT).
    Vụ TC làm nhà máy thép Formosa huỷ diệt mội trường biển miền trung làm cho hàng triệu ngư dân mất sinh kế đang quằn quại trong khổ đau.
    Vụ TC làm khu gang thép Thái Nguyên lỗ 10.000 tỷ.
    Vụ TC làm Bô xít Tây Nguyên mỗi năm lỗ 30.000 tỷ.
    Vụ TC làm nhà máy nhiệt điện ở Bình Thuận gây ô nhiệm nặng và đổ hàng triệu tấn chất thải xuống biển làm cho người dân Bình Thuận sống giở chết giở.
    Vụ bộ quốc phòng chiếm 157 ha đất sân bay Tân sơn Nhất để làm nhà hàng tiệc cưới, làm sân gôn trong khi sân bay TSN bị kẹt từ trên trời xuống dưới đất.
    Vụ các quan chức TP HCM cướp hàng trăm ha đất Thù Thiêm của dân đẩy hàng chục ngàn dân vào chốn bần cùng oan khuất thấu tận trời xanh không thấy ai giải quyết.
    Hàng ngàn dự án do TC làm chất lượng kém, lộ nặng, tham nhũng phá hoại chồng chất ông Trọng có thấy không?
    v.v...
    Lò của ông Trọng đâu nhỉ, người đốt lò vĩ đại đâu nhỉ, củi khô củi tươi đâu nhỉ? Hay ông Trọng đang mải mê chỉ đạo đánh đập, chửi bới người biểu tình, mải mê chỉ đạo xử lý vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh, mải mê chỉ vẽ những "kinh nghiệm quý báu giúp Cuba anh em? Hay ông Trọng đã quá già trí cùng lực kiệt, hay thực chất là thanh trừng phe cánh, hay chỉ là chiêu trò tung hoả mù bịp dân để dân quên đi nỗi đau mất nước?
    Công bằng mà nói trên thế giới không có nước nào không có tham nhũng mà chỉ có nước tham nhũng nhiều và tham nhũng ít mà thôi. Thể chế độc tài toàn trị không thể chống được tham nhũng và nếu có chống được tham nhũng thì cũng chỉ tạm thời không bền vững. Trong khi thể chế dân chủ đa đảng và tam quyền phân lập chống tham nhũng rất hiệu quả rất bền vững. Do đó muốn chống tham nhũng muốn Việt Nam trở thành một cường quốc thì không thể duy trì mãi thể chế độ tài toàn trị mà phải cải cách thể chế. Tôi nghĩ điều này ông Trọng biết rất rõ, nhưng ông ta không làm vì 2 lý do, thứ nhất là đảng CSVN sẽ bị tan rã, thứ hai là ông Trọng và phe nhóm sẽ mất hết quyền lợi kinh tế, quyền lực chính trị.
    Lý do đảng CSVN tan rã thì rất dễ hiểu:
    1/ Người dân đã quá chán ghét CSVN, người dân không được hưởng những quyền căn bản của một con người.
    2/ Lãnh đạo một nước độc tài rất dễ, ai nói khác, ai chống lại chỉ việc dùng côn đồ, dùng dùi cui, súng đạn và nhà tù là xong ngay, nhưng khi có đảng này đảng nọ (các đảng phải tự lo hầu hết kinh phí hoạt động), tôn trọng quyền con người, thượng tôn pháp luật, người dân có quyền biểu tình v.v... thì không còn dễ nữa mà rất khó. Tôi giám chắc nếu đảng CSVN tự lo 80% kinh phí hoạt động và ông Trọng đứng ra lãnh đạo vận hành đất nước theo hướng dân chủ thì ĐẢNG CS VÀ CHÍNH PHỦ CỦA ÔNG TRỌNG SẼ KHÔNG TỒN TẠI QUÁ MỘT THÁNG.
    Cũng vì lãnh đạo một đất nước tự do dân chủ rất khó nên cách bầu cử cũng rất tự do, rất dân chủ rất minh bạch để có thể chọn ra được người có tài có đức thực sự để phụng sự đất nước, và khi được nhân dân chọn mà không đủ sức làm hoặc tham nhũng ... thị tự họ sẽ từ chức hoặc sẽ bị các đảng phái khác lôi cổ xuống bằng hình thức dân chủ.

    Trả lờiXóa