Bộ trưởng TTTT vi phạm pháp luật vụ bỏ 8.900 tỷ đồng mua AVG ra sao? (Kỳ 1)
Nhà báo Nguyễn Đức
8-7-2018
Kỳ 1: HAI LÃNH ĐẠO BẮT TAY NHAU QUYẾT LIỆT PHI VỤ MUA ĐỒNG NÁT AVG
Đến hôm nay (ngày 8-7), số phận ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT), ông Trương Minh Tuấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT&TT) vẫn đang chờ Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét quyết định hình thức kỷ luật. Trong diễn biến trước đó, ngày 2-6, UBKT Trung ương Đảng cộng sản đã kết luận ông Son, Tuấn vi phạm rất nghiêm trọng trong vụ MobiFone bỏ 8.900 tỉ đồng từ ngân sách mua 95% cổ phần của AVG (chủ cty này là Phạm Nhật- em trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng). “Sai phạm này đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng Công ty MobiFone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ TT&TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật”-UBKT Trung ương kết luận.
HAI ÔNG SON TUẤN QUA MẶT THỦ TƯỚNG
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 7-10-2015, ông Nguyễn Bắc Son- khi đó là Bộ trưởng Bộ TTTT đã ra quyết định thành lập tổ thẩm định dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của tổng cty Viễn thông Mobifone. Trong đó ông Son giao ông Trương Minh Tuấn- khi đó là thứ trưởng Bộ TTTT trực tiếp chỉ đạo tổ thẩm định thực hiện nhiệm vụ. Ông Phạm Đình Trọng- Vụ trưởng Vụ Quản lí doanh nghiệp- Bộ TTTT làm tổ trưởng tổ thẩm định. Từ đây ông Tuấn, ông Trọng đã kí trình, phê duyệt nhiều văn bản liên quan. Chúng tôi xin nêu một số vi phạm cụ thể của ông Son, ông Tuấn mà kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra. Theo TTCP, Bộ TTTT với vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, chịu trách nhiệm xem xét, quyết định phê duyệt Dự án đầu tư theo thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13.
Tuy nhiên, Bộ TTTT đã có nhiều vi phạm, cụ thể: Vi phạm thứ nhất, dù dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015 Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone. Việc này Bộ TTTT đã vi phạm quy định tại Điều 31, Điều 34 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13. Ngoài ra, Bộ TTTT phê duyệt Dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm: Việc này vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13. Bộ này còn chưa phê duyệt Dự án đầu tư thuộc danh mục dự án nhóm A, vi phạm quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ.
Vi phạm thứ hai, tại Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015, khi phê duyệt Dự án đầu tư không xác định cụ thể nguồn vốn đầu tư (mặc dù trước đó đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng về việc sử dụng vốn chủ sở hữu 30% tổng mức đầu tư, vốn vay tín dụng 70% tổng mức đầu tư). Tuy vậy, trên thực tế Mobifone đã sử dụng 100% vốn chủ sở hữu vào đầu tư dự án- nghĩa là số tiền từ ngân sách để trả cho phía AVG.
Vậy ai là người qua mặt Thủ tướng, theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Trương Minh Tuấn (Khi đó là Thứ trưởng Bộ TTTT) là người kí quyết định 236 trên. Tại quyết định này, về nguồn vốn ghi rõ: Vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay. Ông Tuấn cũng cho phép: “Mobifone được tiếp tục sử dụng 4 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.
Theo TTCP, 4 kênh tần số mà Bộ TTTT đã cấp cho AVG để thực hiện thí điểm “Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền” liên kết với Đài PTTH tỉnh Bình Dương (được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thực hiện thí điểm). Theo quy định Luật Tần số vô tuyến điện, 04 kênh tần số này là tài nguyên Quốc gia có giá trị thương mại cao; khi giao cho đơn vị sử dụng, khai thác phải được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để thu tiền nộp NSNN nhưng Bộ TTTT đã không thu hồi để tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng mà tại Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28-10-2015, ông Nguyễn Bắc Son- Bộ trưởng Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”, mặc dù chưa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nhưng tại Điều 3 của Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư, Bộ TTTT đã cho Mobifone tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số này là vi phạm quy định Luật Tần số vô tuyến điện; vi phạm các quy định của Bộ TTTT tại: Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 về Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz; Quyết định số 80/QĐ-BTTTT ngày 22/01/2014 về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014 – 2017.
Do không đấu giá và chưa có giám định giá trị nên không xác định được thiệt hại (theo thẩm định giá của AMAX 04 kênh tần số có giá trị là 112,32 triệu USD tương đương 2.429,9 tỷ đồng).
TTCP cho rằng giá mua 95% cổ phần AVG và hiệu quả đầu tư là 02 yếu tố trọng yếu, trong báo cáo thẩm định dự án và các văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, mặc dù Bộ TTTT còn băn khoăn, đã nhiều lần đề nghị được trợ giúp, tuy chưa được làm rõ, nhưng Bộ TTTT vẫn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, trong đó có 02 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, mặc dù trước đó đã chỉ đạo Mobifone không mua 02 khoản đầu tư ngoài ngành. (Vai trò của cả ông Son, và ông Tuấn).
Đáng chú ý tại các văn bản do ông Son gửi các bộ ngành liên quan, ông Son nêu: Bộ TTTT đã xem xét và phê duyệt dự án theo đúng các quy trình quy định với đầy đủ các nội dung cần thiết theo đúng thẩm quyền, tuân thủ đúng quy định pháp luật đối với dự án đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
BỘ TRƯỞNG TUẤN E NGẠI KHÔNG HIỆU QUẢ VẪN QUYẾT LIỆT DUYỆT DỰ ÁN
Theo tìm hiểu chúng tôi, trong văn bản gửi Bộ Công an ngày 18-12-2015 mà TTCP có nhắc đến trong KLTT, ông Trương Minh Tuấn nêu: “Mobifone đã nhiều lần đàm phán với AVG và thống nhất mức giá mua 95% cổ phần AVG là 8.898,3 tỉ. Mức giá này thấp hơn khoảng 7000 tỉ so với mức giá thẩm định và thấp hơn khoảng 300 triệu USD so với mức giá mà cty AVG định bán cho đối tác nước ngoài trước đây (700 triệu USD)…. Tuy nhiên các số liệu tính toán trong phương án kinh doanh và hiệu quả đầu tư chỉ là những giả định (dự báo) trong tương lai do đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển của thị trường và khả năng triển khai hoạt động kinh doanh của Mobifone. Do đó, nếu trong điều kiện không thuận lợi, các chỉ tiêu tính toán không đạt được như kì vọng thì hiệu quả của dự án sẽ giảm xuống và trong trường hợp xấu nhất thì có thể dự án không có hiệu quả. Do đó, nếu chỉ xét về yếu tố kinh tế đơn thuần, thì chỉ nên quyết định đầu tư khi dự án có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đối với dự án này thì ngoài yếu tố về kinh tế thì còn có yếu tố về an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa…
Đến ngày 21-12-2015, Bộ Công an có văn bản trả lời văn bản trên của ông Tuấn và đề nghị Bộ TTTT sớm triển khai dự án này vì có ý nghĩa đảm bảo an ninh chính trị tư tưởng văn hóa…
Điều lạ là, cũng ngay trong ngày 21-12-2015, ngày mà Bộ Công an trả lời văn bản của Bộ TTTT, ông Trương Minh Tuấn đã kí Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015 Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone!
(Mời đón xem Kỳ 2: VAI TRÒ PHẠM NHẬT VŨ VÀ NHÓM LỢI ÍCH BỘ 4T).
Nhà báo Nguyễn Đức
8-7-2018
Kỳ 1: HAI LÃNH ĐẠO BẮT TAY NHAU QUYẾT LIỆT PHI VỤ MUA ĐỒNG NÁT AVG
Đến hôm nay (ngày 8-7), số phận ông Nguyễn Bắc Son (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư BCSĐ, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT), ông Trương Minh Tuấn (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư BCSĐ, Bộ trưởng Bộ TT&TT) vẫn đang chờ Ban Bí thư, Bộ Chính trị xem xét quyết định hình thức kỷ luật. Trong diễn biến trước đó, ngày 2-6, UBKT Trung ương Đảng cộng sản đã kết luận ông Son, Tuấn vi phạm rất nghiêm trọng trong vụ MobiFone bỏ 8.900 tỉ đồng từ ngân sách mua 95% cổ phần của AVG (chủ cty này là Phạm Nhật- em trai tỉ phú Phạm Nhật Vượng). “Sai phạm này đã làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và quá trình cổ phần hóa của Tổng Công ty MobiFone, đến uy tín của tổ chức đảng và Bộ TT&TT, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật”-UBKT Trung ương kết luận.
HAI ÔNG SON TUẤN QUA MẶT THỦ TƯỚNG
Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 7-10-2015, ông Nguyễn Bắc Son- khi đó là Bộ trưởng Bộ TTTT đã ra quyết định thành lập tổ thẩm định dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của tổng cty Viễn thông Mobifone. Trong đó ông Son giao ông Trương Minh Tuấn- khi đó là thứ trưởng Bộ TTTT trực tiếp chỉ đạo tổ thẩm định thực hiện nhiệm vụ. Ông Phạm Đình Trọng- Vụ trưởng Vụ Quản lí doanh nghiệp- Bộ TTTT làm tổ trưởng tổ thẩm định. Từ đây ông Tuấn, ông Trọng đã kí trình, phê duyệt nhiều văn bản liên quan. Chúng tôi xin nêu một số vi phạm cụ thể của ông Son, ông Tuấn mà kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra. Theo TTCP, Bộ TTTT với vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông, chịu trách nhiệm xem xét, quyết định phê duyệt Dự án đầu tư theo thẩm quyền quy định tại điểm b Khoản 4 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13.
Tuy nhiên, Bộ TTTT đã có nhiều vi phạm, cụ thể: Vi phạm thứ nhất, dù dự án đầu tư chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, nhưng Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015 Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone. Việc này Bộ TTTT đã vi phạm quy định tại Điều 31, Điều 34 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13. Ngoài ra, Bộ TTTT phê duyệt Dự án đầu tư khi chưa phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm: Việc này vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật số 69/2014/QH13. Bộ này còn chưa phê duyệt Dự án đầu tư thuộc danh mục dự án nhóm A, vi phạm quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ.
Vi phạm thứ hai, tại Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015, khi phê duyệt Dự án đầu tư không xác định cụ thể nguồn vốn đầu tư (mặc dù trước đó đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng về việc sử dụng vốn chủ sở hữu 30% tổng mức đầu tư, vốn vay tín dụng 70% tổng mức đầu tư). Tuy vậy, trên thực tế Mobifone đã sử dụng 100% vốn chủ sở hữu vào đầu tư dự án- nghĩa là số tiền từ ngân sách để trả cho phía AVG.
Vậy ai là người qua mặt Thủ tướng, theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Trương Minh Tuấn (Khi đó là Thứ trưởng Bộ TTTT) là người kí quyết định 236 trên. Tại quyết định này, về nguồn vốn ghi rõ: Vốn tự có của doanh nghiệp và vốn vay. Ông Tuấn cũng cho phép: “Mobifone được tiếp tục sử dụng 4 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”.
Theo TTCP, 4 kênh tần số mà Bộ TTTT đã cấp cho AVG để thực hiện thí điểm “Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng kỹ thuật số và phát triển hoạt động truyền hình giải trí kỹ thuật số trả tiền” liên kết với Đài PTTH tỉnh Bình Dương (được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho thực hiện thí điểm). Theo quy định Luật Tần số vô tuyến điện, 04 kênh tần số này là tài nguyên Quốc gia có giá trị thương mại cao; khi giao cho đơn vị sử dụng, khai thác phải được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để thu tiền nộp NSNN nhưng Bộ TTTT đã không thu hồi để tổ chức đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng mà tại Văn bản số 209/BTTTT-QLDN ngày 28-10-2015, ông Nguyễn Bắc Son- Bộ trưởng Bộ TTTT đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ “cho phép Mobifone được tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số đã cấp cho AVG để phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình và viễn thông”, mặc dù chưa được Thủ tướng Chính phủ đồng ý nhưng tại Điều 3 của Quyết định số 236/QĐ-BTTTT phê duyệt dự án đầu tư, Bộ TTTT đã cho Mobifone tiếp tục sử dụng 04 kênh tần số này là vi phạm quy định Luật Tần số vô tuyến điện; vi phạm các quy định của Bộ TTTT tại: Thông tư số 26/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 về Quy hoạch sử dụng kênh tần số cho truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz; Quyết định số 80/QĐ-BTTTT ngày 22/01/2014 về Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470-806) MHz giai đoạn 2014 – 2017.
Do không đấu giá và chưa có giám định giá trị nên không xác định được thiệt hại (theo thẩm định giá của AMAX 04 kênh tần số có giá trị là 112,32 triệu USD tương đương 2.429,9 tỷ đồng).
TTCP cho rằng giá mua 95% cổ phần AVG và hiệu quả đầu tư là 02 yếu tố trọng yếu, trong báo cáo thẩm định dự án và các văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, mặc dù Bộ TTTT còn băn khoăn, đã nhiều lần đề nghị được trợ giúp, tuy chưa được làm rõ, nhưng Bộ TTTT vẫn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án và đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư, trong đó có 02 khoản đầu tư ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, mặc dù trước đó đã chỉ đạo Mobifone không mua 02 khoản đầu tư ngoài ngành. (Vai trò của cả ông Son, và ông Tuấn).
Đáng chú ý tại các văn bản do ông Son gửi các bộ ngành liên quan, ông Son nêu: Bộ TTTT đã xem xét và phê duyệt dự án theo đúng các quy trình quy định với đầy đủ các nội dung cần thiết theo đúng thẩm quyền, tuân thủ đúng quy định pháp luật đối với dự án đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
BỘ TRƯỞNG TUẤN E NGẠI KHÔNG HIỆU QUẢ VẪN QUYẾT LIỆT DUYỆT DỰ ÁN
Theo tìm hiểu chúng tôi, trong văn bản gửi Bộ Công an ngày 18-12-2015 mà TTCP có nhắc đến trong KLTT, ông Trương Minh Tuấn nêu: “Mobifone đã nhiều lần đàm phán với AVG và thống nhất mức giá mua 95% cổ phần AVG là 8.898,3 tỉ. Mức giá này thấp hơn khoảng 7000 tỉ so với mức giá thẩm định và thấp hơn khoảng 300 triệu USD so với mức giá mà cty AVG định bán cho đối tác nước ngoài trước đây (700 triệu USD)…. Tuy nhiên các số liệu tính toán trong phương án kinh doanh và hiệu quả đầu tư chỉ là những giả định (dự báo) trong tương lai do đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển của thị trường và khả năng triển khai hoạt động kinh doanh của Mobifone. Do đó, nếu trong điều kiện không thuận lợi, các chỉ tiêu tính toán không đạt được như kì vọng thì hiệu quả của dự án sẽ giảm xuống và trong trường hợp xấu nhất thì có thể dự án không có hiệu quả. Do đó, nếu chỉ xét về yếu tố kinh tế đơn thuần, thì chỉ nên quyết định đầu tư khi dự án có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, đối với dự án này thì ngoài yếu tố về kinh tế thì còn có yếu tố về an ninh chính trị, tư tưởng văn hóa…
Đến ngày 21-12-2015, Bộ Công an có văn bản trả lời văn bản trên của ông Tuấn và đề nghị Bộ TTTT sớm triển khai dự án này vì có ý nghĩa đảm bảo an ninh chính trị tư tưởng văn hóa…
Điều lạ là, cũng ngay trong ngày 21-12-2015, ngày mà Bộ Công an trả lời văn bản của Bộ TTTT, ông Trương Minh Tuấn đã kí Quyết định số 236/QĐ-BTTTT ngày 21-12-2015 Phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của Mobifone!
(Mời đón xem Kỳ 2: VAI TRÒ PHẠM NHẬT VŨ VÀ NHÓM LỢI ÍCH BỘ 4T).
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét