Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Tìm trong sử cũ: CHẤM ĐỖ CHO CON QUAN TRÊN BỊ XỬ TỘI CHẾT


Nguyễn Phan Khiêm
18-7-2018

CHẤM ĐỖ CHO CON QUAN TRÊN BỊ XỬ TỘI CHẾT

Nhân vụ Hà Giang, xem trong lịch sử khoa cử Việt Nam, có vụ án nâng điểm người xưa xử lý rất nghiêm khắc.

Đó là khoa thi Hương năm Bính Tý (1696), TS Ngô Sách Tuân (người Bắc Ninh, từng là Hữu Thị lang Bộ Lại) là Hộ khoa cấp sự trung được cử đi làm giám thị ở trường thi Thanh Hóa. Trước khi đi, Ngô Sách Tuân có đến gặp Tham tụng Lê Hy (là người Thanh Hóa).


Lê Hy nói với Sách Tuân đặc điểm quyển thi của con mình, xin Tuân “lưu ý” hộ.

Tham tụng là chức rất lớn, tương tự Thủ tướng. Vì vậy, Sách Tuân đã đưa riêng quyển thi của con Lê Hy cho khảo quan bảo phê lấy đỗ. Đề điệu Ngô Hải biết chuyện nhưng im lặng, không báo cáo lên cấp trên. Vụ việc bị Tham chính Phan Tự Cường phát giác, triều đình khép Ngô Sách Tuân vào tội giảo (thắt cổ), Ngô Hải bị bãi chức.

Người chép sử xưa còn phê rằng: “Phan Tự Cường biết hạch tội Sách Tuân mà không một lời nào đả động đến Lê Hy, thế thì so với người nịnh hót Lê Hy cũng chẳng hơn kém nhau bao nhiêu vậy. Tự Cường cũng cùng một loại với Sách Tuân mà thôi". Thi Hương nghĩa là người đỗ cao nhất cũng chỉ là Cử nhân, đủ tiêu chuẩn đi thi Hội, vậy mà bốn vị Tiến sĩ lừng danh: Lê Hy, Ngô Sách Tuân, Phan Tự Cường và Ngô Hải, bị bêu riếu muôn đời, có người bị xử tội chết. Xem thế đủ biết người xưa trọng việc chuẩn mực, nghiêm túc trong thi cử đến thế nào.
____________

Nguyễn Ngọc Quận

NHÂN VỤ KHẢO THÍ Ở HÀ GIANG…

Lão phu giở xem lại một đoạn trong luận án và chép ra đây:

"Tháng 8 năm 1841, Cao Bá Quát được cử làm Sơ khảo trường thi Thừa Thiên. Tại đây, ông cùng bạn đồng sự là Phan Nhạ thấy nhiều quyển văn của sĩ nhân khá nhưng vô ý phạm huý nên đã lén lấy bút son hoà muội đèn chữa hộ, cộng 24 quyển, sau lấy đỗ 5 quyển. Việc bại lộ, hai người đều bị bắt giam. Giám sát trường vụ là Hồ Trọng Tuấn tham hặc, bộ Lễ và viện Đô sát tra xét, nghị tội: Cao Bá Quát và Phan Nhạ phải tội xử tử, Nguyễn Văn Siêu phải tội phạt trượng, đồ (vì chứa chấp Cao Bá Quát ngủ một đêm), Chủ khảo và giám khảo bị cách chức, giáng chức. Vua Thiệu Trị xét lại, cho “bọn Quát sính ý làm càn”, nguyên không có tình tiết gì, bèn tha cho Cao Bá Quát và Phan Nhạ tội xử tử và chuyển thành giảo giam hậu (hình phạt thắt cổ nhưng chưa thi hành, giam lại đợi lệnh). Nguyễn Văn Siêu chỉ bị cách chức, tha cho tội đồ. Chủ khảo Bùi Quỹ và phó khảo Trương Tiến Sĩ bị cách chức, lưu làm việc. 5 Cử nhân có bài được sửa đều phải thi lại cả 3 kỳ và đều được lấy đỗ trở lại. Sự việc trên được Quốc sử quán triều Nguyễn ghi lại khá đầy đủ".

Vì vụ trên, CBQ bị tống giam và chịu cực hình tra tấn, may nhờ Thiệu Trị mới lên ngôi khoan hồng, ông suýt chết. Đó là chuyện thi cử và luật pháp ngày xưa; còn nay thì sao? Ta hãy chờ xem!

14 nhận xét :

  1. Hư hỏng từ lâu rồi. Còn nhơ tên ĐND vi phạm trường thi, khi làm bài mở sách xem tài liệu bị bắt quả tang. Tế mà vẫn thành thượng thư, suýt nữa thành một trong các vị 'dua' trong cái gọi là 'dua' tập thể. Thời mạt, vận nước mạt rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐND là thằng nào đó , bác Tạ ?

      Xóa
    2. ĐND tức Đào Ngọc Dung, Bí thư Trung ương Đoàn, Quay cóp trong thi cử thì cho lên Bí thư Tỉnh Yên bái, rồi về Hà Nội làm Bí thư khối các cơ quan Trung ương, tiếp theo làm Bộ trưởng Bộ lao động thương binh và xã hội. Giống như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, ĐND cũng đi lên từ phong trào Đoàn. Cán bộ phong trào, đó là cách chọn người tài của Đảng. Thích khoa môi múa mép, mà chế độ ta thế là đủ lắm rồi, cho nên phải cất nhắc lên cao keo phí công đào tạo những năm học tại chức Đại học. ĐND là con của một Bí thư huyện ủy, một tài năng phát lộ khi được là cháu rể phía vợ cựu Bí thư tỉnh Nam Hà, cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Đúng là Đảng ta toàn người tài đức cả.

      Xóa
    3. Con đường như sau: Con em các vị học dốt ở lại địa phương làm công tác đoàn xã lăng nhăng sau đó cơ cấu lên huyện đoàn học cách nịnh hót lăng xăng bưng bô thành thục rồi ít lâu sau lại cơ cấu làm PCT huyện...Đấy, cánh tay phải là như thế.

      Xóa
  2. Đó là thời xa xưa rồi. Bây giờ, ông Đào Ngọc Dung vi phạm quy chế thi thì lên Bộ trưởng vậy nên các cháu có được sủa bài thi mai mốt sẽ là lãnh đạo đất nước, là " hồng phúc của dân tộc" như bà Quyết Tâm từng nói

    Trả lờiXóa
  3. Hề hề,chẳng là cái đinh gì so với tay bộ trưởng Đào Ngọc Dung của "đảng ta".
    Nhờ người thi hộ,bị phát hiện,lập biên bản,rứa mà vẫn nhảy tót lên ghế bộ trưởng.
    Gã sửa điểm thi ở Hà Giang chỉ là học tập và làm theo tấm gương bộ trưởng Đào Ngọc Dung mà thôi

    Trả lờiXóa
  4. Hỏng từ thời tiến sỹ sau một đêm cơ. Mấy bác mới là nghiên cứu sinh, về VN phong chức Phó tiến sỹ rồi thành Tiến sỹ!!!

    Trả lờiXóa
  5. Thế mới biết XH phong kiến xưa "XHCN' thật, nói là làm.

    Trả lờiXóa
  6. XÃ HỘI PHONG KIẾN THỐI NÁT ?
    Năm Bính Ngọ 1726, triều đình buộc phải tổ chức thi lại cho các cống sĩ, tức những nho sĩ đỗ hương cống ở các xứ tại kinh đô. Vì hồi đó, phần nhiều hương cống nhờ người “gà” văn nên được đỗ một cách quá lạm. Do vậy, Ngôi Quận Công Nguyễn Công Cơ tâu việc đó lên chúa Trịnh, khi đó là Trịnh Cương, đã bắt phải thi lại. Kết quả là có 28 người đều trượt và bị giao xuống cho đình thần trị tội nặng. Năm 1775, trong kỳ đệ tứ khoa thi hội dưới thời vua Lê Hiển Tông, con trai nhà bác học nổi tiếng Lê Quý Đôn là Lê Quý Kiệt, đã đổi quyển thi cho một thí sinh khác tên Đinh Thì Trung. Khi sự việc bị phát giác, Thì Trung bị đày ra Yên Quảng, Quý Kiệt bị tước bỏ học vị cho về làm thứ dân, rồi bắt giam vào ngục cửa Đông, một thời gian sau mới được thả.

    Trong kỳ thi hương năm 1834, tiến sĩ Ngô Thế Vinh được triều đình điều về trường thi Hà Nội làm giám khảo. Do vi phạm trường quy nên ông bị cách chức, tước học vị phải về nhà dạy học. Đến đời vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 9 (1856), nhờ Tổng đốc Định An là Nguyễn Đình Tân dâng sớ cho phục chức hàm cho những người có tài năng từng bị cách chức, Ngô Thế Vinh mới được khôi phục học vị tiến sĩ.

    Theo luật lệ thời phong kiến, các quan trong ngành giáo dục dính đến gian lận thi cử có thể bị xử phạt nặng gấp nhiều lần dân thường. Nếu sửa bài thi của thí sinh cũng có thể bị xử đến án tử. Điển hình là sự việc có liên quan đến “thần Siêu, thánh Quát”, diễn ra dưới thời nhà Nguyễn, năm 1841, niên hiệu Minh Mạng thứ 21. Trong kỳ thi hương tại Trường thi Thừa Thiên, Cao Bá Quát và Phan Nhạ làm sơ khảo, ngầm lấy muội đèn làm mực chữa 24 quyển bài thi của học trò, đỗ được 5 người. Quyển thi của Trương Đăng Trinh (cháu đại thần Trương Đăng Quế) nhẽ ra bị đánh hỏng thì quan phân khảo là Nguyễn Văn Siêu nói với quan nội trường cho đỗ.

    Sự kiện này khiến dư luận bàn tán, triều đình phải vào cuộc tra xét. Các ông Quát, Nhạ bị khép tội xử tử, nhưng sau đó được tha cho đổi thành giảo giam hậu (giam được 3 năm thì thả). Nguyễn Văn Siêu bị tội đồ, phạt trượng nhưng sau xét lại chỉ cách chức. Và dù bị phạt nặng hay nhẹ, các vụ án trường thi vẫn là dạng “án điểm”, các triều đình phong kiến hết sức phòng ngừa và khi phát giác sẽ xử lý rất nghiêm.(http://baobinhphuoc.com.vn/Content/thi-cu-thoi-xua-41559)

    Trả lờiXóa
  7. Năm Ất Tỵ 1772, Lê Qúi Đôn làm chủ khảo thí và đã âm mưu đánh tráo quyển thi giữa con trai là Lê Qúi Kiệt và học trò của ̀ông là Đinh Thời Trung để cho Kiệt đỗ cao hơn, Việc bị phát giác,Lê Qúi Đôn bị cách chức, Kiệt bị đưổi về làm thứ dân, Thời Trung bị đi đày.
    Mãi sau Lê Qúi Đôn mới được phục chức

    Trả lờiXóa
  8. Đính chính:
    Đúng ra Lê quí Đôn làm chủ khảo năm Ất Mùi 1775.

    Trả lờiXóa
  9. Thời phong kiến , thời XHCN chuyện gian lận thi cử đều có ...và thời PK xem ra còn nghiêm minh hơn .Vậy cớ sao các người CS lại nói " Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử dân tộc " ???

    Trả lờiXóa
  10. Ngày xưa, luật vua ban ra, chỉ có vua có thể sửa, cho nên nghiêm minh, bây giờ luật là thứ xa xỉ, Công an hối lộ, bệnh viện hối lộ, quan chức liên quan đến thủ tục hồ sơ nào cũng đòi ăn tiến cả thì nghiêm sao được. Tỉnh nào cũng là vùng trời riêng thì nghiêm sao được.

    Trả lờiXóa