Quốc Toản
MỘT BÀI THƠ KHÔNG CÓ TÊN TÁC GIẢ
(Đây là lần thứ hai, tôi lên tiếng)
Vào Quảng Trị, đến bên dòng Thạch Hãn, nơi hàng năm vào tháng Bảy, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức đêm hoa đăng, tưởng nhớ và tri ân những người lính hy sinh bên thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ bắt gặp bốn câu thơ khắc lên bia đá đầy xúc động này:
Đò lên Thạch Hãn xin… chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
MỘT BÀI THƠ KHÔNG CÓ TÊN TÁC GIẢ
(Đây là lần thứ hai, tôi lên tiếng)
Vào Quảng Trị, đến bên dòng Thạch Hãn, nơi hàng năm vào tháng Bảy, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức đêm hoa đăng, tưởng nhớ và tri ân những người lính hy sinh bên thành cổ Quảng Trị, chúng ta sẽ bắt gặp bốn câu thơ khắc lên bia đá đầy xúc động này:
Đò lên Thạch Hãn xin… chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Bốn câu tứ tuyệt ấy không có tên tác giả. Nhưng rất nhiều, rất nhiều người biết tác giả đó là ai. Nhưng, lại nhưng... không thể không ghi tên anh: Nhà thơ Lê Bá Dương, Cựu chiến binh thành cổ Quảng Trị.
.
Tại sao, chính quyền Quảng Trị không ghi tên anh vào tấm bia?. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà thơ Lê Bá Dương nói rằng, về chuyện không ghi tên tác giả, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại cả nước gọi hỏi, bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí bày tỏ sự bức xúc về tác quyền. Thực tế chuyện này tôi cũng đã có lần được một lãnh đạo địa phương “hỏi” rằng: Thơ anh đã thành thơ của nhân dân nên không đề tên tác giả có được không? Cũng chẳng biết nói sao với câu hỏi như khẳng định này, tôi trả lời như thế này: Thứ nhất, thơ tôi được người dân nhớ, chứ không thể gọi là thơ của nhân dân được. Còn việc nên hay không nên đề tên tác giả, theo tôi các anh thử nghĩ xem, nếu đề tên tôi dưới bài thơ của tôi mà thêm một người yêu Quảng Trị thì nên để, còn nếu vì để tên tôi mà làm giảm bớt một hay nhiều người yêu Quảng Trị thì dĩ nhiên không nên để làm gì...
Lê Bá Dương nói vậy là biểu thị sự khiêm tốn, bởi anh viết bài thơ chỉ để tri ân và dành tặng đồng đội đã ngã xuống, chứ đâu nghĩ để khắc lên bia đá. Nhưng chính quyền không ghi tên anh lại là chuyện không thể chấp nhận. Tôi chưa thấy ở đâu khắc văn thơ lên bia mà không có tên tác giả. Trường hợp khuyết danh, người ta cũng phải ghi hai chữ đó vào. Tôi giả sử, các ông khắc thơ Cụ Hồ lên bia đá, có ông nào dám không ghi tên Cụ không, hay lại bảo thơ của Cụ đã trở thành thơ của nhân dân thì không cần ghi tên? Tôi coi đó là sự nhập nhèm về tác quyền, và lớn hơn là về lịch sử. Ngay chuyện chiếc xe tăng 390 húc đổ công Dinh Độc lập ngày 30-4-1975, người trong cuộc còn "đổi trắng thay đen" , thì rồi, thế hệ sau, con cháu chúng ta sẽ nghĩ sai, hiểu sai thế hệ cha anh đi trước. Điều ấy không thể chấp nhận được.
Tỉnh Quảng Trị cần phải ghi tên tác giả vào tấm bia này. Không thể coi đó là thơ của nhân dân được.
Quốc Toản
Nhà văn - Cựu chiến binh.
_______________
Lê Bá Dương
Trước "sự cố" bài thơ bị đục tên tác giả đi quá xa, làm tổn thương đến tình cảm của đồng bào, đồng đội cả nước, đặc biệt là của đồng bào đồng đội Quảng Trị, tôi đã có thư gửi UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu hoàn trả lại tên tác giả. Riêng bia thơ bờ Nam, ngoài việc để tên, còn phải tạc lại chính xác từng câu, chữ bài thơ.
Hiện tại, tôi đang chờ động thái của sở văn hóa thể thao du lịchQuảng Trị . Riêng thị xã Quảng Trị, đồng chí Văn Viết Lãm, chủ tịch thị xã Quảng Trị khi trực tiếp làm việc với tôi đã khẳng định dứt khoát sẽ thực hiện theo đúng luật quyền tác giả, tác phẩm, đặc biệt là tôn trọng tình cảm của tác giả với đồng bào đồng đội.
Thơ có tác giả sờ sờ ra đấy thì nhất định không ghi tên . Lại có trường hợp câu thơ của ông Thanh Tịnh , từ khi tác giả của nó còn sống sờ sờ ra đấy thì lại cố tuyên truyền phổ biến gắn với tên người khác ,cố tình chơi bài râu ô nọ cắm cằm b kia .
Trả lờiXóaNếu LBD là người Quảng Trị thì ghi rồi!
Trả lờiXóaSử dụng các tác phẩm nghệ thuật - văn hóa ( nói chung ) đều phải ghi tên tác giả . " Tác quyền " rõ ràng như một chân lý vậy . Vậy tại sao họ cố tình không ghi tên nhà thơ Lê Bá Dương - tác giả của 4 câu thơ " tuyệt tác " này ? Đó là vì : Thói ghen ăn tức ở , trâu buộc ghét trâu ăn , con gà tức nhau tiếng gáy ... không thich người khác hơn mình , tư duy ấy đã ăn sâu bén rễ trong đầu óc tiểu nông . Họ e sợ khắc tên tác giả thì ai ai cũng biết đến tên Lê Bá Dương ( thì sao nào ? ) và tên anh sẽ trường tồn cùng cùng 4 câu tứ tuyệt của anh . Họ không thích . Đơn giản vậy thôi .
Trả lờiXóaKhông rõ tên tác giả còn phải ghi là tác giả khuyết danh . Đàng này có tác giả tên tuổi rành rành lại không đề tên ? Tác giả có quyền kiện về quyền sở hữu trí tuệ !
Trả lờiXóaKhông ghi tên tác giá thì tấm bia đó vô nghĩa, không chính danh chỉ là "một hòn đá có chữ"; thậm chí giống như chữ của bọn trẻ con tự viết bậy tên mình trên các di tích mà chúng ta thường thấy.
Trả lờiXóaKhông ghi tên tác giả là còn may, đã có trường hợp thơ ông này cắm mồm ông kia nữa là!
Trả lờiXóalập lờ đánh lộn con đen, vài ba chục năm sau đề tên tác giả khác ai biết.
Để rồi xem , họ sẽ phải khắc tên tác giả hay vì tự ái , nóng mặt , tức tối...sẽ chọn phương án bỏ bia sử dụng thơ của tác giả Lê Bá Dương để thay bằng một vật thể khác ? Dễ thế lắm .
Trả lờiXóaHọ đang chờ quốc su giáng bút để thay bia này chăng?
XóaÔng Bộ trưởng Bộ VHTTDL là người trong nớ mà,tại răng lại để ra ri mãi hè? Mong ôông ngó qua tí và có ý kiến chỉ đạo cấp dưới mần răng cho đúng với thông lệ từ trươc tới nay,người ta răng mình rứa ông nờ
Trả lờiXóa