Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

NỮ DOANH NHÂN LÊ HOÀI ANH VIẾT TƯỞNG NIỆM CHA


26 - 7 - 2018, lúc 21:13

Ngày mai 27/7 tôi nhớ bố tôi . Một thương binh hạng nặng ( bị thương 2 lần trong khi làm nhiệm vụ) trong 2 cuộc chiến tranh của dân tộc.

Năm 1972 khi tôi 6 tuổi , bố tôi đi B vận tải lương thực súng đạn tiếp tế cho chiến trường, đêm hôm đó bố đạp xe về nơi mẹ con tôi sơ tán cách Hà Nội 40 cây số mang mấy hộp sữa vài phong lương khô tiêu chuẩn đi B của bố dành dụm cho chị em tôi, tranh thủ gánh cho mẹ con tôi vài gánh nước đổ vào bể . Trong lúc mẹ loay hoay nấu cơm bố dắt tôi đi bộ trên bờ đê một đoạn dặn dò tôi . Con ơi bố đi kỳ này vô chiến trường ác liệt có thể sẽ không về , có thể bố sẽ hy sinh con ạ , con ở nhà hứa là sẽ chăm sóc mẹ, nếu mẹ lấy chồng khác con không được ngăn nhé, hãy giúp mẹ chăm sóc em nha con . Con của bố hãy học thật giỏi nhé, để giúp mẹ giúp em. Tôi khóc , ôm bố và nói bố ơi thôi bố đừng đi bố trốn đi tại sao bố biết là có thể chết mà bố vẫn đi. Con cần bố, em cần bố , mẹ cần bố . Bố tôi chảy nước mắt ôm tôi và nói. Bố cần phải đi để có một ngày đất nước mình sẽ thống nhất , các em bé sẽ được đến trường , không còn các em bé bị chết vì bom đạn nữa. 

Khi đất nước thống nhất mọi người sẽ cùng nhau xây dựng đất nước giàu và đẹp khi ấy nhà nhà sẽ ấm no hạnh phúc. Trẻ em sẽ được đến trường, người ốm đau sẽ được chữa bệnh ... ai cũng vui , hạnh phúc. Bố là đàn ông bố đi để bảo vệ đất nước trong đó có gia đình mình và các con. Hoài Anh không khóc nữa cười lên nhé để bố an lòng.

Bố tôi ra đi và một tháng sau mẹ nhận được tin bố bị thương chuyển từ Thanh Hoá ra. Bố tôi bị sức ép bom ảnh hưởng tới tim nặng và hai mảnh đạn bom bi nằm ở bắp tay và đùi. Bố tôi được chuyển về điều trị và sau khi hồi phục thì làm việc tại tổng cục đường sắt. Năm 1979 bố tôi lại bị thương nhẹ một lần nữa khi được huy động vận chuyển súng đạn lên chiến trường phía Bắc chống giặc Tàu.

Những vết thương ảnh hưởng đến tim đã làm cho bố tôi mất rất sớm khi bố tôi 59 tuổi vào năm 1999 và phải trải qua hai lần phẫu thuật tim.

Những năm gần đây khi thấy những tiêu cực của xã hội, của đất nước chúng ta , thấy những cảnh các em bé Việt Nam vẫn cơm không có thịt, bữa đói bữa no, đu dây vượt suối ngồi trong túi ni lông vượt suối , rồi những em bé không được đến trường, những bệnh viện quá tải với một giường bệnh ba bốn bệnh nhân ... môi trường sống không được bảo vệ , rồi lại nhìn những biệt phủ nguy nga tráng lệ của những kẻ tham nhũng, bán rẻ sinh mạng của đồng bào mình, tiếp tay cho việc cướp đất của dân, huỷ hoại môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự an nguy của đất nước đến đời sống của người dân mà chỉ bị kỷ luật cảnh cáo khi về hưu.

Còn tàu chiến của nước lạ cứ rập rình ngoài biển đảo, các hòn đảo chúng chiếm giữ của nước ta phi pháp thì chúng liên tục bồi đắp xây dựng phi trường quân sự, trang bị Vũ khí hạng nặng. Chúng còn có những yêu sách không thể chấp nhận được mà chấp nhận thì mất biển đảo mất nước.

Luật an ninh mạng đã được thông qua, có hiệu lực vào tháng 1/2019 thế là tiếng nói phản ánh, phản kháng, tiếng kêu cứu trước những bất công của xã hội cũng sẽ bị bịt miệng. Rồi tháng 10 này luật đặc khu sẽ được Thông qua với những điều khoản bất lợi cho đất nước, cho ngựời dân. Liệu đó có phải là nhượng địa cho nước ngoài để trả nợ không ? Tôi trăn trở lắm, tôi đau đớn, mất ngủ triền miên, trái tim tội nghiệp của tôi cứ bị bóp nghẹn suốt.

Ngày mai. ngày kỉ niệm biết ơn và tôn vinh những liệt sĩ , những thương binh, những người lính , những người đã hy sinh xương máu chiến đấu giành độc lập tự do cho đất nước, họ mong mỏi đời sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Họ mong hoà bình cho đất nước họ đã sẵn sàng hy sinh vì nền tự do, dân chủ của đất nước của nhân dân Việt Nam.

Viết những dòng này tôi rất xúc động nhớ những hy sinh của ông cha mình và không muốn rằng những sự hy sinh ấy, xương máu ấy vì đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam là lãng phí và vô ích .

P/s: Tôi vừa đặt mua 100 cuốn sách Gạc mà vòng tròn bất tử như một lời tri ân nhỏ dành cho những người chiến sĩ đã chiến đấu, đã hy sinh cho từng tấc đất của Tổ Quốc mình.

Biển đảo của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn. Tôi tin vậy. Không kẻ xâm lược và bọn bán nước nào mà không bị lòng yêu nước thương nòi của chúng ta chiến thắng. Hãy nhớ rằng dân tộc Việt Nam ta chưa bao giờ khuất phục chưa bao giờ thua cuộc trước bất cứ kẻ thù nào, nhất là kẻ thù từ Phương Bắc.

Tôi xin trân trọng tặng những cuốn sách này tới tay các bạn nào quan tâm và mong sở hữu sách. Tôi xin phép tặng luôn tiền cước gửi tới tận tay các bạn nhé dù các bạn ở nước nào. Hãy cmt vào STT này cho tôi số đt tôi sẽ liên lạc xin lấy địa chỉ để gửi sách tới tận tay các bạn.
 

7 nhận xét :

  1. Cậu của tôi là một người học rất giỏi.
    Khi còn trẻ,ông đã từ bỏ đại học bách khoa HN để vào Nam "giải phóng nhân dân đang ngày đêm rên siết dưới gót giày Mỹ,Nguỵ" theo sự xúi giục của đảng.
    Ông cũng bị thương trong cuộc chiến đó.
    Nhiều năm sau cuộc chiến,khi nhận ra mình đã đảng lừa đảo,xúi giục mà hi sinh tuổi trẻ,xương máu,tương lai để cho đảng cướp được quyền "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" rồi ra sức vơ vét,ông nhờ con trai mua cho một quyển "Bên thắng cuộc" của Huy Đức rồi photo ra thành nhiều bản,phát cho mỗi cựu chiến binh trong huyện một quyển.
    Tiếc rằng,ông vừa mới mất,không được nhìn thấy cảnh đất nước thoát được ách thống trị của những kẻ lừa đảo.

    Trả lờiXóa
  2. sao chúng không đưa các đoàn lên thăm viếng nghĩa trang các liệt sỹ hy sinh ở phía bắc mà năm nào cũng đưa vào nghĩa trang trường sơn để khơi dậy lòng yêu nước

    Trả lờiXóa
  3. NGUYỄN ĐẮC ANH, SĐT: 0905 420 661, tôi xin 1 quyển ạ. Cảm ơn trước.

    Trả lờiXóa
  4. Xin cho tôi 1 cuốn. Thanks. 0908.020.555

    Trả lờiXóa
  5. Tôi muốn có một cuốn có chữ ký tặng của bạn vì sự cảm nhận sâu sắc về cuộc chiến qua hình ảnh người cha đáng kính . Giá tuổi trẻ cảm nhận được như bạn tôi chắc họ sẽ lựa chọn đúng cho tương lai
    ĐT 0966272270

    Trả lờiXóa
  6. Xin cảm phục tấm lòng của chị Lê Hoài Anh. Ước gì đất nước này có được nhiều người như chị.

    Trả lờiXóa
  7. Lê Hoài Anh viết: "Viết những dòng này tôi rất xúc động nhớ những hy sinh của ông cha mình và không muốn rằng những sự hy sinh ấy, xương máu ấy vì đất nước Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam là lãng phí và vô ích ."
    Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng có đi lính, có chiến đấu ngày nào cho Quê Hương như Ba của Lê Hoài Anh ngày nào đâu mà biết được nỗi đau của Lê Hoài Anh...
    TBT là Tiến sĩ "lí luận" : đang xây dựng CNXH kiểu Nguyễn Phú Trọng 100 năm nữa cũng chưa thấy kết qủa XHCN (lời của Trọng): kết qủa đang đạt được: Thằng giàu, giàu đỗ vách...Thằng nghèo, nghèo rách mồng tơi..: Đây là cái Quốc Nạn... Chỉ còn chờ ngày Việt nam là một tỉnh của Tàu Cộng.

    Trả lờiXóa