Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

NGHỆ SĨ NHÂN DÂN & NGHỆ SĨ CỦA NHÂN DÂN

Nữ Nghệ sĩ Út Bạch Lan 

Nghệ sỹ Nhân dân & Nghệ sỹ của Nhân dân!

Phan Thanh Sơn Nam
06-7-2018


Mùa xét danh hiệu NSND năm nay vẫn tiếp tục vắng bóng những tượng đài trong lòng người hâm mộ, và 2 nghệ sỹ tài danh bậc nhất của làng cải lương nam bộ là NS Minh Vương, NS Thanh Tuấn đã ngậm ngùi bị loại khỏi danh sách vì không đạt đủ số phiếu bầu của Hội đồng:):):) Trong khi đó, lại tiếp tục có thêm những NSND mà Nhân dân gần như không biết họ là ai và Nhân dân cũng không có nhu cầu xem họ ca diễn:):):) Càng buồn hơn khi ông Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng lạnh lùng thản nhiên nói, rằng ông cảm thấy không có gì phải tiếc nuối cả:):):) Cơ chế xin cho ban phát danh hiệu, nên ông ấy nghĩ rằng không cần phải nói vài câu đưa đẩy để lấy lòng thiên hạ, rằng ông thấy tài năng của 2 nghệ sỹ này thật xứng đáng, rằng bản thân ông cũng muốn họ được danh hiệu này, rằng ông cảm thấy thật tiếc vì không thể làm trái quy định của nhà nước:):):) Nghệ sỹ thường dễ bị tổn thương, lựa lời mà nói vài câu cho đẹp lòng nhau khó đến thế ư:):):)

Lý do được công bố thật đơn giản, ứng viên bị loại vì không đủ số phiếu bầu của Hội đồng, mà quyết định của Hội đồng là tối cao:):):) Vì bỏ phiếu kín nên chẳng ai biết được vài người không đồng ý là ai, nhưng mình nghĩ rằng những vị này chắc chắn không hiểu được cái hồn của cải lương nam bộ:):):) Bởi nếu họ hiểu, họ phải biết rằng kể từ cái ngày NS Minh Vương đạt giải Khôi nguyên vọng cổ 1964 đến nay, hơn 50 năm qua, tên tuổi của ông vẫn sống mãi trong lòng giới mộ điệu:):):) Nếu họ hiểu, họ phải biết đến giọng ca điêu luyện vô đối của NS Thanh Tuấn, mà suốt mấy chục năm qua, nhiều thế hệ nghệ sỹ đã và đang cố gắng học theo phong cách ca diễn của ông với mong muốn được khán giả yêu thương, như khán giả đã và đang yêu thương ông vậy:):):) Và nếu họ hiểu, họ phải biết rằng có những người hâm mộ đã thuộc nằm lòng những vai diễn, thuộc nằm lòng những lời ca tiếng hát mà 2 nghệ sỹ này đã cống hiến cho đời hơn 50 năm qua:):):)

Có lẽ làm mình buồn nhất là trường hợp cố NS Út Bạch Lan không được nhà nước trao tặng danh hiệu NSND:):):) Gần 70 năm gắn bó với sân khấu, bà là nữ nghệ sĩ được giới mộ điệu tặng nhiều danh xưng nhất, như "Bức trường thành vọng cổ", "Nữ hoàng vọng cổ", "Đệ nhất đào thương", "Sầu nữ Út Bạch Lan", "Sầu nữ liêu trai", "Vương nữ sương chiều", mà có lần bà nói bà thích được gọi là “Sầu nữ”:):):) Khá nhiều nghệ sỹ tài danh cũng chịu ảnh hưởng bởi phong cách ca diễn của bà:):):) Đặc biệt, trong khi nhiều giọng ca vàng một thời oanh liệt đã bị thời gian tàn phá, thì ở độ tuổi 80, giọng ca của bà vẫn ngọt ngào nghe như rót mật vào tai:):):) Trăm năm sâu khấu cải lương nam bộ mới may mắn có được 1 huyền thoại như bà, và chắc gì trăm năm sau lại xuất hiện được 1 nghệ sỹ thứ hai như bà:):):) Nếu người ta hiểu được cái hồn của cải lương nam bộ, người ta phải mang cái bằng chứng nhận NSND lại tận nhà bà mà kính cẩn trao tặng cho bà:):):)

Cái lý do người ta hay đưa ra, là những nghệ sỹ này không chịu đi thi để có đủ số huy chương:):):) Cho mình hỏi 1 câu, vậy chứ giả sử như NS Út Bạch Lan, NS Minh Vương, NS Thanh Tuấn mà đi thi, thì ai là người có đủ trình độ để chấm thi cho họ?

Có nhiều chuyện không rõ ràng lắm, nên cách dễ dàng nhất là cứ bảo không đủ phiếu của Hội đồng:):):) Mấy chục năm về trước, vẫn có những NS tài danh không có đủ số huy chương mà vẫn được nhà nước trao tặng danh hiệu NSND:):):) Hay gần đây nhất, các NS Lệ Thuỷ, NS Bạch Tuyết, NS Ngọc Giàu, NS Kim Cương không đủ số huy chương mà vẫn là NSND:):):) Người hâm mộ có quyền đặt câu hỏi tại sao lại có những đợt xét thì có đặc cách cho trường hợp không có huy chương, còn có những đợt xét thì bảo là không có quy định cho đặc cách như vậy:):):) Ngay cả bên Hội đồng GS Nhà nước, chức danh GS gắn liền với vị trí công việc, mà vẫn có quy định đặc cách cho những trường hợp đặc biệt, và thực tế đã có những người không đủ tiêu chuẩn cứng vẫn được đặc cách để đạt tiêu chuẩn GS, mà họ hoàn toàn xứng đáng:):):) Vậy thì tiếc làm gì vài cái bằng chứng nhận NSND cho những nghệ sỹ xứng đáng hơn cả những người đang là NSND:):):)

Nếu mọi chuyện đều cứng nhắc theo từng câu chữ trong quy định, thì chỉ cần 1 cô thư ký cùng với 1 cái máy tính là xong, cần gì phải có thêm những người học cao hiểu rộng ngồi đó, rồi cuối cùng cũng bảo là phải theo đúng quy định:):):)

Có những NS Nhân dân và có những NS của Nhân dân:):):) Hơn 20 năm trước thời còn là sinh viên, có lần theo đoàn từ thiện của Sầu nữ Út Bạch Lan xuống Trà Vinh, mình lặng lẽ đứng ngắm bà ngồi bệt xuống trang điểm ở 1 góc chùa, thấy thật thương cái lưng cong cong lọt giữa rất nhiều đồ đạc linh tinh:):):) Chừng nửa tiếng sau, bà xuất hiện thật lung linh trên sân khấu dựng tạm bên chùa giữa những tiếng reo hò của bà con mình:):):) Đàn rao vài câu, tiếng ồn ào náo nhiệt vẫn chưa dứt, nhưng khi bà vừa cất lên tiếng ca đầu tiên, mọi âm thanh đều phải nhường lại cho tiếng ca nức nở của bà:):):) Sáng hôm sau phát quà từ thiện, có nhiều người dân quê chạy lại, chen chúc nhau chỉ để được ôm bà 1 cái:):):) Sau đó, nhiều người lại muốn được nghe bà ca thêm lần nữa, và tiếng ca nức nở của bà lại ngân lên, không cần âm thanh, không đàn không trống, bà con mình chỉ cần tiếng ca của bà thôi:):):) Có mấy NSND được Nhân dân yêu thương như bà:):):)

Người lạ ơi, xin đừng quên có những danh hiệu mang lại uy tín cho người được trao, và cũng có những danh hiệu có uy tín là nhờ được trao cho đúng người:):):)

.

7 nhận xét :

  1. Sơn Nam viết đúng NS Út Bạch Lan, còn ông MV và TT dân nam bộ quá rõ 2 ông này, từ em GĐ Bốn tặng nhà phải hầu toà đến em chủ KS TV khóc hận.Gia đình ly tán bởi 2 ông nầy, vô google gõ biết liền, nên hội đồng không xét là đúng còn lý do là tế nhị thôi.
    Người miền Tây.

    Trả lờiXóa
  2. Những nghệ sĩ không phải NSND, NSƯT được/bị hiểu là
    - Nghệ sĩ không phải nhân dân (phản động)?
    - Nghệ sĩ không ưu tú (bết bác)?
    Danh với chả hiệu!

    Trả lờiXóa
  3. Ơ VN cái gì mà không phải mua...,ai cũng hiểu mà không ai muốn nói.

    Trả lờiXóa
  4. Nên đặt tên là nghệ sĩ nhân đảng cho chính xác.

    Trả lờiXóa
  5. Danh hiệu, chức vị và giải thưởng

    Những giá trị này nên hiểu một cách tương đối với thời gian. Dường như đối với VN khi đã được phong tặng danh hiệu gì đó thì có nghĩa là thuộc về ngôi vị trọn ... đời. Thật ra, ngoài trừ những gì thuộc về tâm linh hoặc vô hình có nghĩa trường tồn bất biến, còn xã hội loài người hiếm có nơi nào trên thế giới mà người ta bằng lòng "một lần cho tất cả". Khôi Nguyên Nobel Văn Chương luôn kèm theo vào năm nào. TT Hoa Kỳ Bush hay Clinton trên báo chí hiện nay luôn được viết là fomer President, nguyên TT. Ngay cả những nghề nghiệp chuyên môn như kỹ sư bác sĩ giáo sư dạy học cũng thường xuyên phải tu nghiệp để cập nhật hóa kiến thức. Đặc biệt khi một người đã về hưu - retire thì mặc nhiên mọi người (và cá nhân người đó) tự hiểu rằng tất cả hoạt động và quyền hạn trước của họ đều đã thuộc về quá khứ.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi dám chắc bà Út Bạch Lan không quan tâm đến những chuyện này, chuyện cho thấy nghệ thuật cũng chỉ là hầu hạ, phục tùng thì được khen, phục tùng kém thì bị lờ đi, bất phục tùng thì bị vô hiệu hóa hay tù tội. Xin hiểu "phục tùng" theo nghĩa rộng nhất (ví dụ làm đơn xin ban danh hiệu...). Không nên bức xúc làm gì, thưa bác Phan Thanh Sơn Nam và các bác cùng ý nghĩ. Dù chuyện đó cũng là một nỗi đau và nhục, của những nghệ sỹ đích thực và dân thường lương thiện...

    Trả lờiXóa
  7. Chả cần nghệ thuật gì cao siêu ; Cứ theo nghiệp làm " hề " nhố nhăng là dễ nổi tiếng nhất vì rằng thì là , người biết thưởng thức nghệ thuật thì ít nhưng thích cười thì nhiều ; Dân ta vốn ... dễ cười .
    Cứ xem mấy chú hề được phong NSND cũng đủ ...cười ra nước mắt .
    Hãy là những nghệ sỹ thực sự của nhân dân , được nhân dân quý trọng tài năng và yêu mến ; Vậy là qúa đủ , hà cớ gì cần cái danh hão ?!

    Trả lờiXóa