Thứ Năm, 14 tháng 6, 2018

TS HỒ BẤT KHUẤT MUỐN ĐỐI THOẠI VỚI ĐBQH LƯU BÌNH NHƯỠNG


Hồ Bất Khuất

KÍNH GỬI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI LƯU BÌNH NHƯỠNG

Từ trước đến nay, tôi kính trọng ông. Trong hiểu biết của tôi, ông xứng đáng là một đại biểu Quốc hội - chức danh lớn nhất do nhân dân bầu nên. Song, sau khi Luật Anh ninh mạng được thông qua, ông trả lời phỏng vấn báo chí; ông nói là ông vẫn băn khoăn nhưng vẫn ấn nút đống ý cho Luật này được thông qua. Tôi thấy rất đáng tiếc. Không chỉ đáng tiếc cho Quốc hội nói chung, mà còn đáng tiếc cho riêng ông - một người rất có tâm và có tầm. Vậy ông có vui lòng đối thoại với tôi không?! Tôi - Hồ Bất Khuất, nhà báo, nhà giáo, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An, số điện thoại: 0949526218. Tôi hi vọng, với trí tuệ và bản lĩnh của ông - ông nhận lời trò chuyện với tôi.

*Ông Hồ Bất Khuất là Tiến sĩ, Nhà báo, Nhà văn, giảng viên báo chí. (Tễu blog chú thích).
----------------

Trần Tuấn

ĐÂU CHỈ BUỒN VÌ ĐẠI BIỂU LƯU BÌNH NHƯỠNG! NHƯNG.. VẪN KHÔNG NGUÔI HY VỌNG!

Tôi rất chia sẻ tâm tư bài viết của anh Hồ Bất Khuất về phát biểu của đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng với luật An Ninh Mạng! Đánh giá của nhà báo Hồ Bất Khuất là đúng, và tôi muốn nói thêm rằng, gần đây với đại biểu này, không chỉ với luật an ninh mạng đâu nhé!

KHÔNG CHỈ MŨ NI CHE TAI, MÀ CÒN "ĐI NGƯỢC" LỢI ÍCH CỘNG ĐỒNG!

Bởi mới sáng thứ bảy tuần trước, tôi nghe trực tiếp phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tại một cuộc họp của ủy ban các vấn đề xã hội về dự luật kiểm soát tác hại của rượu bia do Bộ Y tế đưa ra. Một dự luật được Bộ Y tế chuẩn bị theo tôi là tốt, rất khoa học , rất nhân văn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tế đất nước, có đủ bằng chứng trong nước và quốc tế để thuyết phục chính phủ và Quốc hội sớm đưa vào thực thi chế tài: Hạn chế nghiêm ngặt quảng cáo, giới hạn giờ bán và điểm bán, tăng mức phạt vi phạm và tăng thuế đánh vào "tội lỗi" của rượu bia gây ra và chuyển số tiền có được vào quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng dành cho hoat động y tế dự phòng... Toàn những cái lợi hiển nhiên cho toàn thể xã hội, nhiều nước đã làm thành công từ nhiều năm nay, nhưng lại đang bị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính "ngáng đường".

Bất bình trước các phát biểu của đại diện Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính tại cuộc họp này (có thể nói họ đã "bịt tai bịt mắt" trước bản thuyết trình của Bộ Y tế, và cố "nói lấy được" dù lời nói hiển nhiên đi ngược với khoa học quản lý xã hội phát triển bền vững!), nhưng tôi không ngạc nhiên! Bởi đã nghe lập luận kiểu này từ đại diện của hiệp hội rượu bia-nước giải khát và doanh nghiệp bia Heineken tại một cuộc họp cuối tháng 5 do Bộ Y tế tổ chức! Và cũng bởi từ kinh nghiệm quốc tế, mối "liên hệ lợi ích" giữa ngành công nghiệp rượu-bia-nước giải khát với hai bộ này là thường thấy thể hiện mạnh mẽ ở những nước có điểm chung "buông lỏng" kiểm soát tệ tham nhũng chính sách!

Nhưng tôi vẫn tự lên men hy vọng Bộ Y tế sẽ vượt qua "kẻ ngáng đường", khi dự luật được đưa ra thăm dò ý kiến ở mức độ khu trú trong cuộc họp của ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội! Sở dĩ có hy vọng như thế, vì kinh nghiệm trước đây với vấn đề luật phòng chống tác hại thuốc lá, luật bảo hiểm y tế sửa đổi, luật trẻ em sửa đổi, rồi vấn đề cấm amiang..., Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội nói chung và cá nhân đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, luôn có những ủng hộ nghiêng về phía bảo vệ lợi ích cộng đồng!

Nhưng lần này, không còn thế nữa!

Tôi đã thực sự thất vọng trước phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng: Không có được sự ủng hộ Bộ Y tế nhờ sự nhận thức khách quan vì dân như tôi vẫn trông chờ ở anh, mà còn tệ hơn thế, phát biểu của anh chuyển sang “đồng hướng” với phát biểu của các vị đại diện hai bộ Công Thương và Tài Chính!

Đó là thứ tư tưởng đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích sức khỏe cộng đồng, dù biết rằng, loai doanh nghiệp đó, loại công nghiệp đó, có lợi ích phát triển mâu thuẫn hiển nhiên với lợi ích sức khỏe công cộng! Càng phát triển, càng "ăn nên làm ra" thì gánh nặng bệnh tật càng tăng trong cộng đồng, tốn phí chữa chạy càng leo thang, chắc chắn mất rất nhiều cho cả người tiêu dùng và xã hội nói chung! Lợi bất cập hai!

Đó là thứ tư tưởng “mũ ni che tai” trước bằng chứng khoa học, trước nền tảng đạo đức xã hội, che dấu bằng những lời nói lấp lững thường chỉ thấy ở các doanh nghiệp “phi nhân bản” khi đứng trước sự gia tăng kiểm soát của nhà nước và xã hội: "cần có bằng chứng". " cấm cũng không được", hãy “ nhân văn hơn”, nên "đẩy mạnh giáo dục” nên “tập trung mục tiêu hạn chế lạm dụng", .. Chúng là những xảo ngôn cốt làm méo mó nội dung luật, phá vỡ kết cấu khoa học và tính đồng nhất khiến luật “ghi vậy mà không phải vậy”, chúng gây hoang mang ở những kẻ lười biếng đọc tài liệu, và làm chậm tiến trình ra luật, càng lùi càng hay! Một loại thỏa hiệp tinh vi có định hướng cho cái hại dân tồn tại!

GIỜ LÀ PHỔ BIẾN: MŨ NI CHE TAI BIỂU QUYẾT THEO SỐ ĐÔNG!

Nhưng tôi còn ngộ ra một sự thật nữa từ cuộc họp hôm đó!

Khu trú nội trong Ủy ban các Vấn đề Xã hội của quốc hội (khoảng không dưới 25 đại biểu có mặt, trong đó có cả đại biểu gốc từ y tế)! Họ ngồi nghe, yên lặng trước những mâu thuẫn chéo ngoeo giữa trình bày của Bộ Y tế và ý kiến từ hai bộ Công thương, Tài chính!

Chả cần phải mất thêm thời gian nghiên cứu tài liệu của Bộ Y tế làm gì, chỉ cần giữ đúng vai trò của một người mẹ, người cha, người ông người bà trong gia đình, không vô tâm trước thực tế tiêu thụ rượu bia và quảng cáo rượu bia cả trên truyền thông lề phải và thực tế xã hội, không vô tâm với gánh nặng chị phí chăm sóc y tế của các bệnh liên quan tới rượu bia, liên hệ với tệ nạn bạo lực gia đình, lộn xộn an ninh xã hội, tai nạn giao thông, nghèo đói, ... thì chắc chắn sẽ phát biểu ủng hộ dự luật hạn chế tác hại rượu bia của Bộ Y tế!

Nhưng , họ đã im lặng!

Chính sự im lặng của số đông trước sự lớn tiếng của hai “kẻ khỏe” và phát biểu hiếm hoi của một đại biểu như Lưu Bình Nhưỡng nhưng lại đẩy thêm sự đơn độc lớn hơn cho Bộ Y tế, tôi biết, cái nhân bản, cái tốt, thực sự là đơn côi trong không chỉ chính phủ, mà cả trong nghị trường!

Chứng kiến từ cuộc họp và liên hệ với việc biểu quyết luật an ninh mạng, khiến tôi đi đến kết luận: Không phải thiếu những dự định tốt, kế hoạch tốt, dự luật tốt.. đến từ chính phủ, như trong trường hợp này từ Bộ Y Tế với dự luật kiểm soát tác hại rượu bia, và cũng không phải thiếu bằng chứng khoa học trong nước, quốc tế, tiếng nói công tâm chỉ ra cái bất ổn đang tồn tại trong các luật hiện hành và dự luật đệ trình, như trường hợp dư luật an ninh mạng, và cũng không phải quá thiếu người đủ dũng khí quả cảm chỉ ra đích thực bộ mặt của những kẻ ngáng đường hình thành một hành lang pháp lý tốt đang “nằm ổ” trong chính phủ.. mà cái thiếu hiện nay khiến các chính sách cứ đi ngược với yêu cầu phát triển đất nước, căn nguyên của tình trạng “mũ ni che tai” rồi “biểu quyết theo số đông” của các đại biểu quốc hội, chính là thiếu một hành lang pháp lý ngăn chặn hiệu quả sự can thiệp đã quá sâu, quá rộng của thế lực phi nhân bản trong bộ máy nhà nước!

Sự can thiệp của thế lực phi nhân bản, thủ lợi, đã đến mức đủ mạnh để khiến số đông phải im lặng, số ít có nhân thức buộc phải “bẻ chèo” nương theo nếu muốn tồn tại! Hậu quả, những phát biểu tại quốc hội rơi vào hình thức “trang trí” hoặc đẩy sâu thêm tình trạng hoang mang, khiến đại biểu quốc hội phải giữ im lăng trước cả cái tốt, cái xấu, để rồi khi bấm nút, họ bấm nút theo số đông!

Mà số đông, như tôi chứng kiến trong buổi trình bày dự luật phòng chống tác hại rượu bia của Bộ Y tế tuần trước, đã thể hiện bằng thực tế, cố tình quay lưng với những cái tốt!

NHƯNG VẪN CÒN ĐÓ HY VỌNG!

Sở dĩ tôi nói thế, bởi cuối buổi họp, khi mà “tư tưởng” của kẻ ngáng đường đã chiếm thế thượng phong hoàn toàn, không một tiếng nói đồng thuận nào dành cho Bộ Y tế được cho phép cất lên từ các vị tham dự, thì chính lúc đó, vào điểm kết thúc hội nghị, đại diện của Bộ Y tế- Bộ Trưởng Kim Tiến, đã có được một phát biểu theo tôi đưa cán cân trở lại vị trí cân bằng 50-50.

Tôi cũng đã dự không ít lần các phiên trình bày của Bộ trưởng Kim Tiến với Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh các đường lối chiến lược của Bộ Y Tế. Nhưng chưa lần nào, tôi có được ấn tượng mạnh, ấn tượng tích cực như lần này!

Đơn giản, Kim Tiến đã nói thẳng nói thật, nói chính xác lật tẩy sự “hài hước” của những phát biểu từ vị đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công thương, với những con số “không thể chối cãi”!

Và vì thế, vẫn rất cần sự lên tiếng của chúng ta ủng hộ cho những mầm tốt thắp lên hy vọng! Cho dù luật an ninh mạng đã được thông qua!
Trần Tuấn

16 nhận xét :

  1. Trừ 1 số ít người có Tâm và có Trình độ,còn toàn là 1 lũ ngu thôi!
    Họp quốc hội mà chỉ thấy toàn "ngủ gật"! ăn theo,nói leo !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG NÓI CÒN THẤY BĂN KHOĂN NHƯNG VẪN BẤM NÚT ĐỒNG Ý THÔNG QUA LUẬT AN NINH MẠNG!
      NHƯ THẾ CHỨNG TỎ ÔNG LÀ MỘT VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÔ TRÁCH NHIỆM TRƯỚC VẬN MỆNH CỦA ĐẤT NƯỚC MÀ KHÔNG THỂ BIỆN MINH

      Xóa
  2. Mời các bạn xem bài tôi viết về chuyện bầu cử gian lận mà tôi đã tường thuật(tổ bầu cử ở phường Láng thượng) chúng đã tráo đổi phiếu bầu,khi tôi phát hiện ra thì chúng hành hung tôi ngay tại nơi bỏ phiếu ! phải có công an thành phố và CA phường đến can thiệp để cứu tôi.

    Trả lờiXóa
  3. Lưu Bình Nhưỡng hay kể cả Dương Trung Quốc nổi trội hơn người, nhưng vẫn có lúc nào sai. Tôi không có thói quen sùng bái bất kỳ ai, kể cả những người thế giới gọi là lãnh tụ, nên thấy họ sai phải nói là sai, chứ dẫn dắt quần chúng đi vào bụi rậm vẫn ca ngợi họ là sáng suốt thì chúng ta như vậy suốt đời ngu tối và chịu tai họa thì không thể trách ai. Sau này thấy ai hơn Lưu Bình Nhưỡng thì hãy chọn người đó!

    Trả lờiXóa
  4. Trước đây tôi cũng nghĩ trong đám gần 500 nghị gặt tại cái gọi là Quốc hội hiện nay, cũng có vài chục người không đến nỗi tệ, trong đó có ông Lưu Bình Nhưỡng. Nhưng qua vụ Luật An Ninh mạng lần này, Lưu Bình Nhưỡng đã tự động đứng chung trong hàng ngũ bưng bô. Qua đó chứng tỏ những hạng ấy không đáng gọi là trí thức, mà phải gọi là trí ngủ mới đúng.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi cũng từng đánh giá ông Lưu Bình Nhưỡng là người có lương tâm nhưng qua phát biểu của ông ta về 2 dự luật này mới biết mình bị nhầm

    Trả lờiXóa
  6. Rất ngưỡng mộ cụ Lê Hiền Đức. Cụ nói đúng: góp ý với quốc hội hiện nay chẳng khác gì "đàn gẩy tai trâu" mà thôi

    Trả lờiXóa
  7. Đọc mà phì cười.
    Mà đã lên tận CH thảo luận rồi đấy! http://m.danviet.vn/tin-tuc/dbqh-du-luat-quy-dinh-quyen-cua-vat-nuoi-la-rat-la-885299.html

    Trả lờiXóa
  8. Chú Tễu có thể công bố danh sách 15 đại biểu bỏ phiếu chống Luật ANM cho bà con biết không.
    Cứ nghe ông Võ Trọng Việt thì thấy tầm hiểu biết của QH về mạng nó như thế nào. Thật đáng xấu hổ. Các vị cứ mở mồm là nói cách mạng 4.0 mà lại đi thông qua cái luật phản tiến bộ nhu thế à. Các vị có tìm hiểu để có một hiểu biết tối thiểu về mạng trước khi ấn nút không? Nếu không hiểu vấn đề thì ít nhất cũng bỏ phiếu trắng chứ. Nhưng thôi nói với các cũng bằng thừa vì nếu có liêm sỷ thì các vị đã không hành động như vậy.

    Trả lờiXóa
  9. Ông này có vẻ đang tiến dần về Bắc Hàn của chú Ủn rồi đây

    Trả lờiXóa
  10. Tên ông này là Bình Nhưỡng . Con người của ông ta cũng thế ! Ts HBK đối thoại uổng công !

    Trả lờiXóa
  11. Nghe cái tên là biết địa chỉ rồi !

    Trả lờiXóa
  12. Đối thoại với ông Lưu Bình Nhưỡng thì đi tới đâu? Đối thoại với bà chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì may ra! Và tốt nhất là đối thoại với ông Nguyễn Phú Trọng!
    Cứ xem thì thấy! các nhà nhân sĩ trí thức của ta được nhân dân tín nhiệm nhưng có được quyền tranh cử quốc hội không? Thế thì quốc hội của ai? Đối thoại làm gì? Ai cho đối thoại? Ai được ngồi trong quốc hội? Quốc hội là cái gì?

    Trả lờiXóa
  13. Đã là người thì cái gì tốt cố gắng mà làm, cái gì đã là không tốt và còn nghi ngờ là không được tốt thì hết sức tránh, vì tác hại của cái không tốt mà vẫn cứ làm không thể lường hết được. Đằng này một vị đại nhân, mọi quyết định của ông liên quan đến vận mệnh của nhiều người mà hành động như vậy là không được rồi. Ông có thể biết tác hại của nó có thể tính được không.

    Trả lờiXóa
  14. Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng ( có thể gắn với kỉ niệm thời lưu học sinh ở thủ đô Triều tiên), cũng chỉ là con người bình thường. Do đó cũng có thể có sự thay đổi , biến đổi bởi các tác nhân từ bên ngoài vào tâm trí. Theo quy trình lãnh đạo , trước khi thông qua biểu quyết dự luật nào đều có chỉ đạo của đảng đoàn QH đến các đảng viên là đại biểu QH. Ông Nhưỡng là đảng viên, ắt phải thực hiện theo Điều lệ : Chấp hành sự lãnh đạo của đảng cấp trên. Thế thôi, đơn giản rõ ràng . Không nên quá nặng lời với ông Nhưỡng.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi thấy từ nay sau khi các đại biểu quốc hội họp xong về địa phương tiếp xúc cử tri báo cáo kết quả của kỳ họp quốc hội, ngoài các nội dung báo cáo như các năm trước, thì từ nay phải có thêm nội dung báo cáo trước cử tri về việc kết quả biểu quyết của đoàn về các vấn đề quốc hội đã thông qua của từng cá nhân trong đoàn một cách cụ thể; ai đã nhất trí, ai không nhất trí, ai bỏ phiếu trắng để cử tri biết rõ trách nhiệm của đại biểu trước cử tri địa phương.

    Trả lờiXóa