CHUYỆN BÁN 3 THỬA ĐẤT Ở LÝ SƠN HƠN 200 NĂM TRƯỚC (VÀ 3 CÁI ĐẶC KHU NAY)
TS. Nguyễn Đăng Vũ
5 - 6 - 2018
Vào ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816), các hương chức, bô lão và bà con các tộc họ làng/xã An Vĩnh (Cù Lao Ré -Lý Sơn) đồng thuận bán 3 thửa đất trong cùng một đám gò mà họ chung tay khai phá, cho 3 người ở làng An Hải để lấy tiền cho đội Hoàng Sa làm lộ phí đến kinh thành Huế nhận lệnh của vua Gia Long đi đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Số tiền bán 3 thửa đất cũng còn dành để đóng góp cho các thủy quân vừa tuyển chọn của triều đình, để thủy quân phối hợp cùng đội Hoàng Sa đi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Việc bán đất được toàn xã ký tên, hoặc điểm chỉ.
Những tài liệu này hiện vẫn còn lưu giữ tại các dòng họ ở đất đảo Lý Sơn.
Các bộ chính sử như "Đại Nam thực lục"(chính biên), "Quốc triều chính biên toát yếu" của Quốc sử quán Triều Nguyễn, và nhiều trang ghi chép của các sử gia Việt Nam khác đều có ghi sự kiện về việc vua Gia Long cử Cai đội Phạm Quang Ảnh- người làng An Vĩnh - chỉ huy đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng này vào năm 1815, 1816. Và chính Giám mục Jean Louis Taberd cũng đã khẳng định điều đó trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1933: "Có một điều chúng tôi biết chắc rằng, Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (tức quần đảo Hoàng Sa) vào vương miện của ông, vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816 Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong".
TS. Nguyễn Đăng Vũ
5 - 6 - 2018
Vào ngày 12 tháng 3 năm Gia Long thứ 15 (1816), các hương chức, bô lão và bà con các tộc họ làng/xã An Vĩnh (Cù Lao Ré -Lý Sơn) đồng thuận bán 3 thửa đất trong cùng một đám gò mà họ chung tay khai phá, cho 3 người ở làng An Hải để lấy tiền cho đội Hoàng Sa làm lộ phí đến kinh thành Huế nhận lệnh của vua Gia Long đi đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm mốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Số tiền bán 3 thửa đất cũng còn dành để đóng góp cho các thủy quân vừa tuyển chọn của triều đình, để thủy quân phối hợp cùng đội Hoàng Sa đi thực thi nhiệm vụ thiêng liêng trên vùng biển Đông của Tổ quốc. Việc bán đất được toàn xã ký tên, hoặc điểm chỉ.
Những tài liệu này hiện vẫn còn lưu giữ tại các dòng họ ở đất đảo Lý Sơn.
Các bộ chính sử như "Đại Nam thực lục"(chính biên), "Quốc triều chính biên toát yếu" của Quốc sử quán Triều Nguyễn, và nhiều trang ghi chép của các sử gia Việt Nam khác đều có ghi sự kiện về việc vua Gia Long cử Cai đội Phạm Quang Ảnh- người làng An Vĩnh - chỉ huy đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ thiêng liêng này vào năm 1815, 1816. Và chính Giám mục Jean Louis Taberd cũng đã khẳng định điều đó trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1933: "Có một điều chúng tôi biết chắc rằng, Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó (tức quần đảo Hoàng Sa) vào vương miện của ông, vì vậy mà ông xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thâu quần đảo Hoàng Sa, và chính là vào năm 1816 Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong".
Việc toàn dân xã An Vĩnh đồng thuận bán 3 thửa đất đó để cho đội Hoàng Sa, Thủy quân Hoàng Sa cách đây hơn 200 năm trước quả thật vô cùng lớn lao đối với lịch sử chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Nhưng việc bán đất đó cũng chỉ bán cho bà con làng An Hải, là những người dân của đất đảo Lý Sơn này, chứ không phải bán cho người ở nơi khác.
Hơn hai trăm năm qua, hàng nghìn người con trên đảo Lý Sơn cũng như nhiều vùng đất trên đất nước ta lại tiếp tục lên đường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình trên vùng biển Đông thân yêu, và đã có quá nhiều người một đi không trở lại. Mà có lẽ, để có sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đó, có một phần đóng góp của người dân Lý Sơn trong việc bán 3 thửa đất hơn 200 năm trước đây.
Vậy hà cớ chi, giờ đây con cháu lại định giao 3 khu đất hàng trăm nghìn hecta nằm dọc biển Việt Nam cho kẻ khác trong vòng 99 năm, là 3 khu đất đầy nhạy cảm trong việc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc? (và biết đâu, không phải 99 năm, mà còn kéo dài không biết đến bao giờ).
3 thửa đất ở Lý Sơn quá nhỏ, nhưng giờ đây, nhìn lại, lại có ý nghĩa thật quá lớn lao. Vì thế, xin hãy cân nhắc, đừng để con cháu chúng ta nhìn vào 3 cái đặc khu (đang được dự định giao đất trong 99 năm, và những nơi khác nữa), lại có ý nghĩa ngược lại.
Hơn hai trăm năm qua, hàng nghìn người con trên đảo Lý Sơn cũng như nhiều vùng đất trên đất nước ta lại tiếp tục lên đường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của mình trên vùng biển Đông thân yêu, và đã có quá nhiều người một đi không trở lại. Mà có lẽ, để có sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ đó, có một phần đóng góp của người dân Lý Sơn trong việc bán 3 thửa đất hơn 200 năm trước đây.
Vậy hà cớ chi, giờ đây con cháu lại định giao 3 khu đất hàng trăm nghìn hecta nằm dọc biển Việt Nam cho kẻ khác trong vòng 99 năm, là 3 khu đất đầy nhạy cảm trong việc gìn giữ chủ quyền Tổ quốc? (và biết đâu, không phải 99 năm, mà còn kéo dài không biết đến bao giờ).
3 thửa đất ở Lý Sơn quá nhỏ, nhưng giờ đây, nhìn lại, lại có ý nghĩa thật quá lớn lao. Vì thế, xin hãy cân nhắc, đừng để con cháu chúng ta nhìn vào 3 cái đặc khu (đang được dự định giao đất trong 99 năm, và những nơi khác nữa), lại có ý nghĩa ngược lại.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét