Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2018

DANH SÁCH CÁC ĐBQH KHÔNG TÁN THÀNH LUẬT AN NINH MẠNG



Cập nhật kết quả công khai biểu quyết
Luật an ninh mạng

Đinh Thảo
14-6-2018

Với nỗ lực của các cử tri và báo chí, đến nay chúng ta tạm thời có thể xác nhận được 8 trên 15 ĐBQH không tán thành, 1 trên 28 ĐBQH không biểu quyết luật An ninh mạng, bao gồm:

KHÔNG TÁN THÀNH:

1. Ông Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Đồng Nai)

Trả lời báo chí, ông nhận là một trong 15 ĐBQH ấn nút không tán thành luật An ninh mạng trong phiên họp Quốc hội ngày 12/6. Ông cho biết thêm: “Với bất cứ nội dung gì dù nhạy cảm hay không, nếu báo chí và cử tri hỏi, tôi luôn sẵn sàng công khai quyết định của mình trên nghị trường.”


Không những vậy, ông còn khuyến khích Quốc hội công khai phiếu bầu/minh bạch biểu quyết để người dân có thể biết rõ thái độ của từng ĐBQH.

Xem thêm: Ông Dương Trung Quốc: ‘Nên công khai nút bấm của đại biểu Quốc hội’ (VnE).

2. Ông Phan Văn Tường (Đoàn đại biểu Thái Nguyên)

Ngày 14/6, trả lời báo Văn nghệ Thái Nguyên, ông cho biết: “Tôi là một trong số ít người chưa đồng ý ban hành luật An ninh mạng.”

Cũng như ông Dương Trung Quốc, ông nhấn mạnh rằng sẽ không ngần ngại công khai quan điểm khi được cử tri chất vấn.

Xem thêm: Luật An ninh mạng và tâm tư của vị Tướng đoàn Thái Nguyên (VNTN).

3. Ông Nguyễn Lân Hiếu (Đoàn đại biểu An Giang)

Trả lời chất vấn của một vài cử tri, ông Nguyễn Lân Hiễu cũng cho biết ông là thiểu số ít ỏi bỏ phiếu không tán thành cho luật An ninh mạng gây tranh cãi này.

4. Ông Nguyễn Văn Chiến (Đoàn đại biểu Hà Nội)

Tương tự, ông Nguyễn Văn Chiến cũng trả lời một số cử tri ngay sau phiên họp Quốc hội về thái độ không tán thành của mình với điều luật đang gây tranh cãi này.

Còn lại 4 vị ĐBQH dưới đây được ghi nhận từ một người dùng Facebook theo đường link: HỌ ĐÃ VÌ NHÂN DÂN! (FB Mai Quốc Ấn). Nếu ai có thêm thông tin xác nhận nào của 4 vị này (hoặc bất cứ ai khác) xin cùng chia sẻ.

5. Ông Trương Trọng Nghĩa (Đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh)

6. Ông Hồ Quang Bình (Đoàn đại biểu An Giang)

7. Bà Trần Thị Dung (Đoàn đại biểu Điện Biên)

8. Bà Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn đại biểu Phú Yên)


KHÔNG BIỂU QUYẾT

1. Bà Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Hà Nội)

Trả lời một cử tri, bà Dương Minh Ánh xác nhận là không biểu quyết luật An ninh mạng.

Xem thêm: ĐBQH DƯƠNG MINH ÁNH – 1/28 NGƯỜI BỎ PHIẾU TRẮNG THÔNG QUA LUẬT AN NINH MẠNG (FB Đinh Thảo).

Ngoài những đại biểu trên đây, nhiều cử tri đã chia sẻ các cuộc gọi chất vấn của mình với những đại biểu khác, tuy nhiên hầu hết tránh trả lời câu hỏi về phiếu biểu quyết của mình bằng các lý do khác nhau.

Có lẽ, chúng ta có quyền đặt câu hỏi tại sao 423 ĐBQH ấn nút tán thành luật An ninh mạng nhưng cho đến nay chưa có vị nào dám công khai phiếu bầu của mình với cử tri? Trong khi đó, tất cả những người công khai thái độ đều thuộc vào nhóm thiểu số. Lẽ nào, những người bỏ phiếu tán đã ấn nút vì một lý do gì khác thay vì ý chí nguyện vọng của người dân, và điều đó khiến họ không dám minh bạch trước cử tri của mình?

Để trả lời những câu hỏi trên, cử tri chúng ta không còn cách nào khác là phải tiếp tục liên lạc, chất vấn, gây sức ép để các đại biểu thực hiện trách nhiệm giải trình của mình.

#Congkhaiphieubau

Ghi chú:

Quyền và nghĩa vụ giám sát, chất vấn ĐBQH của cử tri được ghi trong điều 79 Hiến pháp Việt Nam như sau:

1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước.

2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.”

Ngoài ra, theo điều 45 luật Tổ chức Quốc hội thì:

Đại biểu Quốc hội có thể bị cử tri của đơn vị bầu ra mình bãi miễn trước khi hết nhiệm kỳ, nếu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Việc bãi miễn một đại biểu Quốc hội phải được quá nửa tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử bỏ phiếu tán thành.

9 nhận xét :

  1. Chắc ở Vn, không tổ chức cá nhân nào dám làm cuộc khảo sát, sát hạch tử tế: có bao nhiêu x/490 ĐBQH hiểu láng máng khái niệm ‘mạng máy tính là gì’? ‘Điện toán đám mây là gì’? Thế mà họ thông qua Luật cơ đấy! Thảm hoạ! Làm đầy tớ thằng khôn hơn làm thầy thằng dại. Ai dại? Trung ương hay BCT?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại biểu mà công khai bấm nút khi thông qua dự án luật hay một vấn đề nào khác chính là công khai trách nhiêm của người đại biểu trước dân! Thật khâm phục!

      Xóa
  2. Rõ ràng hình chụp hôm qua cho thấy hai đại biểu quân đội đang với tay bấm nút hộ người khác! Điều này chứng tỏ có nhiều đại biểu muốn tránh biểu quyết luật an ninh mạng và tại sao muốn tránh thì chỉ có đại biểu ấy biết lý do mà thôi!

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô những ĐBQH dũng cảm và trung thực . Các vị xứng đáng là những ĐB của ND !

    Trả lờiXóa
  4. Lạ thật, "tại sao 423 ĐBQH ấn nút tán thành luật An ninh mạng nhưng cho đến nay chưa có vị nào dám công khai phiếu bầu của mình với cử tri?". Tán thành hay không tán thành là quyền của Đại biểu quốc hội theo đúng Luật Quốc Hội cơ mà. Một việc quang minh chính đại , đúng luật như thế mà đại biểu QH không dám nhận công khai trước cử tri thì Dân còn tin ai, trông cậy vào ai đây?

    Trả lờiXóa
  5. Sau kỳ họp, các đồng chí đại biểu sẽ tiếp xúc cử tri. Nhiều câu hỏi sẽ đặt ra cho các đại biểu. Đại biểu thì có quyền chất vấn chính phủ gồm thu tướng và các bộ trưởng, chánh án, viện trưởng vks, cư tri có quyền chất vấn đại biểu do mình bầu ra. Không biết các đồng chí đại biểu trả lời ra răng khi có những câu hỏi đại loạt:
    - Thưa đại biểu, đại biểu bỏ phiếu thuận, phiếu chống hay phiếu trắng đối với dự luật A, B, C?
    - Đại biểu giải thích tại sao thuận, chông, trắng?

    Trả lờiXóa
  6. Buồn biết mấy ! Lợi riêng là động lực của đa phần những người được gọi là đại biểu quốc hội. Họ thực ra chỉ là nghị gật, bù nhìn. Nhưng, thời này, liêm sỉ cũng đã bốc ráo trọi !...

    Trả lờiXóa
  7. "công khai" là đương nhiên bởi ĐBQH đại diện cho dân. Dân phải biết những người đại diện mình có làm tròn bổn phận hay không. đơn giản có thế thôi. chia xẻ bài viết dưới đây được 'thuê' viết ??? về vị ĐBQH khả kính của đại đa số công dân vn mà thấy thương xót cho vn.

    Trả lờiXóa
  8. Một cử tri Hà Nội đã gọi điện trực tiếp cho tất cả các đại biểu quốc hội thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội. Kết quả phỏng vấn cho thấy:

    Nữ Đại Biểu VŨ THỊ LƯU MAI đã bấm nút KHÔNG ĐỒNG Ý

    XIN VINH DANH NỮ ĐẠI BIỂU : VŨ THỊ LƯU MAI

    (Xin vui lòng theo dõi Youtube)

    Trả lờiXóa