Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt điều oanh tạc cơ đến Hoàng Sa
VNE Thứ hai, 21/5/2018, 18:34 (GMT+7)
VNE Thứ hai, 21/5/2018, 18:34 (GMT+7)
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng việc Trung Quốc diễn tập hạ cánh máy bay ném bom ở quần đảo Hoàng Sa là động thái gây bất ổn trong khu vực.
Trang web của quân đội Trung Quốc ngày 18/5 đăng hình ảnh cho thấy một oanh tạc cơ H-6K diễn tập hạ cánh và cất cánh tại đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước động thái của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. Việc làm này "làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
Việt Nam đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tạo bầu không khí thuận lợi nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, sau đó thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa. Vài năm gần đây, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và xây đường băng, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng.
Vũ Hoàng
Trang web của quân đội Trung Quốc ngày 18/5 đăng hình ảnh cho thấy một oanh tạc cơ H-6K diễn tập hạ cánh và cất cánh tại đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Phản ứng trước động thái của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Việc Trung Quốc cho máy bay ném bom tiến hành các hoạt động diễn tập cất, hạ cánh trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh. Việc làm này "làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn trong khu vực và không có lợi cho việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".
Việt Nam đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động nêu trên, không được tiến hành quân sự hóa, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc, Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), tạo bầu không khí thuận lợi nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, sau đó thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa. Vài năm gần đây, Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo và xây đường băng, đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay quân sự hạng nặng.
Vũ Hoàng
Nếu trung quốc không nghe mà vẫn tiếp tục những hành vi vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa và ngay cả Trường Sa thì các bước tiếp theo của Việt Nam sẽ là gì?
Trả lờiXóaViệt Nam sẽ "rất quan ngại".
XóaCánh đây vài năm tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cảnh báo, nếu TQ thiết lập ADIZ trên Biển Đông thì đó là điều cực kỳ nguy hiểm.
Trả lờiXóaGiờ chúng nó đang từng bước làm điều đó và chắc chắn sẽ làm. Nếu vậy máy bay của ta khi ra TS cũng phải xin phép? Quân đội bớt đánh gôn để lo cái vụ này đi.