Thế giới xử lý đạo văn ra sao?
Nguyễn Tiến Dũng
10-5-2018
Tổng thống Hungrary Pal Schmitt bị tố giác đạo văn. Kết quả: bị tước bằng tiến sĩ, và năm 2012 phải từ chức tổng thống.
Bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đang là một nhân vật chính trị có uy tín thì bị tố giác đạo văn. Kết quả, dù thủ tướng Merkel muốn bao che nhưng vẫn phải chấm dứt sự nghiệp chính trị cùng một loạt các chính khách khác của Đức bị tố giác đạo văn từ năm 2011, trong đó có bộ trưởng giáo dục và khoa học, và phó chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Gần đây nhất, thị trưởng vùng Madrid cũng đã phải về vườn vào năm 2018 sau khi bị tố giác đạo văn. Vì sao thế giới lại xử lý đạo văn như vậy? Thứ nhất, đó là vì người ta có ý thức rõ ràng rằng, một người khi đã đạo văn (tức là nhận vơ của người khác thành của mình) thì cũng có thể ăn cắp bất kỳ những thứ nào khác, không đáng tin cậy, đặc biệt là không đáng tin để làm “civil servant” phục vụ nhân dân, khả năng tham nhũng lộng quyền sẽ rất cao. Bởi vậy cần phải xử nghiêm.
Thứ hai, trong những chế độ có tam quyền phân lập, có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa, kể cả tổng thống cũng dễ dàng bị trừng trị khi có tội, bởi vậy kẻ đạo văn hoặc phải biết xấu hổ mà tự xin từ chức hoặc nếu không cũng sẽ bị đuổi khỏi chức vụ. Kể cả khi được bao che như trong trường hợp bộ trưởng quốc phòng Đức, thì cũng có hàng chục ngàn người công khai phẫn nộ đòi từ chức.
Còn ở Việt Nam thì xử lý ra sao? Cứ nhìn các nhân vật đạo văn vẫn rành rành vẫn nhở nhơ lên chức lên quyền thì biết (nào là Phùng Xuân Nhạ, nào là Lê Quân, vv). Thậm chí có vị trong Hội đồng chức danh gíao sư còn “hồn nhiên” tuyên bố “không có khái niệm tự đạo văn”. Vì sao lại thế? Bởi vì thiếu những yếu tố cần thiết: thiếu một nền văn hóa đề cao sự liêm sỉ, thiếu những người dám công khai phẫn nộ trước những điều sai trái, và thiếu một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa.
Cũng tương tự như là tham nhũng vậy. Muốn chống hiệu qủa thì phải chống ở gốc chứ không phải ở ngọn như cái lò tôn của cụ Tổng. Dù có đốt phừng phừng hết công suất thì số củi vào lò cũng ít hơn nhiều so với số củi sinh thêm ra hàng ngày hàng giờ, nếu như vẫn không chịu chấp nhận những cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa như ở các nước tiến bộ …
Nguyễn Tiến Dũng
10-5-2018
Tổng thống Hungrary Pal Schmitt bị tố giác đạo văn. Kết quả: bị tước bằng tiến sĩ, và năm 2012 phải từ chức tổng thống.
Bộ trưởng quốc phòng Đức Karl-Theodor zu Guttenberg đang là một nhân vật chính trị có uy tín thì bị tố giác đạo văn. Kết quả, dù thủ tướng Merkel muốn bao che nhưng vẫn phải chấm dứt sự nghiệp chính trị cùng một loạt các chính khách khác của Đức bị tố giác đạo văn từ năm 2011, trong đó có bộ trưởng giáo dục và khoa học, và phó chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Gần đây nhất, thị trưởng vùng Madrid cũng đã phải về vườn vào năm 2018 sau khi bị tố giác đạo văn. Vì sao thế giới lại xử lý đạo văn như vậy? Thứ nhất, đó là vì người ta có ý thức rõ ràng rằng, một người khi đã đạo văn (tức là nhận vơ của người khác thành của mình) thì cũng có thể ăn cắp bất kỳ những thứ nào khác, không đáng tin cậy, đặc biệt là không đáng tin để làm “civil servant” phục vụ nhân dân, khả năng tham nhũng lộng quyền sẽ rất cao. Bởi vậy cần phải xử nghiêm.
Thứ hai, trong những chế độ có tam quyền phân lập, có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa, kể cả tổng thống cũng dễ dàng bị trừng trị khi có tội, bởi vậy kẻ đạo văn hoặc phải biết xấu hổ mà tự xin từ chức hoặc nếu không cũng sẽ bị đuổi khỏi chức vụ. Kể cả khi được bao che như trong trường hợp bộ trưởng quốc phòng Đức, thì cũng có hàng chục ngàn người công khai phẫn nộ đòi từ chức.
Còn ở Việt Nam thì xử lý ra sao? Cứ nhìn các nhân vật đạo văn vẫn rành rành vẫn nhở nhơ lên chức lên quyền thì biết (nào là Phùng Xuân Nhạ, nào là Lê Quân, vv). Thậm chí có vị trong Hội đồng chức danh gíao sư còn “hồn nhiên” tuyên bố “không có khái niệm tự đạo văn”. Vì sao lại thế? Bởi vì thiếu những yếu tố cần thiết: thiếu một nền văn hóa đề cao sự liêm sỉ, thiếu những người dám công khai phẫn nộ trước những điều sai trái, và thiếu một cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa.
Cũng tương tự như là tham nhũng vậy. Muốn chống hiệu qủa thì phải chống ở gốc chứ không phải ở ngọn như cái lò tôn của cụ Tổng. Dù có đốt phừng phừng hết công suất thì số củi vào lò cũng ít hơn nhiều so với số củi sinh thêm ra hàng ngày hàng giờ, nếu như vẫn không chịu chấp nhận những cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu qủa như ở các nước tiến bộ …
Khi đạo văn cũng như tham nhũng ( hai hình thái ăn cắp như nhau về bản chất ) đã trở thành đại trà như hiện nay ở nước ta thì khó có thể được xử lý nghiêm minh như ở các nước văn minh tiến bộ . Vì rằng thì là , cái nước mình nó thế !
Trả lờiXóaCho nên những kẻ ăn cắp ( đạo văn , tham nhũng ) hàng ngày vẫn lì lợm , nhởn nhơ cái mặt dày , không chút liêm sỉ , giao giảng trước bàn dân thiên hạ mà không thấy xấu hổ .
Chắc là cái mốt lấy bằng tiến sĩ của ta thời nay chăng ????
Trả lờiXóaĐạo văn phải từ chức vì mất uy tín đó là ở bên TÂY. Ta phải khác Tây chứ nỉ?
Trả lờiXóaLẽ đời đáng lẽ đơn giản vậy thôi: tôn trọng đồng loại, sống bằng thực lực của mình. Điều đơn giản ấy xem chừng là nan giải ở đây ở đó. Mọi người chung sức chung lòng giết từ trong trứng lý tưởng con đầu đàn, may ra...
Trả lờiXóaChánh quyền tao còn cướp được thì sá gì đạo văn!
Trả lờiXóa