Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

LUẬT AN NINH MẠNG VIỆT NAM - CÓ SỰ TRÁ HÌNH VỀ TÊN GỌI



Một cuộc hội thảo về Luật an ninh mạng do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) tổ chức. ẢNh: internet

Luật an ninh mạng Việt Nam - Có sự trá hình về tên gọi 


Luật gia Trần Đình Thu
29-5-2018

Quốc hội vừa thảo luận về Luật an ninh mạng, tôi có vài nhận xét sau đây.

Hiện nay có nhiều nước ban hành luật an ninh mạng (Law on Cyber Security), nhưng về bản chất luật của họ khác 180 độ với luật Việt Nam! Luật của Nhật, Mỹ chẳng hạn, đối tượng chế tài của luật là các hacker, và luật đặt ra để bảo vệ hạ tầng mạng quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân trước sự phá hoại của các hacker. Luật của họ hoàn toàn không có hoặc có rất ít các quy định liên quan đến vấn đề phát ngôn của công chúng. Chẳng hạn như luật của Nhật, có 39 điều nhưng không có điều nào quy định vấn đề phát ngôn của công chúng!

Còn luật Việt Nam thì sao? Đối tượng chế tài chính trong luật Việt Nam không phải là hacker mà là người dân nói chung. Và luật không đặt trọng tâm vào bảo vệ mạng máy tính mà đặt trọng tâm vào việc ngăn chặn các nội dung trên mạng xã hội. Hay nói cách khác, luật các nước bảo vệ góc độ kỹ thuật của mạng máy tính như xâm nhập phá hoại, đánh cắp dữ liệu… còn luật Việt Nam thì chế tài vấn đề nội dung lan truyền trên mạng.

Chẳng hạn như Điều 8 của luật Việt Nam, có quy định 10 vấn đề bị cấm thì chỉ có 3 vấn đề thuộc mạng máy tính, còn 7 điều thuộc phạm trù nội dung trên mạng.

Luật của Mỹ, Nhật không có điều luật nào cho phép tấn công vào người dùng mà chỉ bảo vệ người dùng, ngược lại luật Việt Nam có nhiều điều cho phép tấn công người dùng, ngắt mạng cục bộ, vô hiệu hóa mạng của người dùng…vv.

Như vậy, một cách tổng quát thì có vẻ tên luật không phù hợp với nội dung văn bản luật. Hay nói cách khác tên gọi Luật an ninh mạng là 1 tên gọi trá hình. Đây là điều hoàn toàn không nên làm, vì Việt Nam đã hòa nhập với thế giới, nếu làm như vậy thì vô hình chung Việt Nam có vẻ đang đánh lừa thế giới. Theo tôi nếu muốn thông qua luật này thì cần phải đổi tên luật.

Về mặt nội dung, nếu thực hiện theo luật này, có thể có một số nội dung mang tính tích cực; như ngăn chặn xúc phạm danh dự cá nhân, lừa đảo… nhưng đồng thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền tự do ngôn luận của người dân. Bởi vì luật đã đưa vào đây nhiều khái niệm của Bộ luật hình sự có khả năng chụp mũ những phát ngôn của người dân như Điều 15 luật này quy định.

Việc thông qua luật này sẽ là một bước lùi lớn về quyền tự do ngôn luận, và xét theo lợi ích thì chỉ có hại cho quốc gia vì nó bóp nghẹt kênh phản biện của nhân dân đối với các chính sách của nhà nước Việt Nam.

5 nhận xét :

  1. Đối tượng của mọi luật là nhân dân. Trong chế độ toàn trị chỉ có nhân dân là mối đe doạ của quyền lực, ngoại bang không phải là mối đe doạ vì có thể cống nạp, ngay cả chủ quyền quốc gia cũng là vật phẩm cống nạp có giá!

    Trả lờiXóa
  2. Đây là "Luật cấm nói thẳng nói thật, áp dụng cho toàn thể người dân". Thật buồn cho Xứ ta: sinh ra, phải hiểu ngay là chỉ được phép vâng lời !...

    Trả lờiXóa
  3. Đây là luật “Cấm làm đảng không thích trên mạng”.

    Trả lờiXóa
  4. Trần Thị Thảolúc 17:36 11 tháng 6, 2018

    Internet mang về những giá trị văn minh & phơi bày sự thật đã làm cho đảng CS lo sợ,vì thế mới đề ra Luật An ninh mạng.

    Trả lờiXóa
  5. Càng làm thế này càng chứng tỏ sự yếu kém của Đảng và Nhà nước của chúng ta thôi. Người khỏe mạnh thì bất chấp sương gió. người yếu đuối, bệnh hoạn thì không dám hé cửa thò cổ ra ngoài, sợ nắng gió hắt hơi sổ mũi. Thế là làm sai đi, bất chấp thiên hạ. Tội nghiệp cho ĐẢng và nhà nước của tôi. Đảng cần thể hiện sức mạnh của mình bằng cách khác đi, giảm "chuyên chính" đi mới được.

    Trả lờiXóa