Sau khi phát hiện, hai tấm bia được mang về gia đình nhà ông Nguyễn Văn Sỹ và bà Đặng Thị Thư trước khi bàn giao cho UBND xã Kiến Thiết - Ảnh: TIẾN THẮNG
Bia Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thật hay giả?
Tuổi trẻ
18/05/2018 14:55 GMT+7
TTO - Hai bia đá khắc chữ Nho, được cho là có nội dung liên quan đến mộ chí của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đang được dư luận đặt câu hỏi về tính xác thực của chúng.
Làm cầu mới, vứt bỏ bia đá cổ
Trả bia đá Đông Gia kiều về vị trí cũ
.
Ngày 17-5, đoàn công tác do ông Lại Đình Ngọc, phó giám đốc Sở Văn hóa - thể thao Hải Phòng, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng để nắm lại thông tin về hai bia đá mà đơn vị này tiếp nhận từ ngày 7-5.
Ông Vũ Ngọc Ngưng - chủ tịch UBND xã Kiến Thiết - cho biết xã vẫn đang niêm phong và bảo vệ cẩn thận hai tấm bia đá được một nhóm nghiên cứu phát hiện trong quá trình khảo sát tại khu vực bờ sông Thái Bình, thuộc thôn Thanh Trì.
.
Trước đó, theo lời kể của nhóm khảo sát, nhóm phát hiện một bia đá ở bờ đầm và một bia đá dưới lòng sông, thuộc khu vực đầm nuôi rươi của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sỹ và bà Đặng Thị Thư.
Hai tấm bia đá này có chiều cao khoảng 40cm, ngang 30cm và dày 7cm. Sau khi xem qua hình ảnh hai bia đá, một số người biết chữ Hán Nôm nhận định nội dung trên tấm bia có liên quan đến mộ chí Trạng TrìnhNguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông Phạm Văn Hải, trưởng Phòng văn hóa - thông tin huyện Tiên Lãng, cũng cho hay huyện có nhờ cụ Bùi Lân (97 tuổi, người chuyên dịch các văn tự, bia đá cổ) dịch chữ trên hai tấm bia và cụ Lân cho biết những chữ khắc trên bia liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong khi đó, trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu Đặng Văn Sinh bày tỏ nghi ngờ đây là bia giả sau khi xem loạt ảnh chụp cận cảnh các mặt hai tấm bia.
Nêu ra các chuẩn mực của văn bia xưa và những sai sót về Hán văn ở văn bia này, ông Sinh cho rằng: "Căn cứ vào hiện vật, chẳng cần có chuyên môn sâu, bằng mắt thường cũng thấy rõ trán bia méo mó, còn hoa văn trang trí xộc xệch bằng những nét khắc cẩu thả, chứng tỏ người chế tác tay nghề kém...
Đây không phải bia cổ, mà có vẻ như là bia ngụy tạo với những dòng chữ viết kiểu giun dế, nét khắc tùy tiện, nông choèn, khuôn chữ không thống nhất và nhất là dùng sai chữ Hán và cấu trúc ngữ pháp, dù những người tạo ra nó đã khá tinh vi trong việc lịch sử hóa hiện vật".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Văn Vịnh - nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển - cho biết nhóm nghiên cứu tìm kiếm văn bia chỉ có ba người, do ông đứng đầu và tham gia trực tiếp từ đầu đến cuối.
"Chúng tôi là nhóm nghiên cứu độc lập. Việc tìm thấy văn bia là có thật nhưng đây mới chỉ là những phát hiện ban đầu, nên cần phải trải qua những giai đoạn xác định được niên đại, kiểm tra xem đó là bia thật hay bia giả. Sau đó, phải phục hồi được bia theo những quy trình của văn bia, phải có hội đồng dịch văn bia. Những quyết định tiếp theo thuộc về thành phố Hải Phòng. Vậy nên tôi không có ý kiến thêm nào nữa" - ông Vịnh nêu quan điểm về các ý kiến gần đây bàn luận về văn bia mới được tìm thấy.
Hai tấm bia đá này có chiều cao khoảng 40cm, ngang 30cm và dày 7cm. Sau khi xem qua hình ảnh hai bia đá, một số người biết chữ Hán Nôm nhận định nội dung trên tấm bia có liên quan đến mộ chí Trạng TrìnhNguyễn Bỉnh Khiêm.
Ông Phạm Văn Hải, trưởng Phòng văn hóa - thông tin huyện Tiên Lãng, cũng cho hay huyện có nhờ cụ Bùi Lân (97 tuổi, người chuyên dịch các văn tự, bia đá cổ) dịch chữ trên hai tấm bia và cụ Lân cho biết những chữ khắc trên bia liên quan đến mộ chí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong khi đó, trên trang cá nhân của mình, nhà nghiên cứu Đặng Văn Sinh bày tỏ nghi ngờ đây là bia giả sau khi xem loạt ảnh chụp cận cảnh các mặt hai tấm bia.
Nêu ra các chuẩn mực của văn bia xưa và những sai sót về Hán văn ở văn bia này, ông Sinh cho rằng: "Căn cứ vào hiện vật, chẳng cần có chuyên môn sâu, bằng mắt thường cũng thấy rõ trán bia méo mó, còn hoa văn trang trí xộc xệch bằng những nét khắc cẩu thả, chứng tỏ người chế tác tay nghề kém...
Đây không phải bia cổ, mà có vẻ như là bia ngụy tạo với những dòng chữ viết kiểu giun dế, nét khắc tùy tiện, nông choèn, khuôn chữ không thống nhất và nhất là dùng sai chữ Hán và cấu trúc ngữ pháp, dù những người tạo ra nó đã khá tinh vi trong việc lịch sử hóa hiện vật".
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Văn Vịnh - nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội và phát triển - cho biết nhóm nghiên cứu tìm kiếm văn bia chỉ có ba người, do ông đứng đầu và tham gia trực tiếp từ đầu đến cuối.
"Chúng tôi là nhóm nghiên cứu độc lập. Việc tìm thấy văn bia là có thật nhưng đây mới chỉ là những phát hiện ban đầu, nên cần phải trải qua những giai đoạn xác định được niên đại, kiểm tra xem đó là bia thật hay bia giả. Sau đó, phải phục hồi được bia theo những quy trình của văn bia, phải có hội đồng dịch văn bia. Những quyết định tiếp theo thuộc về thành phố Hải Phòng. Vậy nên tôi không có ý kiến thêm nào nữa" - ông Vịnh nêu quan điểm về các ý kiến gần đây bàn luận về văn bia mới được tìm thấy.
TIẾN THẮNG - V.V.TUÂN
Ông này có quyền nghiên cứu nhưng không có quyền đào bới các di chỉ khảo cổ mà không theo đúng quy trình, thủ tục khảo sát, thăm dò, khai quật. Các di chỉ khảo cổ là tài sản quan trọng của quốc gia, đâu phải ai muốn đào bới cũng được?
Trả lờiXóaCụ Trạng Trình có sống dậy thấy 2 tấm bia kia chắc phải nổi giận mà bảo : đứa nào làm ra hai tấm bia đó ? Mộ của tao ở đâu ? Con cháu trông coi phần mộ tổ tiên như thế làm sao hậu duệ phát được ? Đúng là bọn hữu sinh vô dưỡng, mạt vận !
Trả lờiXóaXin hỏi : Phải chăng những kẻ làm đồ giả này dựa vào GIAI THOẠI & SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH , trong đó có hai câu :
Xóa" Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu,
Ngũ thập niên hậu mạch quy túc...."
Từ hai câu nói này, bọn chúng liền làm ra hai tấm bia đá rồi quăng mỗi nơi một tấm rồi bày trò làm xiếc rằng tìm thấy Mộ của Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ?! Những kẻ hư đốn này đúng là học trò dốt của người láng giềng phương Bắc : Đem một số di vật xưa cũ ra chôn ở Quần đảo Hoàng Sa, sau đó về Bắc Kinh cho báo chí la to lên cho thiên hạ nghe rằng người dân của nước mình đã ở đó từ nhiều đời !
Chẳng có gì lạ. Ông Vịnh này biết đích xác vị trí của những tấm bia, giống y chang kiểu xác định tìm mộ của “cậu Thủy” hay “cô Hằng”.
Trả lờiXóaÔng Vịnh làm hơi muộn. Kể làm trước ông Tăng Bá Hoành thì có khi trót lọt rồi. Thôi, phát biểu thế để có đường lùi. "Làm trai nói dằng hai dễ chối" mà.
Trả lờiXóaCác nhân vật trong sự kiện cần hiểu rằng. Có thể có một ý tưởng nào đó làm xã hội rối loạn, có thể vài vị nhận được thù lao rẻ mạt nhưng đừng nên bán linh hồn cho kẻ khác để làm rối loạn xã hội. Những người có tâm có tầm cần phân tích rõ ràng. Không nên để thành trò cười cho thiên hạ. Chẳng có lợi ích gì cho bản thân và cho quốc gia. Chính quyền cũng không thể thờ ơ vì không thấy lợi ích gì trước mắt cho mình.
Trả lờiXóaViệc này phải mời ông Nguyễn Lân Cường mới được. Một chuyên gia ngụy cổ học, cách đây vài năm ông Cường cùng vài kẻ đã ngụy tạo thành công đào thấy mộ Trạng Trình ở xã Cộng Hiền Vinh Bảo, làm cư dân mạng nổi giận về sự giả dối quá chừng, sự việc tưởng đi vào dĩ vãng. Nay lại có kẻ giả vờ mò thấy 2 tấm bia quỷ quái, thiên thẹo, lệch lạc nhếch nhác, méo mó, chữ nghĩa gà bới, rồi chụp hình, viết bài tung hô cố ý đánh lừa dư luận. Bịp đến thế là cùng. Giồng như trường hợp ngụy tao bia bà Bùi thị Hý bút, Nam Sách Châu nhăng nhít của cha đẻ Tăng bá Hoành. Sao các nhà chức trách cứ để cho bọn cơ hội bịa đặt hết chuyện này, chuyện khác để đưa cả dân tộc xuống hố.
Trả lờiXóaNhìn vết cắt dưới chân bia thì là cắt bằng máy cắt gạch.
Trả lờiXóaNhiều người nay hài hước: "Tao còn không tin tao, biết tin ai? Khà khà".
Trả lờiXóa