Chu Minh Khôi
Vậy là việc ông Phan Văn Vĩnh bị bắt và khởi tố đã trở thành sự thật.. Tôi sốc với điều này, bởi trong mắt tôi từ trước tới giờ, ông là anh hùng. Anh Hùng thật sự chứ không chỉ là danh hiệu mà Nhà nước trao cho ông.
Thuở tôi còn nhỏ, ông đã từng ở nhà tôi khoảng 4 năm. Khi ấy, vào quãng những năm 1980 - 1986, bố tôi làm Phó công an xã, sau đó là Trưởng công an xã. Ông Vĩnh mới tốt nghiệp đại học, được điều về làm công an nằm vùng tại huyện Hải Hậu, phụ trách mấy xã phía Đông huyện Hải Hậu: Hải Hà, Hải Phúc, hải Lộc, Hải Đông, Hải Quang. Ông ở xã này vài ngày lại đi xã khác, cứ luôn phiên quay vòng. Những ngày ông ở Hải Hà thì ông ở nhà tôi. Thuở tôi 8-12 tuổi, thường nấu cơm giúp mẹ. Trong cái bếp vách đất, mái rạ nhỏ thó nhà tôi, tôi thường nhồi nhét rơm vào kiềng bếp, đốt cho lửa cháy to để mong chóng vùi nồi cơm vào tro bếp, để mà chạy đi chơi. Ông thỉnh thoảng cũng ghé vào trong bếp, ngồi xem thổi cơm.
Tôi nhớ có một lần, ông cùng công an huyện truy lùng một tên cướp. Không nhớ tên cướp tên là gì. Chỉ biết tối ấy, cơm nấu xong rồi, chưa kịp sắp mâm ra, thì ông vội vã đi. Và hôm sau, bắt được tên cướp. Mấy hôm sau nữa, mấy chú công an huyện tụ tập ở nhà tôi, kể lại rằng, Vĩnh suýt bị tên cướp dìm chết ở sông Múc. Tối hôm đó, ông Vĩnh nhịn đói, rình tên cướp ở bờ đê hoang vắng ven sông Múc. Vì cấp trên thông tin nhận định, tên cướp sẽ di chuyển từ Xuân Trường, qua Cống Múc về huyện Hải Hậu ẩn náu. Vì vậy, ông được chỉ đạo đón lõng hắn. Nhịn đói, ngồi chờ suốt cả đêm trong bụi cây hoang vắng bên đường, đến tang tảng sáng thì ông đã mệt và đói lử. Và tên cướp xuất hiện. Ông lao vào ông tên cướp, vật lộn, nhưng sức ông đã kiệt. Cả 2 cùng lăn xuống sông. Nhiều lúc, tưởng như ông bị tên cướp dìm chết dưới sông. Nhưng ông vẫn kiên cường vật lộn. vật lộn với tên cướp hơn 2 giờ đồng hồ, đến khoảng 8 giờ sáng thì một số công an huyện kịp đến lôi ông và tên cướp từ dưới sông lên bờ.
Vậy là việc ông Phan Văn Vĩnh bị bắt và khởi tố đã trở thành sự thật.. Tôi sốc với điều này, bởi trong mắt tôi từ trước tới giờ, ông là anh hùng. Anh Hùng thật sự chứ không chỉ là danh hiệu mà Nhà nước trao cho ông.
Thuở tôi còn nhỏ, ông đã từng ở nhà tôi khoảng 4 năm. Khi ấy, vào quãng những năm 1980 - 1986, bố tôi làm Phó công an xã, sau đó là Trưởng công an xã. Ông Vĩnh mới tốt nghiệp đại học, được điều về làm công an nằm vùng tại huyện Hải Hậu, phụ trách mấy xã phía Đông huyện Hải Hậu: Hải Hà, Hải Phúc, hải Lộc, Hải Đông, Hải Quang. Ông ở xã này vài ngày lại đi xã khác, cứ luôn phiên quay vòng. Những ngày ông ở Hải Hà thì ông ở nhà tôi. Thuở tôi 8-12 tuổi, thường nấu cơm giúp mẹ. Trong cái bếp vách đất, mái rạ nhỏ thó nhà tôi, tôi thường nhồi nhét rơm vào kiềng bếp, đốt cho lửa cháy to để mong chóng vùi nồi cơm vào tro bếp, để mà chạy đi chơi. Ông thỉnh thoảng cũng ghé vào trong bếp, ngồi xem thổi cơm.
Tôi nhớ có một lần, ông cùng công an huyện truy lùng một tên cướp. Không nhớ tên cướp tên là gì. Chỉ biết tối ấy, cơm nấu xong rồi, chưa kịp sắp mâm ra, thì ông vội vã đi. Và hôm sau, bắt được tên cướp. Mấy hôm sau nữa, mấy chú công an huyện tụ tập ở nhà tôi, kể lại rằng, Vĩnh suýt bị tên cướp dìm chết ở sông Múc. Tối hôm đó, ông Vĩnh nhịn đói, rình tên cướp ở bờ đê hoang vắng ven sông Múc. Vì cấp trên thông tin nhận định, tên cướp sẽ di chuyển từ Xuân Trường, qua Cống Múc về huyện Hải Hậu ẩn náu. Vì vậy, ông được chỉ đạo đón lõng hắn. Nhịn đói, ngồi chờ suốt cả đêm trong bụi cây hoang vắng bên đường, đến tang tảng sáng thì ông đã mệt và đói lử. Và tên cướp xuất hiện. Ông lao vào ông tên cướp, vật lộn, nhưng sức ông đã kiệt. Cả 2 cùng lăn xuống sông. Nhiều lúc, tưởng như ông bị tên cướp dìm chết dưới sông. Nhưng ông vẫn kiên cường vật lộn. vật lộn với tên cướp hơn 2 giờ đồng hồ, đến khoảng 8 giờ sáng thì một số công an huyện kịp đến lôi ông và tên cướp từ dưới sông lên bờ.
Ký ức của tôi là như vậy. Có những đêm ông ngủ ở nhà tôi, tầm 10 giờ tối thì ông đem đèn pin đi soi ếch, bắt được mấy con ếch thì nhà tôi nấu ăn cải thiện. Thuở đó, đói khủng khiếp. Thiếu gạo, toàn cơm độn với khoai lang, thức ăn chẳng có. Khi tôi học hết cấp 2, thì ông Vĩnh đã chuyển lên công an tỉnh. Ngày tôi học cấp 3, đọc báo thấy viết ông cũng suýt chết, khi tay không đối mặt với tên cướp cầm lựu đạn. Tên cướp ném lựu đạn về phía ông, mảnh lựu đạn lấy đi một con mắt của ông. Bị thương, máu từ mắt chảy ròng ròng, nhưng ông vẫn xông vào bắt được tên cướp. Từ đó, ông được gọi một cái tên khác: “Vĩnh Chột”. Cách đây 30 năm về trước, TP Nam Định nổi tiếng là có rất nhiều đám cướp. Nhưng từ khi có ông Vĩnh và các đồng đội của ông dũng cảm săn cướp, trộm cướp dường như biết sạch khỏi Nam Định.
Một người anh hùng như ông Phan Văn Vĩnh, không sợ chết, nhiều lần gan vàng dạ sắt đối mặt với sinh tử để chiến đấu chống lại tội phạm, với lý tưởng cao cả. Vậy mà không ngờ, giờ đây, ông bị tước danh hiệu anh hùng, và cũng bị tước luôn cả chữ công an nhân dân.
Một người anh hùng như ông Phan Văn Vĩnh, không sợ chết, nhiều lần gan vàng dạ sắt đối mặt với sinh tử để chiến đấu chống lại tội phạm, với lý tưởng cao cả. Vậy mà không ngờ, giờ đây, ông bị tước danh hiệu anh hùng, và cũng bị tước luôn cả chữ công an nhân dân.
Dường như Nam Định đang ở thời kỳ mạt vận, khi những người con được coi là ưu tú của tỉnh ngày nay cứ lần lượt thân bại danh liệt. Ông Đinh Thế Huynh không ốm đau gì, mà đang “nằm khểnh” ở Phú Quốc; ông Đinh La Thăng thì đứng trước bản án “mọt gông”, và giờ là ông Phan Văn Vĩnh. Với tôi, chỉ biết nói một từ “sốc” mà thôi.
________________
Nguyễn Tuấn Anh
ĐẠI CA GIANG HỒ CỦA THÀNH NAM.
Năm ấy, có một người cầm 20.000 USD từ Nam Định sang Thái Bình mua vàng. Trên đường đi chẳng may bị tai nạn. Anh ta được đưa vào viện cấp cứu và khi tỉnh lại trong bệnh viện, số đô la đó không cánh mà bay. Vốn là chủ một tiệm vàng có tiếng ở thành Nam lại quan hệ mật thiết với giới giang hồ số má, một cái giá được đưa ra: 50% nếu tìm lại được số đô la bị mất. Phi vụ này, đám giang hồ Thái Bình đã đảm nhận lo liệu.
Hoàn thành phi vụ, không nhận được đủ số tiền chia như đã giao ước, đám giang hồ Thái Bình qua Nam Định quyết tâm nói chuyện phải trái một lần với chủ nhân số tiền để đòi lại phần của mình. Đây bản chất không phải là vụ cướp tiệm vàng như một số nhà báo và nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nhà Vượng vàng đêm ấy, đám giang hồ Thái Bình quây chặt. Nhưng khi nghe tiếng súng nổ, đoán chủ tiệm vàng lật kèo, thuê giang hồ Nam Định bảo kê để chơi lại, quả lựu đạn đã được đám giang hồ Thái Bình trong khi tháo chạy rút chốt ném về phía cả đám người mặc thường phục đang vật lộn với nhau. Ngày hôm sau, giới giang hồ Thái Bình và Nam Định mới biết có ít nhất 4 cảnh sát hình sự bị trọng thương trong đó có V và Th.
“V mất một pha, Th đi cả cụm” là câu mà dân Thành Nam từ trẻ đến già hay nói một cách hài hước với nhau để mô tả thương tích của những cảnh sát đêm ấy. Một người bị thương hỏng một mắt, dần hồi phục và quay trở lại công tác. Người còn lại bị thương nặng ở bộ hạ.
Công an Nam Định nhắc tới sự việc này như một chiến công của những cảnh sát hình sự trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn trật tự xã hội nhưng giới giang hồ cộm cán thành Nam thời ấy đều hiểu rằng chẳng có “chiến công” nào ở đây cả, bởi tất cả chỉ là một mà thôi. Lằn ranh giới giữa hình sự & giang hồ thời chập choạng mở cửa đổi mới ở thành Nam gần như không thể phân biệt. Các hoạt động kinh doanh lớn nhỏ, hoạt động tội phạm kể cả ma tuý, đều được ít nhiều bảo kê bởi những bàn tay đen.
Sau thời điểm đó, nếu ai tinh ý sẽ rất dễ dàng nhận ra cánh giang hồ thành Nam hoặc hay hoạt động tại Nam Định bắt đầu toả đi tung hoành khắp nơi. Những tên tuổi lừng lẫy như Thắng chập, Ánh thiệp, Phúc bồ, Tuấn xuyên, Hải bánh, Tuấn xiển,... trong đó, có những cái tên sau này nam tiến (thực ra là trốn triệu tập hay truy nã) đã khiến ông trùm Năm Cam vốn mưu mô, lỳ lợm là thế mà cũng phải e ngại bởi độ liều lĩnh, sự tráo trở cũng như sẵn sàng làm những việc tày trời.
Dường như họ rời khỏi Thành Nam theo những thoả thuận ngầm bởi một chỉ huy nào đó: gây án, nếu không muốn bị kêu án thì chồng tiền và ra đi. Cũng thời điểm ấy, rất nhiều trọng án tại thành Nam chìm trong quên lãng và không có câu trả lời. Đây có lẽ cũng là căn nguyên để lý giải cho sự phức tạp của vụ án Năm Cam sau này khi ông trùm có những quan hệ mật thiết với cả đám giang hồ Thành Nam liều lĩnh cũng như những chỉ huy hình sự cộm cán ở cả hai đầu Nam Bắc khiến cho chuyên án đã hết sức khó khăn mới có thể đi được đến bước cuối cùng. Nhiều điều tra viên, nhà báo tham gia chuyên án đã phải trả những cái giá không đáng có. Đã có lúc, chuyên án tưởng chừng như hoàn toàn bế tắc.
Ranh giới giữa một người anh hùng và một tội phạm gần như chẳng có gì để phân biệt. Thế giới ngầm luôn có từ rất lâu và nó được bảo kê bởi những ông trùm nhưng mang danh là những anh hùng vì bình yên giấc ngủ của nhân dân. Còn bao nhiêu những người anh hùng như vậy? bộ công an nếu muốn thực sự lấy lại được cảm tình và sự nể trọng của người dân thì bắt buộc phải trả lời thật nhanh chóng và chính xác câu hỏi này.
________________
Nguyễn Tuấn Anh
ĐẠI CA GIANG HỒ CỦA THÀNH NAM.
Năm ấy, có một người cầm 20.000 USD từ Nam Định sang Thái Bình mua vàng. Trên đường đi chẳng may bị tai nạn. Anh ta được đưa vào viện cấp cứu và khi tỉnh lại trong bệnh viện, số đô la đó không cánh mà bay. Vốn là chủ một tiệm vàng có tiếng ở thành Nam lại quan hệ mật thiết với giới giang hồ số má, một cái giá được đưa ra: 50% nếu tìm lại được số đô la bị mất. Phi vụ này, đám giang hồ Thái Bình đã đảm nhận lo liệu.
Hoàn thành phi vụ, không nhận được đủ số tiền chia như đã giao ước, đám giang hồ Thái Bình qua Nam Định quyết tâm nói chuyện phải trái một lần với chủ nhân số tiền để đòi lại phần của mình. Đây bản chất không phải là vụ cướp tiệm vàng như một số nhà báo và nhiều người vẫn lầm tưởng.
Nhà Vượng vàng đêm ấy, đám giang hồ Thái Bình quây chặt. Nhưng khi nghe tiếng súng nổ, đoán chủ tiệm vàng lật kèo, thuê giang hồ Nam Định bảo kê để chơi lại, quả lựu đạn đã được đám giang hồ Thái Bình trong khi tháo chạy rút chốt ném về phía cả đám người mặc thường phục đang vật lộn với nhau. Ngày hôm sau, giới giang hồ Thái Bình và Nam Định mới biết có ít nhất 4 cảnh sát hình sự bị trọng thương trong đó có V và Th.
“V mất một pha, Th đi cả cụm” là câu mà dân Thành Nam từ trẻ đến già hay nói một cách hài hước với nhau để mô tả thương tích của những cảnh sát đêm ấy. Một người bị thương hỏng một mắt, dần hồi phục và quay trở lại công tác. Người còn lại bị thương nặng ở bộ hạ.
Công an Nam Định nhắc tới sự việc này như một chiến công của những cảnh sát hình sự trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm và giữ gìn trật tự xã hội nhưng giới giang hồ cộm cán thành Nam thời ấy đều hiểu rằng chẳng có “chiến công” nào ở đây cả, bởi tất cả chỉ là một mà thôi. Lằn ranh giới giữa hình sự & giang hồ thời chập choạng mở cửa đổi mới ở thành Nam gần như không thể phân biệt. Các hoạt động kinh doanh lớn nhỏ, hoạt động tội phạm kể cả ma tuý, đều được ít nhiều bảo kê bởi những bàn tay đen.
Sau thời điểm đó, nếu ai tinh ý sẽ rất dễ dàng nhận ra cánh giang hồ thành Nam hoặc hay hoạt động tại Nam Định bắt đầu toả đi tung hoành khắp nơi. Những tên tuổi lừng lẫy như Thắng chập, Ánh thiệp, Phúc bồ, Tuấn xuyên, Hải bánh, Tuấn xiển,... trong đó, có những cái tên sau này nam tiến (thực ra là trốn triệu tập hay truy nã) đã khiến ông trùm Năm Cam vốn mưu mô, lỳ lợm là thế mà cũng phải e ngại bởi độ liều lĩnh, sự tráo trở cũng như sẵn sàng làm những việc tày trời.
Dường như họ rời khỏi Thành Nam theo những thoả thuận ngầm bởi một chỉ huy nào đó: gây án, nếu không muốn bị kêu án thì chồng tiền và ra đi. Cũng thời điểm ấy, rất nhiều trọng án tại thành Nam chìm trong quên lãng và không có câu trả lời. Đây có lẽ cũng là căn nguyên để lý giải cho sự phức tạp của vụ án Năm Cam sau này khi ông trùm có những quan hệ mật thiết với cả đám giang hồ Thành Nam liều lĩnh cũng như những chỉ huy hình sự cộm cán ở cả hai đầu Nam Bắc khiến cho chuyên án đã hết sức khó khăn mới có thể đi được đến bước cuối cùng. Nhiều điều tra viên, nhà báo tham gia chuyên án đã phải trả những cái giá không đáng có. Đã có lúc, chuyên án tưởng chừng như hoàn toàn bế tắc.
Ranh giới giữa một người anh hùng và một tội phạm gần như chẳng có gì để phân biệt. Thế giới ngầm luôn có từ rất lâu và nó được bảo kê bởi những ông trùm nhưng mang danh là những anh hùng vì bình yên giấc ngủ của nhân dân. Còn bao nhiêu những người anh hùng như vậy? bộ công an nếu muốn thực sự lấy lại được cảm tình và sự nể trọng của người dân thì bắt buộc phải trả lời thật nhanh chóng và chính xác câu hỏi này.
Bạn tưởng tượng 2 giờ vật nhau dưới sông là như thế nào không nhỉ, đặc biệt với người đã đói đến kiệt sức. Có trận đấu nào như thế không? Ký ức chỉ là ký ức thôi.
Trả lờiXóaCũng giống như một anh hùng nào đó ghì tóm máy bay trực thăng HU-1A của "giặc" Mỹ, không cho nó bay.
XóaTheo các định luật khoa học thì vị anh hùng này phải nặng... trên 5.000 kg mới làm được chuyện này.
Với cái chế độ "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối",không có đối lập để kiểm soát và giám sát nhau thì chẳng có mấy anh hùng nào trụ vững nổi những cám dỗ do quyền lực quá lớn đem lại.
Trả lờiXóaKhi em trai của Dương Chí Dũng (Vinalines) là DT Trọng bị nhập kho vì tội làm cảnh sát mà lại đưa tội phạm đi trốn, cũng thấy có bài báo tiếc cho DT Trọng và nói rằng DT Trọng là "khắc tinh" của bọn giang hồ tội phạm đất cảng Hải Phòng. Nay PV Vĩnh lại được tiếc khen là "người hùng" trong công tác an ninh của Nam Định ! ???
Trả lờiXóanhân nhắc tới cậu chuyện Dũng trọng, hình ảnh Dương Chí Dũng đã ngạo mạn đọc thơ trong ngày xét xử, không ít bài báo được đăng và ca ngợi anh em Dũng Trọng trên những trang báo lề đảng.... cho tới khi phạm nhân Dũng cảm nhận được ô dù của bản thân có vấn đề mới chịu khai báo số tiền đưa tay cho 'ông anh' của hắn, phạm quí ngọ. nghe zậy thì biết zậy thôi. phe này, phe nọ cắn xé nhau chẳng sức mấy bận tâm làm chi.
XóaThật trùng hợp Dương tự TRỌNG, Dương Chí DŨNG đều là những tên tội phạm . một tên trực tiếp tham nhũng và một tên bảo kê- có ai thấy cái lôgic này ở tầm cỡ quốc gia xã hội không? cái gì tạo ra tham nhũng ở VN mà không thể triệt được nó?
XóaThật ra những người cộng sản ở lĩnh vực nào họ cũng chỉ dùng bạo lực là phương tiện chủ yếu. Ngay như đảng bây giờ xem lực lượng công an là thanh kiếm bảo vệ chế độ cũng là nhờ tính chất bạo lực của lực lượng này. Người cộng sản họ không chịu nghiên cứu về tội phạm để ngăn chặn, và họ cũng không chịu nghiên cứu về xã hội học để đề ra những chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn khủng hoảng xã hội. và về kinh tế thì họ cũng chẳng chịu nghiên cứu mô hình kinh tế tốt nhất mà chỉ vì quyền lợi của đảng mà thôi, chính vì vậy nền kinh tế mới khủng hoảng triền miên, thua lỗ năm này tháng khác, kẽ hở ăn cắp vân vân...ối giời! Rối bời! Tơi bời!
Trả lờiXóaTƯỚNG VĨNH - TỪ HAI GÓC NHÌN.
Trả lờiXóaNhưng góc nhìn thứ hai: ĐẠI CA GIANG HỒ CỦA THÀNH NAM có vẻ hợp lý hơn.
Tang tảng sáng là khoảng 4 h. Một người đói lả vật lộn với tên cướp hung hãn khoảng 4h đồng hồ...? Cần phải phong thánh cho anh Vĩnh và phong thiên tài cho nhà báo cách mạng. Thảo nào anh hùng Nguyễn Văn Kiểm dùng tay níu được trực thăng...
Trả lờiXóaPhan Văn Vĩnh là một ví dụ sống cho thấy bản chất cuộc đảo lộn các giá trị ở Xứ mình và hậu quả khủng khiếp của cuộc đảo lộn đó. Nếu vẫn là người lương thiện và tử tế, ông ta không thể được tin dùng và leo cao đến vậy. Sự tàn phá của cải, đạo lý, nhân phẩm...do ông ta và túc hạ gây ra là khó lường hết được...
Trả lờiXóaVụ tướng CA Vĩnh chột bị bắt đã nói lên bản chất của chính ông ta từ trước đến nay. Chỉ có điều bộ cánh " Đại bàng" khoát lên con "sói " nay mới bị lột ra , phơi bày hết thân phận của nó. Hầu hết những CS hình sự giỏi đều mang trong mình tố chất của những tên tội phạm. Sách Y văn và kế dụng nhân câu " lấy độc trị độc" . Vĩnh và những người như Vĩnh, khi môi trường có đủ điều kiện và thời cơ thì có thể thành anh hùng, cũng có thể thành thằng trùm XH đen. P.V.Vĩnh khi đã đủ mạnh, khó có ai kiếm soát được thì bộc lộ bản chất lưu manh, tàn bạo, coi thường luật pháp, đạo lý . Con đường đã dọn sẵn cho Vĩnh từ khi bước vào ngành CA VN. Không có chi lạ!
Trả lờiXóaNếu tướng Vĩnh là người có khí tiết thì hãy đi theo tướng Phạm Quý Ngọ để giữ gìn khí tiết
Trả lờiXóa