Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

THUẾ TÀI SẢN LÀ CÁI MÀ BỘ TÀI CHÍNH DỌN ĐƯỜNG ĐỂ CƯỚP CỦA


TS. Trần Gia Ninh.

TS. Trần Gia NinhSAO LẠI NỠ ĐÁNH LỪA XÃ HỘI NHƯ VẬY,
HỠI MỘT SỐ TRÍ THỨC TÊN TUỔI NGÀNH TÀI CHÍNH!


Việc Bộ Tài chính đề ra Thuế tài sản để thu ,với lý do đa số các nước trên thế giới áp dụng thuế này là một sự lập lờ đánh lận con đen để đạt mục đích thì còn có thể hiểu được. Nhưng một số tên tuổi về tài chính lại đăng đàn để ủng hộ chuyện lừa bịp này thì không thể nào tha thứ đươc! Xin nói rõ, thuế tài sản như bộ tài chính nói không phổ biến chút nào cả, có vài ba nước áp dụng và cũng không thành công. Chỉ có thuế nhà đất là phổ biến, nhưng hoàn toàn khác với thuế nhà đất mà Bộ Tài chính đề nghị. Vả lại người dân đâu có quyền sở hữu đất ở nước Việt Nam này mà đánh thuế đất. Chỉ có thể đánh thuế nhà, thật ra là rất nhẹ và là thuế địa phương, không do bộ TC thu. Mời xem bài của một hoc giả Việt ở Anh dưới đây sẽ rõ. (báo chính thống đấy nhé, không phải lề trái đâu)



Thuế tài sản có lập lờ trong cách gọi tên 
và giải thích?

Tuổi trẻ
18/04/2018 15:38 GMT+7

TTO - Không ít chuyên gia cho rằng thuế tài sản rất phố biến trên thế giới. Nhiều người lại nói chẳng mấy nước xài thuế này. Vậy thuế tài sản là gì? Có theo "thông lệ quốc tế" hay không?

Xe hơi trên 1,5 tỉ không kinh doanh... phải đóng thuế tài sản?
Không thể đánh thuế căn nhà duy nhất
Tiến sĩ Huỳnh Thế Du: Đánh thuế tài sản thì bỏ tăng thuế VAT

Theo dõi những thảo luận về thuế tài sản hiện tại trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, người viết nhận thấy có một vấn đề nổi bật cần làm cho rõ. Đó là khuôn khổ luật thuế hiện tại là thuế tài sản (wealth tax) hay thuế nhà đất (property tax)?

Tài sản là gì?

Đại diện của cơ quan đề xuất luật cho rằng "hiện có 174 trong số 193 nước, vùng lãnh thổ thu thuế tài sản (thuế thu hàng năm, trong quá trình sử dụng tài sản) với nhiều tên gọi khác nhau.

Các nước sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để tăng cường quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân, đồng thời có thêm nguồn lực đầu tư trở lại đất đai, điều tiết một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân có nhiều tài sản nhà, đất; góp phần đảm bảo công bằng xã hội", ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế cho hay. 


Theo thông tin này và những thông tin khác do Bộ Tài chính cung cấp, thông tin được nêu ra thực tế là thuế nhà đất nhưng lại được gắn vào một cái "mác" to hơn là thuế "tài sản".

Thuế nhà đất là loại thuế phổ biến đánh mỗi năm và có thuế suất khá thấp so với các thuế chuyển nhượng tài sản (wealth transfer tax) mà nhiều nước đồng thời áp dụng, hay thuế tài sản ròng (net wealth tax) mà chỉ có vài nước áp dụng, rất không phổ biến.

Thuế nhà đất ở các nước có tính hoàn trả khá gần với người nộp thuế. Chẳng hạn ở Anh đó là thuế chính quyền (council tax) hay đó là thuế nhà đất thường niên (annual property tax) của Canada.

Loại thuế này do chính quyền địa phương thu và tiền thuế được qui định rõ là phải chi cho phúc lợi địa phương như bệnh viện, trường học, cứu hỏa, công an, thu gom rác, xây dựng và sửa chữa đường sá địa phương, chứ không chuyển về trung ương.

Đây là loại thuế như chuyên gia Võ Trí Hảo nhận xét là nếu áp dụng ở Việt Nam thì phải do chính quyền địa phương như Hội đồng Nhân dân quyết định, và không cào bằng giữa các địa phương.

Thế nhưng điểm đáng chú ý là mấy ngày qua, thông tin đưa ra giải thích cơ sở ban hành luật là liên quan đến thuế nhà đất, nhưng cách đánh, gọi tên và cách giải thích thì có xu hướng áp đặt theo quan điểm thuế tài sản (wealth tax).

Nhiều chuyên gia trả lời trên báo chí dường như cũng bị kéo theo quan điểm bình luận về thuế tài sản thay vì thuế nhà đất.

Thuế tài sản là một loại thuế không phổ biến và còn rất ít nước áp dụng so với thuế nhà đất (hơn 30 nước giàu nhất và đánh thuế cao trong nhóm OECD thì chỉ còn 4 nước áp dụng).
Vấn đề với thuế tài sản nằm ở ba vấn đề chính: kê khai tài sản, định giá và xác định đối tượng áp dụng.

Vấn đề với kê khai tài sản thì khá rõ ràng, vì rất dễ để che giấu tài sản ở nhiều hình thức khác nhau và buộc người khai thuế tuân thủ là một điều gần như bất khả thi theo thực tiễn ở các nước trước đây áp dụng thuế này.

Cuối cùng họ phải bãi bỏ luật thuế này vì hầu như không thể kiểm soát được việc kê khai tài sản một cách hiệu quả và công bằng.

Một ví dụ nổi tiếng là làm sao biết một người giàu có có bao nhiêu viên kim cương, bao nhiêu chiếc xe không đứng tên họ mà được giấu ở một công ty vỏ rỗng xa tít nào đó.

Định giá tài sản cũng là một vấn đề khi mà tài sản không có giá trị thị trường đáng tin cậy để làm cơ sở định giá.

Cuối cùng, đó là khái niệm "tài sản" bao gồm những gì. Những gì đáng được xem là "tài sản" nên bị đánh thuế.

Đây là một vấn đề đáng chú ý của Việt Nam bởi vì liệu người dân có toàn quyền đối với nhà và đất ở của họ hay không mà xếp nó vào loại tài sản nên bị đánh thuế tài sản. Đây là một tranh luận rất nóng ở Trung Quốc năm rồi.

Thuế tài sản thực chất là thuế nhà đất?

Phân tích như trên có thể thấy: thuế nhà đất là phổ biến trên thế giới, thuế tài sản thì không. Vì vậy không thể dùng thông tin về sự phổ biến của thuế nhà đất để hướng đến một khuôn khổ luật thuế tài sản với nhiều loại đối tượng chịu thuế có thể được đề ra ở hiện tại và tương lai.

Nếu áp dụng khuôn khổ thuế tài sản, sau này đối tượng chịu thuế có thể mở rộng ra tới tài khoản ngân hàng của dân cũng được.
Quan trọng hơn, nếu áp dụng khuôn khổ thuế nhà đất như nhiều nước, thì nguồn thu bắt buộc phải nằm lại tại địa phương, do địa phương quyết định và bị yêu cầu chỉ được chi cho công trình công ích, y tế, giáo dục, an ninh của địa phương.

Nhưng nếu áp dụng khuôn khổ thuế tài sản, không còn những ràng buộc này thì những đặc tính hữu ích của thuế nhà đất vì vậy sẽ bị mất đi.

Ngoài ra, cách gọi thuế tài sản cũng khiến nhiều người bị nhầm lẫn. Có người đi tìm những thông tin về thuế suất chuyển nhượng tài sản đem gắn vào thực tiễn các nước về thuế tài sản, dễ gây hiểu lầm là thuế suất thuế tài sản nước khác rất cao.

Vì vậy, người viết tin rằng cách hợp lý nhất để đem những thảo luận luật thuế này về đúng trọng tâm của nó đó là đặt lại cho đúng khuôn khổ và tên gọi của luật là thuế nhà đất hay thuế bất động sản theo tinh thần thuế đánh vào nhà đất hàng năm của nước ngoài, do địa phương qui định và có tính hoàn trả ở các phúc lợi địa phương.

Theo cách này sẽ kéo luật thuế này về gần với luật thuế nhà đất hàng năm của nhiều nước, tránh gây nhầm lẫn, từ đó dễ cho dư luận so sánh xem so với các nước láng giềng thì đề xuất của Bộ Tài chính có đang đề xuất quá cao hay không, và quan trọng hơn hết là không đi vào xu hướng thuế tài sản ròng vốn rất ít phổ biến ở các nước khác.

HỒ QUỐC TUẤN – Giảng viên ĐH Bristol, Anh

11 nhận xét :

  1. Với cái luật đất đai thuộc sở hữu toàn dân thì người dân Việt Nam làm gì có tài sản là bất động sản! Chỉ có cái nhà ọp ẹp trên đất vững bền của đảng mà thôi! Tuy không có đất nhưng đảng cũng thu tiền sử dụng đất! Bây giờ lại còn vẽ vời thêm cái vụ thuế nhà và thuế đất thì thật buồn cười!

    Trả lờiXóa
  2. Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên đất đai phải là của đảng. Nếu bây giờ thu thuế đất thì đảng phải đóng tiền cho nhà nước, vì mọi đất đai là của đảng, nhưng đảng làm gì có tiền? Thế thì lấy tiề của dân đóng thuế giùm đảng! Cuối cùng thì cũng lấy mỡ nó rán nó mà thôi! Làm thằng dân khổ bỏ mẹ!

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị khởi tố Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng can tội "bóc lột và bần cùng hóa" nhân dân.

    Trả lờiXóa
  4. Vào nhà thổ phải mua vé, vậy về nhà với vợ cũng phải mua vé chứ. Được mua vé tháng, vế năm là ơn đức bề trên. Hay! Xã hội hoá nhà thổ trên toàn lãnh thổ! Lú.quẫn.com!?

    Trả lờiXóa
  5. Nhiều năm rồi, giáo dục Hà Nội có một chuyện rất kỳ: bài kiểm tra cuối kỳ cuối năm của học sinh, nhà trường thu lại. Thấy quá vô lý và phản giáo dục, một đôi phụ huynh chất vấn, một phó hiệu trưởng đáp rằng, nhiều nước cũng làm như vậy. Hỏi những nước nào, nhà lãnh đạo ngồi im. Về sau, bà hiệu trưởng trả lời đó là do giám đốc sở GD quyết định. Quyết định ra thời gian nào, ai ký...?...Im lặng hoàn toàn...Cuối cùng, cho đến nay, việc thu bài vẫn tiếp tục. Phụ huynh nghi ngờ..., biết đâu bài không được chấm, chấm qua loa, bị đánh tráo, dùng để mua bán điểm...Chung quy, con cháu chúng ta chỉ là công cụ làm tiền...!...Hỏi sao chúng chán học...!?... Hỡi ôi...

    Trả lờiXóa
  6. Ủng hộ đảng đánh thuế cao hơn nữa để nuôi bộ máy tham nhũng và ăn hại như con nghiện chỉ ăn lên ko bao giờ cai được. Nhân dân chuẩn bị xuống đường đòi quyền sống, quyền được quản lý đất nước. Đảng nên chuẩn bị bộ máy đàn áp, dự là máu sẽ đổ. Mỹ, Anh, Pháp đang muốn thanh lý lô hàng Tô ma hốc.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà cửa, ô tô là tài sản....phải đóng thuế tài sản. Thế vốn liêng kinh doanh, cổ phiếu...có là tài sản, rôi tiền, vàng gủi ở ngân hàng hay cất giũ ở nha có là tài sản. Sao không thấy tính thuế tài sản....Nhà đất khi bán va mua đểu đã phải chịu thuế, rôi nhà đất chịu thuế nhà đát hằng năm, vậy đanh thuế tài sản sản nhà đất có là thuế chồng thuế không ta
    Bảo thế giới người ta đánh thuê tài sản, xin cụ thể nước nào, tài sản nàp phải tính thuê... xin công khai cho
    Năm ngoài, bộ tài nguyên đè xuất khai thêm tên trên sổ đỏ bị phản ứng dữ dôi đã bị xoá bỏ, nhưng bộ tài nguyên làm bậy không bị kỉ luật Giờ thuế tài sản đề xuất của bộ tài chính cũng bị phản ứng, thủ tướng phải có ý kiến trấn an. Vậy thì theo gương bộ tai nguyên rút đề xuất cho rồi , được lòng dân, không làm bẽ mặt thủ tương, và cũng không bị kỉ luạt gi

    Trả lờiXóa
  8. Lũ ăn cướp. Lũ chó má.

    Trả lờiXóa
  9. Mọi giải thích của BTC về thuế nhà đất và tài sản là ngụy biện.Đủ mọi tầng lớp xã hội này có phản ứng như thế nào thì chúng cũng thực hiện thủ, sớm hay muộn mà thôi. Vì nếu không làm vậy thì lấy tiền đâu trả nợ, lấy tiền đâu để Nhà nước này hoạt động. Còn cái lai quần cũng cướp.

    Trả lờiXóa