Tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết đã góp phần “ổn định” Hoàng Sa như thế nào?
Mặc Lâm
Dự án Khu du lịch cao cấp Bình Châu – Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi giao cho tập đoàn FLC với quyết tâm cao mở cho bằng được dự án nghìn tỷ này. FLC cũng vừa công bố sẽ vay tiền của Trung Quốc để hoàn thành dự án. Động thái nhịp nhàng này cho thấy Quảng Ngãi chụp thời cơ không phải không có lý do, mặc dù cái chính mà họ nói là tỉnh cần phát triển du lịch để nâng cao đời sống dân chúng, kể cả hai nơi trực tiếp bị ảnh hưởng là Bình Châu và Lý Sơn.
Bình Châu – Lý Sơn sống về nghề cá, sau này khi bị Trung Quốc bạo hành tại khu vực Hoàng Sa thì Lý Sơn trồng thêm tỏi và rất nổi tiếng. Tuy nhiên nguồn sống lớn nhất vẫn là cá và nơi cá còn nhiều nhất mà ngư dân Lý Sơn đánh bắt bao đời nay vẫn là Hoàng Sa, mặc dù con cá Hoàng Sa phải đổi lại mồ hôi, nước mắt và cả máu của ngư dân Lý Sơn, đôi khi cả Bình Châu nữa.
Cái tên Lý Sơn gắn bó với Hoàng Sa đến nỗi nhà nước tuy không giúp gì được cho họ nhưng Lý Sơn là biểu tượng duy nhất còn lại có trực tiếp tới Hoàng Sa. Mỗi lần dân Lý Sơn bị Trung Quốc thu giữ tàu đòi tiền chuộc hay đâm chìm tàu cá ngư dân hoặc lớn tiếng cấm ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng biển này…thì Bộ ngoại giao lại có cớ để lên tiếng…quan ngại. Nếu ngư dân Lý Sơn không ra Hoàng Sa nữa thì khó có cơ hội lên tiếng trước dư luận quốc tế về hành vi cướp biển của Trung Quốc
Thứ mà nhà nước đầu tư cho ngư dân Lý Sơn, Bình Châu cùng vài huyện dọc duyên hải khác là hàng ngàn lá cờ tổ quốc. Cơ quan tuyên truyền cho rằng lá cờ làm cho họ vững tâm hơn khi góp phần bảo vệ quê hương mặc dù cảnh sát biển của Việt Nam liên tục nhận những chiếc tuần duyên từ Mỹ, Nhật để hỗ trợ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Quảng Ngãi là tỉnh nghèo, có mỗi cái Lý Sơn làm biểu tượng nay phải cắn răng tống đi khỏi trí nhớ người dân Việt Nam bằng cách chấp thuận một dự án xóa sổ truyền thống chống Trung Quốc tuy chỉ bằng cách đánh cá.
Người dân Lý Sơn có thể đổi đời, không còn mơ tới Hoàng Sa với những con thuyền đầy cá. Họ sẽ trở thành công dân biết nói tiếng Tàu khi du khách Trung Quốc tràn ngập vùng đất của họ. Những ngôi “mộ gió” của cha anh họ sẽ trở thành di tích du lịch, biểu trưng một giai đoạn họ thay nhà nước chống giặc phương Bắc.
Kẻ có lợi sau cùng nhưng lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Từ nay rảnh tay không còn truy đuổi tàu cá Việt Nam đồng nghĩa với việc hợp thức hóa việc xâm lược Hoàng Sa vào năm 1974. Chẳng những vậy họ còn được mang ơn, ít nhất là tập đoàn FLC khi vừa lên tiếng xin vay là được chấp nhận ngay không cần hỏi lần thứ hai.
Còn bao nhiêu Lý Sơn nữa trong vòng vây của Trung Quốc khi chúng ta có quá nhiều Trọng Thủy lởn vởn cạnh ngai vàng?
Mặc Lâm
Dự án Khu du lịch cao cấp Bình Châu – Lý Sơn được tỉnh Quảng Ngãi giao cho tập đoàn FLC với quyết tâm cao mở cho bằng được dự án nghìn tỷ này. FLC cũng vừa công bố sẽ vay tiền của Trung Quốc để hoàn thành dự án. Động thái nhịp nhàng này cho thấy Quảng Ngãi chụp thời cơ không phải không có lý do, mặc dù cái chính mà họ nói là tỉnh cần phát triển du lịch để nâng cao đời sống dân chúng, kể cả hai nơi trực tiếp bị ảnh hưởng là Bình Châu và Lý Sơn.
Bình Châu – Lý Sơn sống về nghề cá, sau này khi bị Trung Quốc bạo hành tại khu vực Hoàng Sa thì Lý Sơn trồng thêm tỏi và rất nổi tiếng. Tuy nhiên nguồn sống lớn nhất vẫn là cá và nơi cá còn nhiều nhất mà ngư dân Lý Sơn đánh bắt bao đời nay vẫn là Hoàng Sa, mặc dù con cá Hoàng Sa phải đổi lại mồ hôi, nước mắt và cả máu của ngư dân Lý Sơn, đôi khi cả Bình Châu nữa.
Cái tên Lý Sơn gắn bó với Hoàng Sa đến nỗi nhà nước tuy không giúp gì được cho họ nhưng Lý Sơn là biểu tượng duy nhất còn lại có trực tiếp tới Hoàng Sa. Mỗi lần dân Lý Sơn bị Trung Quốc thu giữ tàu đòi tiền chuộc hay đâm chìm tàu cá ngư dân hoặc lớn tiếng cấm ngư dân Việt Nam đánh cá tại vùng biển này…thì Bộ ngoại giao lại có cớ để lên tiếng…quan ngại. Nếu ngư dân Lý Sơn không ra Hoàng Sa nữa thì khó có cơ hội lên tiếng trước dư luận quốc tế về hành vi cướp biển của Trung Quốc
Thứ mà nhà nước đầu tư cho ngư dân Lý Sơn, Bình Châu cùng vài huyện dọc duyên hải khác là hàng ngàn lá cờ tổ quốc. Cơ quan tuyên truyền cho rằng lá cờ làm cho họ vững tâm hơn khi góp phần bảo vệ quê hương mặc dù cảnh sát biển của Việt Nam liên tục nhận những chiếc tuần duyên từ Mỹ, Nhật để hỗ trợ và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Quảng Ngãi là tỉnh nghèo, có mỗi cái Lý Sơn làm biểu tượng nay phải cắn răng tống đi khỏi trí nhớ người dân Việt Nam bằng cách chấp thuận một dự án xóa sổ truyền thống chống Trung Quốc tuy chỉ bằng cách đánh cá.
Người dân Lý Sơn có thể đổi đời, không còn mơ tới Hoàng Sa với những con thuyền đầy cá. Họ sẽ trở thành công dân biết nói tiếng Tàu khi du khách Trung Quốc tràn ngập vùng đất của họ. Những ngôi “mộ gió” của cha anh họ sẽ trở thành di tích du lịch, biểu trưng một giai đoạn họ thay nhà nước chống giặc phương Bắc.
Kẻ có lợi sau cùng nhưng lớn nhất vẫn là Trung Quốc. Từ nay rảnh tay không còn truy đuổi tàu cá Việt Nam đồng nghĩa với việc hợp thức hóa việc xâm lược Hoàng Sa vào năm 1974. Chẳng những vậy họ còn được mang ơn, ít nhất là tập đoàn FLC khi vừa lên tiếng xin vay là được chấp nhận ngay không cần hỏi lần thứ hai.
Còn bao nhiêu Lý Sơn nữa trong vòng vây của Trung Quốc khi chúng ta có quá nhiều Trọng Thủy lởn vởn cạnh ngai vàng?
Thì Hoàng Sa dâng cho nó là ổn định! Mấy đảo Trường Sa cho nó xơi lại các thêm 64 đồng bào là ổn định! Thác Bản Dốc, ải Nam Quan nó lấy mà im như thóc là ổn định! Ổn định hay không là do tầu, không phải ta muốn mà được! Chưa biết chừng nó muốn tới đâu, liệu mà đón ý nó thì rồi ổn định ở ngoài bãi tha ma! Nhé! Đấy! Thì hôm nọ đã bàn xây cái Mai Dịch thành cái bãi tha ma to đùng hoành tráng còn gì!
Trả lờiXóaKhông đọc tin thì thôi, hễ đọc là có tin lãnh đạo nơi nào đó đang bán nước. Vụ đảo Lý Sơn này đây là vụ bán nước trắng trợn trâng tráo trước mắt dân, chúng coi khinh dân không còn lời gì để nói được. Đồng tiền ngoại bang mua được tất cả bọn chúng quá dễ, thật căm phẫn! Ông Nguyễn Phú Trọng còn chần chờ gì nữa, hãy ra tay đốt lò ở Quảng Ngãi Lý Sơn, chúng nó đang bán nước ở đây, hãy chặn chúng ngay đi ông Tổng bí thư, không có gì đáng quý bằng Tổ Quốc!
Trả lờiXóaĐốt lò này thì đôn lò khác,lò nào cũng bằng tôn cả
XóaTrịnh Văn Quyết gắn liền với thương hiệu FLC nổi lên đình đám, thì nay đang được giải thích tại sao FLC lại nổi nhanh như vậy. Một tập đoàn chẳng làm ra một sản phẩm nông, công nghiệp... thực sự hữu ích nào ngoài đất đai. Nay thì ta mới hiểu nó đang dùng tiền của kẻ xâm lược, mà kẻ xâm lược thì không cho ai không cái gì. Trịnh văn quyết hãy tỉnh lại mà giữ lấy sự nghiệp của mình bởi con mắt của ND này tinh tường lắm!
Trả lờiXóa