Ảnh Xưa rồi: Ông Chung, Chủ tịch UBND Tp Hà Nội, trong một lần về Mỹ Đức.
Vinh Anh
Vẻ đẹp của tết - gặp gỡ và đối thoại
Mình thuộc lớp người già (theo chuẩn thế giới chứ không ăn gian), đã nghỉ hưu chán rồi, nhìn thấy cảnh tết người đi lại đông như kiến thì hoảng. Cái hoảng này gợi cho mình suy ngẫm về tết, khối người ở độ tuổi mình cũng đã ngẫm kèm với lời thở than, lời thở than nhẹ bẫng như làn gió cuối cuộc đời và trống rỗng, biết chắc chắn chẳng có một điều gì vấn vương để lại.
Vẻ đẹp của tết - gặp gỡ và đối thoại
Mình thuộc lớp người già (theo chuẩn thế giới chứ không ăn gian), đã nghỉ hưu chán rồi, nhìn thấy cảnh tết người đi lại đông như kiến thì hoảng. Cái hoảng này gợi cho mình suy ngẫm về tết, khối người ở độ tuổi mình cũng đã ngẫm kèm với lời thở than, lời thở than nhẹ bẫng như làn gió cuối cuộc đời và trống rỗng, biết chắc chắn chẳng có một điều gì vấn vương để lại.
Vào độ gần tết hay sau tết, chính xác hơn vào độ năm mới những năm gần đây, mình nhớ đến một trách nhiệm không hề bị ràng buộc, mà nếu không làm thì thấy lương tâm áy náy. Đó là nhớ về ba ngày kỷ niệm: 19/1;17/2;14/3, tất cả 3 ngày này đều liên quan đến ông bạn Tàu khổng lồ nhưng xấu bụng phía Bắc. Ba ngày của ba tháng đầu năm, dễ nhớ lắm và cho mình trách một câu, vậy mà sao nhiều người Việt Nam ta lại có thể quên, quên một cách vô tư, quên một cách vô cảm. Điều buồn hơn, buồn đến uất ức khi thấy chính quyền Hà Nội cho phép một đám người nhảy nhót, phá đám cuộc thắp hương tưởng niệm nữa kia. Với sự dung túng này thì không trách nữa mà là phê phán. Mình cực lực phản đối!
Vậy là tết mang nghĩa đoàn tụ, gặp gỡ của mình năm nay mang hương vị buồn, cái buồn không thể chia sẻ với những người thân trong gia đình và bỗng nhiên, mình thành kẻ cô đơn. Từ sự cô đơn trong gia đình, nhìn ra ngoài, cám cảnh người đời đang tất bật bận bịu xuôi ngược lo chuyện tết, thấy “khinh khỉnh, coi thường”. Ồ, lạc lõng giữa muôn người và tự an ủi bằng tiếng thì thầm: vậy thì đáng kiếp kẻ đi ngược chiều thôi, sao lại bỏ lỡ dịp gặp gỡ để đối thoại.
Mấy ngày tết mà cứ thắc thỏm về chuyện tưởng niệm liệt sĩ với nỗi khổ dân oan hay hình ảnh trẻ em còn đói rét vùng núi cao, thì vui tết sao được cơ chứ.
Cũng may, hôm nay mồng 6 tết, đọc được tin vui. Đoàn trí thức Hà Nội đến thăm cụ Kình Đồng Tâm và cựu bí thư Thanh Văn(Thanh Oai). Có thể có người hỏi, sao đọc tin đó lại vui. Đơn giản thôi, vì đó là cái điều mình mong mỏi đến hôm nay cũng đã thực hiện. Hỏi tại sao trước vẫn cụ Đăng Quang cũng đã thăm cụ Kình đấy thôi. Thăm về, cụ viết bài về Đồng Tâm đọc rõ là sướng nữa kia(Đến hôm nay đã là bài thứ ba của loạt bài viết về Đồng Tâm). Hôm nay nó khác. Hôm nay là đoàn trí thức Hà Nội. Nó là một tập hợp của những người đáng kính, biểu lộ sự ủng hộ với cụ Kình và dân Đồng Tâm. Nó là những đại diện cất tiếng nói thay, nói hộ những người dân thấp cổ bé họng như mình. Nó là một lực lượng, và tiếng vang của nó cũng giống như một đoàn trí thức Hà Nội, thay mặt dân Hà Nội đến thắp hương ở tượng đài Lý Thái Tổ, hay đài tưởng niệm liệt sĩ, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì biển đảo và bảo vệ biên giới. Nó để lại dấu ấn, thỏa một phần mong ước của người dân.
Nói đến chuyện gặp nhau, mình chẳng cho nó chỉ là chuyện để thăm hỏi. Cứ suy từ mình ra, gặp nhau có thể hiểu ra được khối vấn đề. Chẳng vậy mà trên thế giới, các nguyên thủ của các nước có những lợi ích khác nhau, họ vẫn thường xuyên gặp nhau. Lại nhớ ông Thưởng tuyên giáo ngày nào nêu vấn đề đối thoại, và ông ấy cũng từng nói “không sợ đối thoại” với những người bất đồng chính kiến cơ đấy. Ngóng mãi mà chả thấy chuyện “đối thoại” xảy ra, cứ như mọi sự vẫn chỉ là trong giấc mơ. Trong đoàn trí thức Hà Nội có ông Chu Hảo, người từng đề xuất cần phải đối thoại giữa các cấp chính quyền với các hội đoàn hiện nay, đối thoại với những người mà người ta vẫn coi như là những người xã hội đấu tranh cho sự tiến bộ nước nhà, đối thoại với những người bất đồng để tìm ra tiếng nói chung. Người dân mong lắm, mong ghê lắm. Có đối thoại là chắc sẽ bớt đi được rất nhiều máu đổ, sẽ bớt đi những tù đầy giam giữ, sẽ bớt đi những hằn học vô lý của người với người và hơn hết sẽ tìm ra được tiếng nói chung, tiếng nói của thương yêu. Sống trên đời, người ta luôn hướng đến sự chân thiện đó.
Sao chỉ là gặp nhau để nghe nhau nói mà khó thế. Người Việt luôn tự hào có dòng máu của người tử tế chảy bên trong. Vậy trong chúng ta còn thiếu cái gì? Có phải cái thiếu đó chính là tấm lòng. Chúng ta luôn thiếu một tấm lòng chân thật với nhau. Người dân mong lắm có những người thật sự vì dân, vì nước chứ các vị mà vẫn hay lên diễn đàn “giảng giải” có vị nào thạt sự vì dân vì nước đâu, vị nào khi có quyền cũng tích cho đẫy túi tham mà thôi. Nhìn cái ông Triều Tiên thì thấy họ cũng đâu có phải là loại “đàn gẩy tai trâu” như ta hằng nghĩ, tuy rằng với ông này, mình chẳng tin ở họ có sự thiện ý hợp lòng người. Ấy vậy mà họ đã đồng ý sẽ cùng nhau ngồi chung một bàn để bàn chuyện đấy. Lịch sử dân tộc ta đã bỏ lỡ bao nhiêu lần có thể dùng đối thoại để thay thế sinh mạng con người rồi nhỉ? Chắc chỉ các ông trong “tầm cỡ” đối thoại biết rõ mà thôi.
Lại nói ý một câu rất cũ: “Cái khốn nạn đáng khinh nhất là khốn nạn được che giấu đằng sau bằng sự tử tế”. Đối thoại với nhau đâu phải là vì được thua. Nó là phương pháp để đi đến hòa hợp, hòa giải mà thôi. Đối thoại được là cả hai cùng thắng.
Cái tết năm nay, mình nhận ra sự muộn màng cái đẹp của nó, dù đấy chỉ là điều ước.
Vinh Anh
21/2/18
Người ta thích đối thụi thôi bạn ôi!
Trả lờiXóaGặp gỡ và đối thoại ! ND mong Đ và NN thành tâm và chủ động !
Trả lờiXóa