.
. . .
.
TIN BUỒN
Chúng tôi vô cùng xúc động và kính tiếc báo tin:
Nhà văn, Nhà giáo Nhân dân
Giáo sư NGUYỄN ĐĂNG MẠNH sinh năm 1930 tại Nam Định Giảng viên Khoa Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội,
là chuyên gia về Nguyễn Tuân,
và có cuốn Hồi ký nổi tiếng trên văn đàn đã từ trần hồi 17h10 ngày 9/2/2018. Hưởng thọ 89 tuổi. Lễ viếng từ 9h00 đến 10h45, Thứ Ba, 13/02/2018 (tức 28 Tết). Từ 10h45 đến 11h00 là lễ truy điệu. Địa điểm: Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, HN. An táng tại Nghĩa trang Sơn Tây.
* * *
|
ĐIẾU VĂN ĐỌC TẠI TANG LỄ
GIÁO SƯ NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Kính thưa toàn thể quý vị cùng toàn thể tang quyến !
Hôm nay, tất cả chúng ta có mặt tại đây để vĩnh biệt một con người ưu tú - người thầy lớn, nhà khoa học lớn, tác gia phê bình văn chương xuất sắc : Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh.
Mặc dù đã được các thầy thuốc và gia đình tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 17h10 phút ngày 9 tháng 2 năm 2018, tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi này là một tổn thất to lớn của gia đình giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, tổn thất to lớn của Bộ môn Văn học Việt Nam Hiện Đại, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội chúng ta, của giới Giáo dục, giới Khoa học cùng giới Văn chương nước nhà.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh sinh ngày 18 tháng 3 năm 1930 tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nguyên quán tại xã Cự Khối, huyện Gia Lâm (nay thuộc Long Biên), Hà Nội. Thuở nhỏ, theo gia đình, ông đã học Sơ học, Tiểu học ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Bắc Ninh. Năm 1947, sau khi tốt nghiệp cấp II, dù hoàn cảnh kháng chiến cơ cực, ông vẫn tiếp tục học chuyên khoa tại trường Trung học kháng chiến ở Thanh Ba, Phú Thọ. Năm 1949, sau khi công tác ít lâu ở Tỉnh đảng bộ Thái Nguyên, ông tiếp tục theo học khoa Xã hội trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, tại Tuyên Quang. Năm 1950, khi trường chuyển sang Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), thì ông được tuyển dạy hệ sơ cấp, đào tạo giáo viên cấp I. Năm 1952, ông về nước, công tác tại Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc, đóng ở Thái Nguyên. Năm 1957, ông về học Khoa Văn Đại học Sư Phạm Hà Nội. Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy và được điều vào công tác tại Đại học Sư Phạm Vinh (Nghệ An). Thời gian này, cùng với việc giảng dạy, ông bắt đầu nghiên cứu, phê bình văn học. Từ 1969, ông chuyển ra công tác tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại nhiều năm và miệt mài gắn bó với mái trường thân yêu của chúng ta cho đến cuối đời công tác. Đây là giai đoạn mà sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và phê bình của ông đạt đến độ rực rỡ nhất. Cũng tại nơi đây, ông đã gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978, gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1988.
Cuộc đời ông là một nỗ lực không mệt mỏi : không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, không ngừng cống hiến cho đất nước, nhân dân.
Với những đóng góp và thành tựu nổi bật của mình, ông đã được phong tặng nhiều chức danh, nhiều tặng thưởng và giải thưởng cao quý : học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986, Huân chương lao động hạng Hai năm 1998, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam lần một năm 1985, lần hai năm 2001, và Giải thưởng Nhà nước năm 2000.
Kính thưa anh hồn Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh !
Bao thế hệ học trò của ông, từ những tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân Văn khoa được ông trực tiếp truyền dạy nay đã thành những giáo viên, giảng viên, những nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình nổi tiếng, cho đến lớp lớp những học sinh phổ thông mọi miền được thụ giáo, thỉnh giáo sẽ nhớ mãi một người thầy đầy tâm huyết, lúc nào cũng trẻ trung thân thiện, với bao bài giảng, giờ giảng sâu sắc, thông tỏ, đã khai mở cho họ những chân trời tri thức, dẫn dắt họ khám phá và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ chân chính của bao tác giả lớn, tác phẩm lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam, tiếp cho họ niềm say mê văn học và niềm trân quí những phẩm giá con người.
Đồng nghiệp và giới khoa học Ngữ Văn sẽ nhớ mãi về ông, một chuyên gia văn học sử đầu ngành, người đã dành cả đời mình để khám phá một giai đoạn văn học nhiều thành tựu cũng lắm chông gai là Văn học Việt Nam hiện đại để tôn vinh những tinh hoa, để xác lập những nguyên tắc và phương pháp tiếp cận hiệu quả, người đã xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu tác gia văn học, mở ra một “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, làm bừng sáng những giá trị cốt lõi của nhiều tác gia đặc sắc như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài…, người đã tham gia chủ trì Cải cách giáo dục ngành Ngữ Văn, chủ trì biên soạn nhiều bộ Giáo trình, Tuyển tập, Tổng tập đồ sộ, nhiều bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học Phổ thông với chất lượng văn chương rất cao theo tinh thần đổi mới.
Độc giả văn chương của ông sẽ còn nhớ mãi về ông, một ngòi bút phê bình thuộc giới hàn lâm mà rất đỗi nghệ sĩ, tác giả của những công trình xuất sắc “Nhà văn, tư tưởng và phong cách”, “Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách”, “Văn học Việt Nam hiện đại, những gương mặt tiêu biểu”, “Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh” , với những trang văn sắc sảo, tài hoa, vừa giàu hàm lượng tư tưởng, vừa đẫm chất nghệ thuật văn chương, trang nào cũng đầy khám phá phát hiện về các giá trị thẩm mỹ, cũng cuốn hút hấp dẫn bởi một lối viết giản dị mà kiêu sang, một ngôn ngữ khúc chiết mà bay bổng, xứng đáng là mẫu mực của phê bình văn học hiện đại.
Giới trí thức Việt Nam sẽ nhớ mãi và nhắc mãi về ông, một trí thức tâm huyết với đất nước, cương trực giữa thời cuộc, suốt đời vắt mình cống hiến cho sự nghiệp chung, vì một xã hội văn minh, tiến bộ.
Di sản ông để lại là một nhân cách lớn, một tài năng và sự nghiệp lớn. Xin ông hãy yên lòng về di sản mình để lại, di sản ấy sẽ còn tiếp tục tỏa sáng, tiếp tục được nâng niu, kế thừa, tiếp tục được lan tỏa đến nhiều thế hệ mai sau !
Kính thưa gia đình thầy Nguyễn Đăng Mạnh !
Trong giờ phút đau thương này, nhà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ Văn, Tổ Văn học Việt Nam Hiện đại, cùng đồng nghiệp và các thế hệ học trò, những người yêu mến, ngưỡng mộ thầy vô cùng đau xót và tiếc thương trước sự ra đi của thầy. Chúng tôi vô cùng thấm thía nỗi đau đớn của gia đình vừa mất đi một người chồng, người cha, người ông muôn vàn thân yêu. Không có gì bù đắp được tổn thất lớn lao này. Chúng tôi cũng hiểu rằng, sự nghiệp và thành tựu của thầy sẽ không thể có được nếu thiếu đi sự hỗ trợ, chăm lo bao nhiêu năm nay của mọi thành viên gia đình. Xin gia đình thầy nhận ở toàn thể chúng tôi lòng biết ơn chân thành và sự sẻ chia sâu sắc trước niềm đau thương vô hạn này.
Vĩnh biệt Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh !
Xin nghiêng mình tiễn biệt thầy !
Xin thầy hãy thanh thản yên nghỉ ở cõi Vĩnh Hằng !
Kính thưa toàn thể quý vị cùng toàn thể tang quyến !
Hôm nay, tất cả chúng ta có mặt tại đây để vĩnh biệt một con người ưu tú - người thầy lớn, nhà khoa học lớn, tác gia phê bình văn chương xuất sắc : Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh.
Mặc dù đã được các thầy thuốc và gia đình tận tình cứu chữa, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, sức yếu, ông đã trút hơi thở cuối cùng vào hồi 17h10 phút ngày 9 tháng 2 năm 2018, tức ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Dậu, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi này là một tổn thất to lớn của gia đình giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, tổn thất to lớn của Bộ môn Văn học Việt Nam Hiện Đại, Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội chúng ta, của giới Giáo dục, giới Khoa học cùng giới Văn chương nước nhà.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh sinh ngày 18 tháng 3 năm 1930 tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nguyên quán tại xã Cự Khối, huyện Gia Lâm (nay thuộc Long Biên), Hà Nội. Thuở nhỏ, theo gia đình, ông đã học Sơ học, Tiểu học ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình và Bắc Ninh. Năm 1947, sau khi tốt nghiệp cấp II, dù hoàn cảnh kháng chiến cơ cực, ông vẫn tiếp tục học chuyên khoa tại trường Trung học kháng chiến ở Thanh Ba, Phú Thọ. Năm 1949, sau khi công tác ít lâu ở Tỉnh đảng bộ Thái Nguyên, ông tiếp tục theo học khoa Xã hội trường Trung cấp Sư phạm Trung ương, tại Tuyên Quang. Năm 1950, khi trường chuyển sang Khu học xá Nam Ninh (Trung Quốc), thì ông được tuyển dạy hệ sơ cấp, đào tạo giáo viên cấp I. Năm 1952, ông về nước, công tác tại Sở Giáo dục Liên khu Việt Bắc, đóng ở Thái Nguyên. Năm 1957, ông về học Khoa Văn Đại học Sư Phạm Hà Nội. Năm 1960, sau khi tốt nghiệp, ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy và được điều vào công tác tại Đại học Sư Phạm Vinh (Nghệ An). Thời gian này, cùng với việc giảng dạy, ông bắt đầu nghiên cứu, phê bình văn học. Từ 1969, ông chuyển ra công tác tại khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại nhiều năm và miệt mài gắn bó với mái trường thân yêu của chúng ta cho đến cuối đời công tác. Đây là giai đoạn mà sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu và phê bình của ông đạt đến độ rực rỡ nhất. Cũng tại nơi đây, ông đã gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978, gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1988.
Cuộc đời ông là một nỗ lực không mệt mỏi : không ngừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo, không ngừng cống hiến cho đất nước, nhân dân.
Với những đóng góp và thành tựu nổi bật của mình, ông đã được phong tặng nhiều chức danh, nhiều tặng thưởng và giải thưởng cao quý : học hàm Phó giáo sư năm 1984, Giáo sư năm 1991, danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 1990, Nhà giáo Nhân dân 2002, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986, Huân chương lao động hạng Hai năm 1998, Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam lần một năm 1985, lần hai năm 2001, và Giải thưởng Nhà nước năm 2000.
Kính thưa anh hồn Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh !
Bao thế hệ học trò của ông, từ những tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân Văn khoa được ông trực tiếp truyền dạy nay đã thành những giáo viên, giảng viên, những nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình nổi tiếng, cho đến lớp lớp những học sinh phổ thông mọi miền được thụ giáo, thỉnh giáo sẽ nhớ mãi một người thầy đầy tâm huyết, lúc nào cũng trẻ trung thân thiện, với bao bài giảng, giờ giảng sâu sắc, thông tỏ, đã khai mở cho họ những chân trời tri thức, dẫn dắt họ khám phá và tiếp nhận những giá trị thẩm mỹ chân chính của bao tác giả lớn, tác phẩm lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam, tiếp cho họ niềm say mê văn học và niềm trân quí những phẩm giá con người.
Đồng nghiệp và giới khoa học Ngữ Văn sẽ nhớ mãi về ông, một chuyên gia văn học sử đầu ngành, người đã dành cả đời mình để khám phá một giai đoạn văn học nhiều thành tựu cũng lắm chông gai là Văn học Việt Nam hiện đại để tôn vinh những tinh hoa, để xác lập những nguyên tắc và phương pháp tiếp cận hiệu quả, người đã xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu tác gia văn học, mở ra một “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn”, làm bừng sáng những giá trị cốt lõi của nhiều tác gia đặc sắc như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài…, người đã tham gia chủ trì Cải cách giáo dục ngành Ngữ Văn, chủ trì biên soạn nhiều bộ Giáo trình, Tuyển tập, Tổng tập đồ sộ, nhiều bộ sách giáo khoa Ngữ Văn Trung học Phổ thông với chất lượng văn chương rất cao theo tinh thần đổi mới.
Độc giả văn chương của ông sẽ còn nhớ mãi về ông, một ngòi bút phê bình thuộc giới hàn lâm mà rất đỗi nghệ sĩ, tác giả của những công trình xuất sắc “Nhà văn, tư tưởng và phong cách”, “Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách”, “Văn học Việt Nam hiện đại, những gương mặt tiêu biểu”, “Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh” , với những trang văn sắc sảo, tài hoa, vừa giàu hàm lượng tư tưởng, vừa đẫm chất nghệ thuật văn chương, trang nào cũng đầy khám phá phát hiện về các giá trị thẩm mỹ, cũng cuốn hút hấp dẫn bởi một lối viết giản dị mà kiêu sang, một ngôn ngữ khúc chiết mà bay bổng, xứng đáng là mẫu mực của phê bình văn học hiện đại.
Giới trí thức Việt Nam sẽ nhớ mãi và nhắc mãi về ông, một trí thức tâm huyết với đất nước, cương trực giữa thời cuộc, suốt đời vắt mình cống hiến cho sự nghiệp chung, vì một xã hội văn minh, tiến bộ.
Di sản ông để lại là một nhân cách lớn, một tài năng và sự nghiệp lớn. Xin ông hãy yên lòng về di sản mình để lại, di sản ấy sẽ còn tiếp tục tỏa sáng, tiếp tục được nâng niu, kế thừa, tiếp tục được lan tỏa đến nhiều thế hệ mai sau !
Kính thưa gia đình thầy Nguyễn Đăng Mạnh !
Trong giờ phút đau thương này, nhà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ Văn, Tổ Văn học Việt Nam Hiện đại, cùng đồng nghiệp và các thế hệ học trò, những người yêu mến, ngưỡng mộ thầy vô cùng đau xót và tiếc thương trước sự ra đi của thầy. Chúng tôi vô cùng thấm thía nỗi đau đớn của gia đình vừa mất đi một người chồng, người cha, người ông muôn vàn thân yêu. Không có gì bù đắp được tổn thất lớn lao này. Chúng tôi cũng hiểu rằng, sự nghiệp và thành tựu của thầy sẽ không thể có được nếu thiếu đi sự hỗ trợ, chăm lo bao nhiêu năm nay của mọi thành viên gia đình. Xin gia đình thầy nhận ở toàn thể chúng tôi lòng biết ơn chân thành và sự sẻ chia sâu sắc trước niềm đau thương vô hạn này.
Vĩnh biệt Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh !
Xin nghiêng mình tiễn biệt thầy !
Xin thầy hãy thanh thản yên nghỉ ở cõi Vĩnh Hằng !
Hồi ký Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là một tư liệu quí hiếm. Gs có bà con với Gs Nguyễn Đăng Thục, môt giáo sư Văn Khoa và Hán Nôm tại viện Đại học Saigon. Trong hồi ký, ông Mạnh có nhắc đến người chị ruột di cư vào Nam năm 1954. Và cac chiếc áo sơ mi mà chị mua cho ông, khi ông đi dạy học.
Trả lờiXóaGs Nguyễn Đăng Thục (sinh năm 1909) là anh họ của Gs Nguyễn Đăng Mạnh. Năm 1953, Gs Thục được bổ nhiệm làm Giáo sư, Khoa trưởng Đại học Văn khoa Hà nội. Tác giả Nguyễn Tuấn Cường, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kiêm Giảng viên phụ trách môn Hán Nôm tại khoa Văn học của trường này, có bài về Gs Thục: “Sự đề cao Khổng học ở Nam Việt Nam (từ 1955 tới 1975), và vai trò của Gs Nguyễn Đăng Thục như một nhà Khổng học mới.”.
Một gia tộc toàn những người tài ba. Cầu chúc giáo sư an nghỉ trên miền lạc cảnh.
GS Nguyễn Đăng Thục, người Thầy khả kinh . Tôi đã thụ giáo Lịch Sử Triết Học Đông Phương ( Phần Trung Hoa ) với Ngài tại ĐHVK Saigon cùng các vị Giáo Sư khả kính , uyên bác, nổi tiếng như GS Thượng Toa Thích Thiên Ân ( tiến sĩ ĐH Waseda NB ) chuyên về Zen ( Thiền ) . GS Thượng Tọa Thích Minh Châu chuyên về Phật Giáo Ấn Độ , Tiến Sĩ ,Triết gia, Giáo Sư Linh Mục Lương Kim Định chuyên về Việt Nho. GS Nguyễn Đăng Thục, một Kĩ sư Hóa, lại chuyên khảo về Triết Học Trung Hoa, về Tư Tưởng VN ! Ông là nhà Văn Hóa lớn, xứng đáng được đặt tên cho một con đường ở tpHCM !
XóaXin chân thành chia buồn cùng gia đình giáo sư!
Trả lờiXóa