Luân Lê
NHỮNG NỖI BUỒN LỊCH SỬ
Vào ngày này 39 năm trước, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công đánh vào 06 tỉnh phía Bắc Việt Nam chỉ để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Với lực lượng được huy động một cách nhanh chóng và chỉ được luyện tập ít ngày trước khi lên đường chiến đấu, số quân nhân lên tới khoảng 200.000 đến 300.000 người (20 - 30 sư đoàn), đã được lệnh đánh vào biên giới các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh, với phương châm “chiến tranh biển người” nhằm trừng trị Việt Nam sau sự kiện liên quan đến Polpot ở Campuchia năm 1978.
Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 17/02/1979 kéo dài cho đến 16/03/1979 (27 ngày) thì Trung Quốc tuyên bố rút quân và lớn tiếng thừa nhận đã “giành chiến thắng vĩ đại”. Và họ thống kê phía Trung Quốc thiệt hại chỉ khoảng gần 10.000 quân và bị thương khoảng 21.000 người, trong khi Việt Nam bị chết khoảng 50.000 quân và 20.000 người bị thương.
Tuy nhiên, đối chiếu với các thông tin và nguồn tư liệu trong các bài báo dưới đây (từ báo Việt Nam cho đến châu Á (atimes.com) và báo Mỹ (time.com; nytimes.com)) thì có thể thấy được rằng, phía Việt Nam chỉ bị chết khoảng hơn 10.000 quân, còn phía Trung Quốc bị chết khoảng 25.000 quân và bị thương khoảng 40.000 người.
Trong thời gian đó, phía Chính phủ Việt Nam đã có lệnh tổng động viên toàn quốc để “đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”. Báo Nhân Dân thời đó còn gọi Trung Quốc là “bọn phản động” với một lòng căm thù sôi sục đến tột cùng. Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam còn nêu rõ Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam.
Tuy đến ngày 16/03/1979, phía Trung Quốc (cuộc chiến thảm bại này do Đặng Tiểu Bình phát động) đã rút quân về nước. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến tranh biên giới vẫn còn diễn ra lẻ tẻ và thành nhiều đợt kéo dài cho đến năm 1989 mới chấm dứt. Cho đến năm 1990 thì diễn ra Hội nghị bí mật Thành Đô và tới năm 1991 thì Hà Nội bình thường hoá quan hệ với Bắc Kinh.
Cũng không hiểu lý do vì sao, trong Sách Giáo Khoa từ đó cho đến nay vẫn không xuất hiện dòng chữ nào về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này trước kẻ xâm lược Trung Quốc. Và thậm chí nó còn bị lãng quên đi trong nhiều thế hệ đã qua mà không được nhắc tới hay tổ chức kỷ niệm thường niên.
Ngược lại, đối với chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậu tết Mậu Thân năm 1968, năm xảy ra cuộc thảm sát (khiến khoảng 5.000 người dân thường vô tội bị giết) ở Huế sau khi hai bên là VNDCCH và VNCH cam kết ngừng bắn cho nhân dân hai bên ăn tết sau vĩ tuyến 17, lại được tổ chức khá là giòn giã và hoành tráng, trong khi đây là những nỗi đau thương, mất mát của chính đồng bào ruột thịt của cùng một dân tộc và trong cùng một tổ quốc. Chúng ta phải nhìn nhận lại dứt khoát đối với những sự việc này.
Mặt khác, cần phải nhấn mạnh thêm rằng, hiện nay Trung Quốc đã xây dựng và hoàn thành 7 căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa và tuyên bố sẽ không dừng lại những hành động này của chúng. Trước đó, chúng cũng đã bồi đắp và xây dựng một số căn cứ cũng như mang vũ khí quân sự ra quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích tuyên bố chủ quyền một cách đơn phương và bất chấp đối với các quần đảo cưỡng chiếm bằng vũ lực này.
Link tham khảo:
1) Về việc bành trướng của Trung Quốc trên Biển đông:
••• https://www.google.com.vn/…/my-to-cao-trung-quoc-xay-dung-7…
••• https://tuoitre.vn/trung-quoc-xay-them-can-cu-moi-o-hoang-s…
2) Về chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979:
••• http://m.baodatviet.vn/…/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-quoc-t…/
••• https://vnexpress.net/…/chien-tranh-bien-gioi-ph…/index.html
••• http://time.com/…/china-vietnam-sino-vietnamese-war-south-…/
••• http://www.atimes.com/…/breaking-taboo-vietnam-recalls-war…/
••• https://mobile.nytimes.com/…/07/06/world/asia/06vietnam.html
NHỮNG NỖI BUỒN LỊCH SỬ
Vào ngày này 39 năm trước, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công đánh vào 06 tỉnh phía Bắc Việt Nam chỉ để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Với lực lượng được huy động một cách nhanh chóng và chỉ được luyện tập ít ngày trước khi lên đường chiến đấu, số quân nhân lên tới khoảng 200.000 đến 300.000 người (20 - 30 sư đoàn), đã được lệnh đánh vào biên giới các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh, với phương châm “chiến tranh biển người” nhằm trừng trị Việt Nam sau sự kiện liên quan đến Polpot ở Campuchia năm 1978.
Cuộc chiến bắt đầu từ ngày 17/02/1979 kéo dài cho đến 16/03/1979 (27 ngày) thì Trung Quốc tuyên bố rút quân và lớn tiếng thừa nhận đã “giành chiến thắng vĩ đại”. Và họ thống kê phía Trung Quốc thiệt hại chỉ khoảng gần 10.000 quân và bị thương khoảng 21.000 người, trong khi Việt Nam bị chết khoảng 50.000 quân và 20.000 người bị thương.
Tuy nhiên, đối chiếu với các thông tin và nguồn tư liệu trong các bài báo dưới đây (từ báo Việt Nam cho đến châu Á (atimes.com) và báo Mỹ (time.com; nytimes.com)) thì có thể thấy được rằng, phía Việt Nam chỉ bị chết khoảng hơn 10.000 quân, còn phía Trung Quốc bị chết khoảng 25.000 quân và bị thương khoảng 40.000 người.
Trong thời gian đó, phía Chính phủ Việt Nam đã có lệnh tổng động viên toàn quốc để “đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc”. Báo Nhân Dân thời đó còn gọi Trung Quốc là “bọn phản động” với một lòng căm thù sôi sục đến tột cùng. Hiến pháp năm 1980 của Việt Nam còn nêu rõ Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam.
Tuy đến ngày 16/03/1979, phía Trung Quốc (cuộc chiến thảm bại này do Đặng Tiểu Bình phát động) đã rút quân về nước. Nhưng trên thực tế, cuộc chiến tranh biên giới vẫn còn diễn ra lẻ tẻ và thành nhiều đợt kéo dài cho đến năm 1989 mới chấm dứt. Cho đến năm 1990 thì diễn ra Hội nghị bí mật Thành Đô và tới năm 1991 thì Hà Nội bình thường hoá quan hệ với Bắc Kinh.
Cũng không hiểu lý do vì sao, trong Sách Giáo Khoa từ đó cho đến nay vẫn không xuất hiện dòng chữ nào về cuộc chiến bảo vệ tổ quốc này trước kẻ xâm lược Trung Quốc. Và thậm chí nó còn bị lãng quên đi trong nhiều thế hệ đã qua mà không được nhắc tới hay tổ chức kỷ niệm thường niên.
Ngược lại, đối với chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậu tết Mậu Thân năm 1968, năm xảy ra cuộc thảm sát (khiến khoảng 5.000 người dân thường vô tội bị giết) ở Huế sau khi hai bên là VNDCCH và VNCH cam kết ngừng bắn cho nhân dân hai bên ăn tết sau vĩ tuyến 17, lại được tổ chức khá là giòn giã và hoành tráng, trong khi đây là những nỗi đau thương, mất mát của chính đồng bào ruột thịt của cùng một dân tộc và trong cùng một tổ quốc. Chúng ta phải nhìn nhận lại dứt khoát đối với những sự việc này.
Mặt khác, cần phải nhấn mạnh thêm rằng, hiện nay Trung Quốc đã xây dựng và hoàn thành 7 căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa và tuyên bố sẽ không dừng lại những hành động này của chúng. Trước đó, chúng cũng đã bồi đắp và xây dựng một số căn cứ cũng như mang vũ khí quân sự ra quần đảo Hoàng Sa nhằm mục đích tuyên bố chủ quyền một cách đơn phương và bất chấp đối với các quần đảo cưỡng chiếm bằng vũ lực này.
Link tham khảo:
1) Về việc bành trướng của Trung Quốc trên Biển đông:
••• https://www.google.com.vn/…/my-to-cao-trung-quoc-xay-dung-7…
••• https://tuoitre.vn/trung-quoc-xay-them-can-cu-moi-o-hoang-s…
2) Về chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979:
••• http://m.baodatviet.vn/…/cuoc-chien-tranh-17-2-1979-quoc-t…/
••• https://vnexpress.net/…/chien-tranh-bien-gioi-ph…/index.html
••• http://time.com/…/china-vietnam-sino-vietnamese-war-south-…/
••• http://www.atimes.com/…/breaking-taboo-vietnam-recalls-war…/
••• https://mobile.nytimes.com/…/07/06/world/asia/06vietnam.html
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét