Hang Én nằm trên cửa ngõ vào động Sơn Đoòng, cách cửa Sơn Đoòng
khoảng 3,5km - Ảnh: T.THẮNG
Phản đối cáp treo vào hang Én bởi đây là
cửa ngõ Sơn Đoòng
Tuổi trẻ
01/02/2018 09:13 GMT+7
TTO - Giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương, chủ tịch Hội Cổ sinh - địa tầng Việt Nam, một lần nữa khẳng định quan điểm không nên xây cáp treo vào hang Én, động Sơn Đoòng cũng như vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xuyên hang Sơn Đoòng vượt "Bức tường Việt Nam" bằng thang
Khám phá Sơn Đoòng theo cách mới: vừa miễn phí vừa bảo vệ thiên nhiên
Không có chuyện FLC khảo sát làm cáp treo ở Sơn Đoòng
Tuổi trẻ
01/02/2018 09:13 GMT+7
TTO - Giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương, chủ tịch Hội Cổ sinh - địa tầng Việt Nam, một lần nữa khẳng định quan điểm không nên xây cáp treo vào hang Én, động Sơn Đoòng cũng như vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.
Xuyên hang Sơn Đoòng vượt "Bức tường Việt Nam" bằng thang
Khám phá Sơn Đoòng theo cách mới: vừa miễn phí vừa bảo vệ thiên nhiên
Không có chuyện FLC khảo sát làm cáp treo ở Sơn Đoòng
Ông Phương nhắc lại quan điểm đã thể hiện trong văn bản đề nghị dừng dự án cáp treo vào vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tháng 9-2017, rằng làm cáp treo vào hang Én thực chất không khác gì làm cáp treo vào Sơn Đoòng.
Cáp treo vào Sơn Đoòng: "Cần hủy bỏ vĩnh viễn"
Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tháng 7-2017 đã tổ chức phiên họp tại Krakow, Ba Lan, bàn về việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và hang Sơn Đoòng được đề cập tới trong khoảng hai trang thuộc biên bản hội nghị này.
Cụ thể, các phân tích và kết luận cho rằng Chính phủ Việt Nam khẳng định dự án đề xuất xây tuyến cáp treo vào hang Sơn Đoòng nằm trong khu vực được đặc biệt bảo vệ của di sản sẽ chỉ được thực hiện khi có sự thông qua và đồng thuận của Ủy ban Di sản thế giới.
Thế nhưng biên bản hội nghị nêu: "Tuy nhiên trên thực tế Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã cho phép tiến hành các cuộc thăm dò và nghiên cứu tại khu vực này, điều đó cho thấy dự án vẫn đang được cân nhắc".
Theo bản đánh giá, chính quyền sở tại cần phải lưu tâm tới việc một hệ thống cáp treo (nếu có) sẽ đẩy nhanh tốc độ khám phá di sản, dẫn đến việc tăng lượng du khách và tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực với môi trường rất dễ tổn thương của hang Sơn Đoòng, từ đó làm tăng thêm áp lực từ các hoạt động phi pháp như săn bắt thú rừng và khai thác gỗ trái phép.
Bản đánh giá còn cho rằng: "Hoạt động du lịch và dã ngoại ở hang Sơn Đoòng đang tạo nhiều công ăn việc làm cho các cộng đồng dân cư địa phương, cơ hội này sẽ giảm nếu nhu cầu về người hướng dẫn và người mang vác đồ bị xóa bỏ".
Vì lẽ đó, Trung tâm Di sản thế giới và IUCN khuyến nghị Ủy ban Di sản thế giới cần nhắc lại những nguy cơ liên đới tới dự án cáp treo này và những tác động tiềm ẩn của nó với di sản có giá trị nổi bật toàn cầu (là hang Sơn Đoòng), đồng thời yêu cầu Chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ vĩnh viễn các kế hoạch phát triển dự án cáp treo vào hang Sơn Đoòng.
Không dùng cáp treo khám phá hang động
Nhắc lại quan điểm đã nêu trong kiến nghị trước đó, giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương nhấn mạnh: "Hang Én nằm trên cửa ngõ vào động Sơn Đoòng, chỉ cách cửa Sơn Đoòng khoảng 3,5km. Hang Én là nơi cư trú của hàng vạn con chim én, một điểm hội tụ đặc sắc nhất của loài chim này ở nước ta.
Khai thác du lịch bằng cáp treo hiện khá phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng thực tế người ta không dùng cáp treo để khám phá hang động, đặc biệt với những hang động lớn và đẹp lộng lẫy như Sơn Đoòng, hang Én, bởi việc đó tiềm ẩn nguy cơ phá hoại hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương và các thành tạo hang động tinh tế".
Ông cũng cho rằng hình thức khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá hang Én và động Sơn Đoòng như hiện nay là phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại nhất đến toàn hệ thống hang động này. Đây là tour du lịch đẳng cấp cao của thế giới và duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
"Khuyến nghị của UNESCO rất chính xác, cho thấy tổ chức này theo dõi rất chặt chẽ và nắm bắt kịp thời thông tin dư luận Việt Nam.
Đó cũng là cách để mọi người thấy rõ hơn rằng bất kỳ ý định làm cáp treo vào hang Én, Sơn Đoòng của bất kỳ đơn vị nào cũng sẽ bị phản đối" giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương quyết liệt.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - cũng cho biết ông ủng hộ quan điểm chung của UNESCO.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Cường - trưởng phòng quản lý di tích Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), khi UNESCO đưa khuyến nghị cần hủy bỏ vĩnh viễn các kế hoạch phát triển dự án cáp treo vào động Sơn Đoòng vào văn bản dự thảo.
Phía Việt Nam và một số nước thành viên đã khẳng định Việt Nam không có ý định làm cáp treo tiếp cận vào động Sơn Đoòng nữa. Vì vậy phiên họp đã thống nhất không đưa khuyến nghị đó vào kết luận cuối cùng.
Đã có nhiều người vào hang Én thì chắc chắn sẽ tràn vào Sơn Đoòng gây ảnh hưởng môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều thứ khác. Tôi nhắc lại quan điểm phản đối làm cáp treo vào hang Én bởi đây là cửa ngõ Sơn ĐoòngGiáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương
Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tháng 7-2017 đã tổ chức phiên họp tại Krakow, Ba Lan, bàn về việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, và hang Sơn Đoòng được đề cập tới trong khoảng hai trang thuộc biên bản hội nghị này.
"Sơn Đoòng không phù hợp với du lịch đại trà"Trong phần các phân tích và kết luận của Trung tâm Di sản thế giới và Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN), dù ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam, ủy ban chuyên trách của UNESCO vẫn nhận thấy những vấn đề theo họ có độ "chênh" giữa báo cáo và thực tiễn.
Dư luận gần đây lại xôn xao khi Tập đoàn FLC phủ nhận những thông tin cho rằng tập đoàn này khảo sát làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng.
Ông Lê Thanh Tịnh, giám đốc ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cũng khẳng định Sơn Đoòng không phù hợp với kiểu làm du lịch đại trà, nên không có chuyện làm cáp treo vào đó.
Ông Tịnh cho biết FLC thực hiện việc khảo sát làm cáp treo vào hang Én đã diễn ra cuối năm 2016.
Đến đầu năm 2017, đoàn khảo sát này đã báo cáo phương án xây dựng cáp treo vào hang Én với tỉnh Quảng Bình.
Tuyến cáp treo này dài khoảng 5,1km từ km37 đường Hồ Chí Minh nhánh đông vào đến hang Én.
Tháng 8-2017, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào làm việc với tỉnh Quảng Bình đã đồng ý về chủ trương làm cáp treo vào hang Én với điều kiện không làm ảnh hưởng đến di sản và có tham khảo ý kiến của UNESCO.
Cụ thể, các phân tích và kết luận cho rằng Chính phủ Việt Nam khẳng định dự án đề xuất xây tuyến cáp treo vào hang Sơn Đoòng nằm trong khu vực được đặc biệt bảo vệ của di sản sẽ chỉ được thực hiện khi có sự thông qua và đồng thuận của Ủy ban Di sản thế giới.
Thế nhưng biên bản hội nghị nêu: "Tuy nhiên trên thực tế Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã cho phép tiến hành các cuộc thăm dò và nghiên cứu tại khu vực này, điều đó cho thấy dự án vẫn đang được cân nhắc".
Theo bản đánh giá, chính quyền sở tại cần phải lưu tâm tới việc một hệ thống cáp treo (nếu có) sẽ đẩy nhanh tốc độ khám phá di sản, dẫn đến việc tăng lượng du khách và tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực với môi trường rất dễ tổn thương của hang Sơn Đoòng, từ đó làm tăng thêm áp lực từ các hoạt động phi pháp như săn bắt thú rừng và khai thác gỗ trái phép.
Bản đánh giá còn cho rằng: "Hoạt động du lịch và dã ngoại ở hang Sơn Đoòng đang tạo nhiều công ăn việc làm cho các cộng đồng dân cư địa phương, cơ hội này sẽ giảm nếu nhu cầu về người hướng dẫn và người mang vác đồ bị xóa bỏ".
Vì lẽ đó, Trung tâm Di sản thế giới và IUCN khuyến nghị Ủy ban Di sản thế giới cần nhắc lại những nguy cơ liên đới tới dự án cáp treo này và những tác động tiềm ẩn của nó với di sản có giá trị nổi bật toàn cầu (là hang Sơn Đoòng), đồng thời yêu cầu Chính phủ Việt Nam cần hủy bỏ vĩnh viễn các kế hoạch phát triển dự án cáp treo vào hang Sơn Đoòng.
Không dùng cáp treo khám phá hang động
Nhắc lại quan điểm đã nêu trong kiến nghị trước đó, giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương nhấn mạnh: "Hang Én nằm trên cửa ngõ vào động Sơn Đoòng, chỉ cách cửa Sơn Đoòng khoảng 3,5km. Hang Én là nơi cư trú của hàng vạn con chim én, một điểm hội tụ đặc sắc nhất của loài chim này ở nước ta.
Khai thác du lịch bằng cáp treo hiện khá phổ biến trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng thực tế người ta không dùng cáp treo để khám phá hang động, đặc biệt với những hang động lớn và đẹp lộng lẫy như Sơn Đoòng, hang Én, bởi việc đó tiềm ẩn nguy cơ phá hoại hệ sinh thái rất dễ bị tổn thương và các thành tạo hang động tinh tế".
Ông cũng cho rằng hình thức khai thác du lịch mạo hiểm, khám phá hang Én và động Sơn Đoòng như hiện nay là phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế và ít tác hại nhất đến toàn hệ thống hang động này. Đây là tour du lịch đẳng cấp cao của thế giới và duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
"Khuyến nghị của UNESCO rất chính xác, cho thấy tổ chức này theo dõi rất chặt chẽ và nắm bắt kịp thời thông tin dư luận Việt Nam.
Đó cũng là cách để mọi người thấy rõ hơn rằng bất kỳ ý định làm cáp treo vào hang Én, Sơn Đoòng của bất kỳ đơn vị nào cũng sẽ bị phản đối" giáo sư, tiến sĩ Tạ Hòa Phương quyết liệt.
Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng - chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam - cũng cho biết ông ủng hộ quan điểm chung của UNESCO.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Viết Cường - trưởng phòng quản lý di tích Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch), khi UNESCO đưa khuyến nghị cần hủy bỏ vĩnh viễn các kế hoạch phát triển dự án cáp treo vào động Sơn Đoòng vào văn bản dự thảo.
Phía Việt Nam và một số nước thành viên đã khẳng định Việt Nam không có ý định làm cáp treo tiếp cận vào động Sơn Đoòng nữa. Vì vậy phiên họp đã thống nhất không đưa khuyến nghị đó vào kết luận cuối cùng.
Hiện chúng tôi chưa nhận được hồ sơ cụ thể về phương án làm cáp treo vào hang Én. Từ giai đoạn khảo sát đến lập phương án phải được Bộ Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch và UNESCO có ý kiến thông qua mới được thực hiện. Nếu làm cáp treo mà ảnh hưởng đến giá trị nổi bật toàn cầu của di sản đã được UNESCO công nhận thì chúng tôi không thống nhất làm.Ông Nguyễn Viết Cường - trưởng phòng quản lý di tích Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét