Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

THẢO LUẬN VỀ TRUYỆN NGẮN "BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC" - Phần 3



Xem toàn văn truyện ngắn "Bắt đầu và Kết thúc" của Trần Quỳnh Nga, đã đăng trên báo Văn Nghệ số 50, ra ngày 16 - 12 - 2017, tại đây:

___________
.
Hoài Hương Truyện LS hư cấu chi tiết nhg kg có nghia là hư cấu sự kiện sự việc. Trách nhiệm là ng viết.

Phạm Lưu Vũ Truyện hay. Chả có gì phải phê phán.

Tạ Xuân Sinh : Hay với người không hiểu lịch sử     .

Phi Ngọc Nguyên: Xem lại tư cách Tổng biên tập báo này

Quocthu Kiều Hoa đào rụng trắng như tuyết...!!!... đọc đến đây thấy mùi bọn hán gian việt gian rồi...

Đoàn Lê Giang Ờ nhỉ, hoa mai mới trắng như tuyết chứ!

Nguyễn Xuân Diện Máu đào của chiến binh Đại Việt nhập thổ và biến thành tuyết trắng Nguyên Mông, tức là thành lãnh thổ của chúng.

Chu Mộng Long : Vậy là nó cũng giỏi xây dựng biểu trưng đấy!

Tạ Xuân Sinh :Truyền này mà đăng lên thì thật không còn gì để nói nữa rồi, bôi nhọ lịch sử, lẫn lộn thực giả....

Minh Thọ Chết cha! Hay trước đây Trần Ích Tắc bị... "oan khiên" và tác giả có bằng chứng nên "giải oan" cho ông ta?

Nguyên Triêu Dương : Thêm một cá thể muốn được để tiếng

Đinh Bá Truyền Theo sách "An Nam chí lược" của Lê Tắc thì công chúa An Tư theo Thoát Hoan về Tàu và có 2 người con với ông này!

Nguyễn Xuân Diện Anh Đoàn Lê Giang cũng đã cho biết điều này.

Long Kim Du ·: Đó là số mệnh của An Tư, còn cái nào phải ra cái đó không thể nhận giặc làm cha.

Chu Văn Sơn Tôi nghĩ TQN muốn : 1) đề cao tình yêu (của đôi lứa) trước âm mưu (của quốc gia); 2) đề cao sức mạnh Đại Việt không chỉ ở chính nghĩa, trí dũng mà còn ở lòng nhân ái và sự tài hoa (qua các Vua Trần, Thân Vương và An Tư); 3) chính sức cảm hoá vô song của lòng nhân ái và tài hoa đó mới là sức mạnh mềm hạ gục kẻ xâm lược ; 4) đề cao giá trị nhân bản (kẻ lâm chiến, cả ta lẫn địch, ai cũng có một thứ thiên lương là trân trọng nhân phẩm và tình yêu - qua tình hoà ái giữa An Tư và Thoát Hoan). Những ý đồ đó là đáng ghi nhận. Có lẽ từ đó mà tác giả đã hư cấu nên một tình huống hư hư thực thực của “tình yêu xé giới tuyến” (Thoát Hoan yêu An Tư) và “trá hàng làm nội gián” (của Trần Ích Tắc) để làm “mềm” sự khốc liệt phi nhân của chiến tranh đi chăng ?

Tuy nhiên, do non trong dựng truyện, nhạt trong chất văn mà truyện không thuyết phục và phần nào sa vào sự chiêu tuyết cho Trần Ích Tắc và thi vị hoá Thoát Hoan.

Tôi cho, hạn chế thuộc sự non yếu về nghề chứ không thuộc về ý đồ.

Phong Lan Pham Em cũng đang suy nghĩ theo hướng này ạ.

Tôi thích ý kiến của anh Chu Văn Sơn.

Phạm Lưu Vũ Chu Văn Sơn soi theo kiểu "trích giảng văn học" thì tác phẩm nào cũng phải đi qua cùng 1 cái "khuôn". Tôi thấy sự cao thủ về nghề chứ không non yếu. Đập bỏ cái "khuôn" trích giảng văn học đi thì mới hiểu được điều này.
Chu Văn Sơn Phạm Lưu Vũ thử chỉ ra sự “cao thủ về nghề” cho thiên hạ “hiểu điều này” xem sao ! Chỉ chém không thôi, không thuyết phục đâu !

Chu Mộng Long Tôi nghĩ là có ý đồ chứ không non yếu về nghề. Viết như vậy là tay nghề không non, từ miêu tả ngoại cảnh, tâm lý nhân vật, đến văn phong, kể cả xây dựng biểu trưng. Ý đồ nằm ở chỗ mượn chuyện tình yêu làm phương tiện để đánh động, thu phục nhân tâm, đẩy người đọc vào mê hồn của một câu chuyện tình yêu. Chủ đề của câu chuyện tưởng là ngợi ca tình yêu, lấy tình yêu hóa giải thù hận, nhưng thực chất là bào chữa, "minh oan" cho kẻ bán nước, bởi trong câu chuyện không có chút hóa giải nào ngoài những lời bào chữa, biện minh từ miệng các nhân vật. Chính do ý đồ không trong sáng đó, tác giả đã bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự kiện, lúng túng khi giải quyết sự kiện. Tác giả buộc phải dùng thủ pháp chắp ghép các mảnh lại với nhau và phải dùng lời của Thoát Hoan bào chữa cho Trần Ích Tắc. Tưởng khôn ngoan dùng lời giặc cho khách quan, nhưng lại thành chủ quan và ngây thơ đến ngớ ngẩn. Thủ pháp lắp ghép khó thành công đối với thể tài lịch sử, khi cốt lõi lịch sử vẫn là sự kiện. Muốn hay không muốn, thể tài lịch sử phải có tính liên văn bản rất cao, nó luôn ở thế tương tác với các văn bản lịch sử đã có chứ không thể độc lập để hư cấu ngoài sự kiện lịch sử.

Phạm Lưu Vũ Chu Văn Sơn Ở ngay đoạn mở đầu ấy. Ngầm ý của tác giả không thể xem thường. Chỉ cần thay quân Nguyên ngày trước bằng bọn Trung Cộng đang từng bước tiêu diệt Đại Việt thì thấy kinh thành Thăng Long sẽ y như đoạn mô tả đó. Viết có ngầm ý như thế, chẳng phải cao tay sao? Đoạn kết thúc thay cái ống đồng của nhà chép sử bằng tấm lụa của mĩ nữ để ấn anh hùng vào đó, như 1 chỗ kết thúc của muôn đời. Viết không lụy sử như thế, chẳng phải cao tay sao?

Chu Mộng Long Phạm Lưu Vũ Về phương diện ấy, tác giả không non tay!

Chu Mộng Long Riêng motif này rất cải lương: "ta đã vì nàng mà trở thành tội đồ của dân tộc ta. Nàng cũng đã vì ta mà mang tội che giấu kẻ thù với triều đình". Theo tôi, hư cấu văn học có biên độ rộng đến mức cho phép phản lịch sử, nhưng phải là một sáng tạo đủ sức mạnh làm thay đổi nhận thức lịch sử chứ không phải cái motif cải lương sến sáo ấy.

Chu Văn Sơn Phạm Lưu Vũ tôi không cho như vậy. Tình tiết mở đầu hiểu theo cách của bác là suy diễn (hơi qui chụp), tình tiết kết thúc, thì các truyện/phim dã sử của Tàu về các nhân vật lịch sử (về Phạm Lãi, chẳng hạn) cũng dùng nhiều. Đâu phải chiêu mới.
Còn những tả cảnh, tả tâm lí thì nhạt và nông, văn đẹp lối cải lương. Đâu có cao thủ nhỉ ?

Chu Mộng Long Chu Văn Sơn Tâm lý cải lương thì phù hợp với tâm hồn cải lương. Và nó chỉ cần thế vì tâm hồn cải lương đang mà mode của người Việt.

Chu Văn Sơn Chu Mộng Long điều cải lương ấy cho thấy là non về nghề mà !

Phạm Lưu Vũ Chu Văn Sơn , @ Chu Mộng Long, tôi cũng chê đoạn giữa hơi đậm mùi son phấn. Nhưng đoạn đầu tôi không suy diễn. Chính là tác giả mượn chuyện xưa để nói chuyện nay. Phải có ngầm ý cảnh báo nên mới viết về thói ăn chơi, lễ hội... đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trước nguy cơ mất nước treo lơ lửng như thế này: "Tháng giêng. Tháng lễ hội còn chưa kết thúc. Đâu đó trên các tuyến phố trong kinh thành đèn lồng còn giăng đỏ rực. Những sới vật dở dang, những bãi chọi gà đông đúc, những góc chợ rộn rã cờ lọng giờ tan hoang dưới vó ngựa kẻ thù.

Hoa đào rụng như chém gốc.

Thăng Long kiêu sa lừng lẫy phút chốc buồn như một phế nhân." Ngày trước Ích Tắc còn hiện lên rõ rệt. Còn ngày nay, bao nhiêu kẻ Ích Tắc giấu mặt trong đám "lễ hội" ấy?

Chu Mộng Long Chu Văn Sơn Non về nghệ thuật truyện ngắn hiện đại, nhưng không non về viết cải lương cổ điển. Nếu truyện này phổ thành cải lương sẽ thấy rập khuôn một motif - motif lấy nước mắt người xem hơn là trí tuệ.

Chu Mộng Long Phạm Lưu Vũ cảm nhận rất đúng. Văn học khác với lịch sử ở chỗ đó. Nó không là quá khứ mà luôn quy chiếu với thực tại.

Chu Văn Sơn Chu Mộng Long đúng vậy. Truyện ngắn hiện đại văn phải sát ván hơn, gai gợn hơn chứ không mùi mẫn thế này.

Chu Văn Sơn Phạm Lưu Vũ các chi tiết tả Thăng Long điêu tàn ấy, thực ra là thừa hưởng chất liệu từ Hịch tướng sĩ nói về thú ăn chơi tiêu khiển và hậu hoạ của nó ở các tì tướng đời Trần thôi. Tôi lại cho đó là đoạn “lười” lao động trong tìm kiếm chi tiết của người viết.

Phạm Lưu Vũ Chu Văn Sơn Lịch sử tái hiện là quy luật. Tái hiện lịch sử là văn học.

Chu Mộng Long Sự sử dụng motif từ hình thức ngôn tình cải lương đến miêu tả cảnh vật và đối thoại cho thấy tác giả ít sáng tạo. Và điều đó cũng cho thấy tác giả không phải là hán gian mà là bị nhồi sọ về tình hữu nghị môi răng rất nặng. Tóm lại, phần miêu tả tình yêu, tác giả rặt mùi cải lương. Phần "minh oan" cho Trần Ích Tắc rất sống sượng, giống lời văn tuyên giáo hơn là ngôn từ nghệ thuật.

Quan Vũ ·: Nhà văn Nam Cao đã từng nói : - Tiểu thuyết là một chuyện bịa nhưng có thật.
Đối với tiểu thuyết lịch sử nó càng đòi đòi hỏi rất nhiều ở sự hiểu biết và sức sáng tạo của nhà văn mới không rơi vào nhảm nhí ấu trĩ. Sự hư cấu ở đây có thể xem là những ẩn ước của lịch sử mà người bình thường không thấy được, nhà văn khai minh nhờ có chân tài

Trần Hồng Giang Chiêu Văn Vương là Trần Nhật Duật chứ nhỉ?

Chu Mộng Long Đúng thế. Tưởng ông Nguyễn Xuân Diện đánh máy sai, kiểm tra lại thì hóa ra tác giả truyện nhầm thật. Trần Ích Tắc là Chiêu Quốc Vương. Hay là do hư cấu văn chương nên tác giả được quyền biến Chiêu Quốc Vương thành Chiêu Văn Vương?

Gia Ninh Trần Đây chẳng phải là lịch sử mà cũng chẳng phải là giả sử gì đâu. Chẳng qua tác giả mượn tên nhân vật có thật trong lịch sử (Trần Ích Tắc, An Tư, Thoát Hoan) để viết chuyện thôi. Vì chuyện nghĩ ra quá tầm thường, văn chương cũng chẳng xuất sắc nên mượn tên nhân vật lịch sử để may ra lôi kéo được người đọc. Về mặt lôi kéo khôn khéo này thì tác giả thành công rồi, ngay cả báo Văn Nghệ cũng bị lôi kéo vào cuộc mà. Cũng đừng nên quy kết cho tác giả hay ai đó có âm mưu này khác, chính trị hóa văn chương thì được cái ích gì cho đất nước, đôi khi nhờ đó mà "thánh hóa" những cây bút rẻ tiền.

Ha Son Binh · Bác Trần Gia Ninh nói phải ạh. Đừng chính trị hóa văn chương.

Trần Trọng Lưu Hara Bác nói đúng quá. Có phải viết chính sử đâu.

Chu Mộng Long Thật lạ. Đã như thế thì sòng phẳng thế này. Người viết sử hay người viết văn đều có quyền viết theo quan điểm của mình (đừng nói sử không hư cấu nhé). Và phê bình tác phẩm cũng là quyền của người đọc chứ ai lại cấm người đọc phê bình? Khác nào Tố Hữu cấm Hoàng Cầm chê thơ mình và bắt bỏ tù? Còn chính trị hóa hay không là phụ thuộc vào tư tưởng của tác phẩm. Tác phẩm mang tư tưởng chính trị thì ắt bị người đọc phê bình về chính trị, trừ phi ngưởi phê bình cố tình bóp méo, xuyên tạc tác phẩm để chỉ điểm chính trị, tức dùng quyền lực thống trị để làm hại tác giả. Mọi việc rất sòng phẳng. Đó là dân chủ.

Ph Bình Cấm hiếp dâm lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc VN !

Gia Ninh Trần Chu Mộng Long Bác nặng lời qứa. Có ai dám cấm phê bình đâu, có ai hạn chế nội dung phê bình đâu, đó là quyền của người phê bình mà. Bản thân Mỗ tôi cũng chẳng muốn phê bình vì đọc xong thấy chi co Zero về nội dung và văn chương. Tuy nhiên, cũng bị ảnh hưởng của lối PR trên facebook nên lỡ đọc và đọc cả các còm. Thấy hiệu ứng đám đông tràn lan thì nêu nhận xét riêng tư thế thôi, chứ không tốn thì giờ để phê bình. Chẳng có gì to tát, quan điểm này nọ đâu, xin Bác thông cảm đừng nâng cấp ý kiến của Mỗ thành ra nhưng vấn đề to tát trong Văn chương, thành quan điểm, thái độ trong phê phán , ứng xử với nhân gian ,thế sự, cuộc đời.

Chu Mộng Long Gia Ninh Trần Xin lỗi bác. Đâu có chỗ nào nặng lời. Chỉ là nhắc nhau về cái quyền của thiên hạ và cái quyền của mọi người thôi. Trong đó muốn nhắc các bạn khác về cái gọi là quan hệ văn chương với chính trị. Một tác phẩm có khuynh hướng chính trị mà đòi phê bình phi chính trị là nó hơi tréo ngoe.

Ham Vui Tran Truyện không hay và không mới gì, trước đây có TT viết kiểu này còn được giải. Chả muốn nói thêm


Gia Ninh Trần - Zero nội dung và văn chương với 'cao thủ' như ông, nhưng NÓ không nhắm vào ông và nhiều tay thức giả khác, mà nó gây effet lên triệu dân mê cải lương, khiến họ tin câu chuyện mới nầy, và nghi ngờ lòng tự hào vốn có xưa nay về lịch sử dân tộc họ được dạy thuở bé. Cái nguy nằm ở đó, chứ không nằm ở đẳng cấp cao như quí ông đấu văn chương mí nhau ở đây! Và tất cả đều nhằm vào mặt trận tâm lý chiến chuẩn bị cho những thứ còn ở xa xa đôi ba năm nữa.

Gia Ninh Trần Hue Phan: Mỗ tôi hoàn toàn chia sẻ cảm xúc của Bạn. Đúng là mọi khả năng đều có thể xẩy ra. Cách đây mấy chục năm (hình như 1987 tôi không nhớ chính xác) có một vụ đốt đến thiêng ở thánh địa Jerusalem làm giấy lên một cuộc đối đầu giữa các cộng đồng tôn giáo và cả ở mức quốc gia. Thủ phạm là một thanh niên 27 tuổi. Khi tòa án chất vấn lý do đốt đền, anh ta tuyên bố "đốt đền là theo ý chúa, vì nếu chúa toàn năng không cho cháy thì tôi đốt cũng không được" . Câu trả lời ngang ngược và có lý lắm, nhưng lúc đó tất cả các phe mới ngã ngửa ra rằng đã bị mắc lỡm của một thằng cha háo danh tâm thần. Chuyện nhờ đó bị quên lãng. Mỗ cũng mong là Facebookers sẽ không mắc lỡm của những kẻ đã,đang và sẽ đốt đền đang mọc lên như nấm tháng tư!

Trần Vũ Long : Câu chuyện này giống như cả cộng đông mạng phê phán cô bé lên truyền hình ko biết canh cua nấu với rau đay. Tại sao cô ý phải biết việc đó khi chưa ăn nó, và cô ý có thể biết nhiều thứ khác. Tôi thấy truyện này ko có vấn đề gì về chính trị mà các cụ nâng quan điểm, đơn giản là một câu chuyện tình để mọi người đọc giải trí. Các cụ viết văn vì mục đích chính trị còn người khác ko cần biết chuyện đó cũng chẳng sao. Nếu các cụ phê phán trên quan điểm lịch sử, mà lịch sử là khoa học thì các cụ đang vướng vào cái Ngã quá lớn của mình, tự cho mình là giá trị, và đừng ai động đến. Hãy thử đặt vị trí tác giả đang nói về nhân vật khác mà các cụ đang "hứng thú" đi, các cụ có sỉ nhục người ta vậy không????? Và phải sỉ nhục nhau sát ván như vậy mới hài lòng sao?????????

 Còn tiếp

2 nhận xét :

  1. Đã đến lúc dùng luật pháp rồi

    Trả lờiXóa
  2. Trần Quang Đức, Nguyễn Duy Chính vẽ một Quang Trung xấu xí , này đến Quỳnh Nga biện hộ cho Trần Ích Tắc, kẻ mãi quốc cầu vinh . Những người này muốn gì đây ? Liệu có thế lực nào đứng sau họ ?

    Trả lờiXóa