cho Trung Quốc
Sau một thời gian chật vật vì nợ tiền doanh nghiệp Trung Quốc, cuối tuần qua, Chính phủ Sri Lanka rốt cuộc đã chính thức bàn giao quyền sử dụng cảng biển chiến lược Hambantota cho Trung Quốc theo hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm.
Trước đó, hồi tháng 7, Công ty China Merchants Port Holdings của Trung Quốc đã chấp thuận bỏ 1,12 tỉ USD mua 70% cổ phần tại cảng Hambantota. Trong ngày 10-12, China Merchants Port Holdings đã thanh toán 30% cho Chính phủ Sri Lanka để nhận quyền vận hành cảng.
Cái giá từ đầu tư "khủng"
Những năm qua, cùng với chiến lược triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường, Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của họ tại Ấn Độ Dương. Bắc Kinh đã đổ nhiều tỉ USD để xây dựng các cơ sở cảng biển, quy hoạch những tuyến thương mại trên biển để khuếch trương năng lực và quy mô tiếp cận thị trường về sau.
Thị trấn này nằm ở vị trí rất chiến lược, chỉ cách tuyến vận tải đường biển sống còn trên Ấn Độ Dương vài dặm về phía bắc. Đây cũng là tuyến vận tải đường biển mà hơn 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua. Một cảng biển ở đây sẽ là yếu tố "điểm xuyết" quan trọng cho "chuỗi ngọc trai" mà Trung Quốc bắt đầu "xâu kết" lại dọc theo cái mà họ gọi là "Con đường tơ lụa trên biển".
Theo một số chuyên gia quốc tế, bản hợp đồng cho thuê cảng Hambantota có thể đặt ra một tiền lệ xấu cho Sri Lanka và những quốc gia khác cũng đang nợ tiền Trung Quốc. Theo đó, họ có thể chấp nhận những thỏa thuận liên quan tới việc phải hi sinh cả quyền chủ quyền ở một số vùng lãnh thổ hay tài sản quốc gia chỉ để... trừ nợ.
Ông Constantino Xavier, một học giả tại Tổ chức Carnegie India ở New Delhi, cho rằng sự lệ thuộc vì nợ nần của Sri Lanka với Trung Quốc dẫn tới bản hợp đồng cho thuê cảng biển chiến lược là hồi chuông cảnh tỉnh với một số quốc gia. Ông nói: "Các nước trong khu vực bắt đầu nhận ra những cái giá về lâu dài họ phải trả từ những cam kết đầu tư khổng lồ của Bắc Kinh".
Ấn Độ cảnh giác
Cùng với Sri Lanka, Bắc Kinh cũng đã có những chiến lược tạo ảnh hưởng rõ ràng tại Maldives, một quốc đảo khác cũng thuộc Ấn Độ Dương. Cuối tháng 11 vừa qua, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tự do thương mại song phương, mở đường cho những liên kết và hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới.
Động thái thâu tóm cảng Hambantota đã làm dấy lên những cảnh báo quan ngại với Ấn Độ. New Delhi lo ngại trước những bước đi kiểu khuếch trương sự hiện diện của Bắc Kinh cả về kinh tế lẫn chiến lược trong khu vực Ấn Độ Dương.
Bất chấp việc chính quyền Sri Lanka khẳng định việc doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm cảng biển Hambantota chỉ thuần túy phục vụ mục đích dân sự, nhưng có lẽ sự việc không đơn giản như vậy. Nguồn tin của báo New York Times cho biết Sri Lanka đang nợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hơn 8 tỉ USD.
"Cái giá phải trả cho việc giảm bớt nợ vay của Trung Quốc có thể sẽ còn đắt hơn gấp nhiều lần so với gánh nặng nợ nần mà Sri Lanka đang tìm cách trả dần" - ông N. Sathiya Moorthy, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về Sri Lanka tại Quỹ nghiên cứu Observer ở New Delhi, nhận định.
Hiện tại, Bắc Kinh mới chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài của lực lượng hải quân thuộc Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Đó là căn cứ quân sự ở Djibouti thuộc Cộng hòa Djibouti, một quốc gia nằm ở vùng Sừng châu Phi, chính thức khai trương tháng 8 năm nay. Vì lẽ đó, giới quan sát tại Ấn Độ lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng cảng biển Hambantota làm trạm cung ứng cho lực lượng hải quân nước này trong tương lai.
Cảm nhận rõ nguy cơ "lấn sân" của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương, chính giới Ấn Độ rõ ràng không thể làm ngơ trước việc các máy móc xây dựng của Trung Quốc hối hả hoạt động tại thủ đô Sri Lanka.
Để ứng phó nguy cơ bất cân xứng này, Ấn Độ đã hợp tác với Nhật Bản phát triển một cảng biển tại vùng bờ biển phía đông của Sri Lanka và hiện cũng đã bước vào các vòng đàm phán để giành quyền đầu tư vào một sân bay gần Hambantota.
Còn VN? Liệu có giao cảng Cam Ranh cho Tầu, vì cũng là con nợ "Chúa Chổm" của nó?
Trả lờiXóaCảng Cam Ranh thì chưa. Nhưng cảng Vũng Áng nơi tàu Trung Quốc chỉ mất chưa tới 8h đi từ đảo Hải Nam đến cán xoong Hà Tĩnh. Việc chia đôi nước Việt chỉ là vấn đề thời gian thôi.
XóaChưa công bố thôi. Từ từ khoai sẽ nhừ
XóaCứ vay của Tầu mà xài đi . Có ngày đem cả nước để gán nợ . VN nhìn đấy !
Trả lờiXóaNợ không trả được thì phải gán nợ , điều này đã có từ ngàn xưa và VN từ năm 1975 đến nay cũng giống như vậy : Nợ Liên Xô thì gán 16 tấn vàng và dầu lửa . Nợ Trung quốc thì gán một phần biên giới , một nửa vịnh Bắc Bộ và hơn 90 % Biển Đông ,...còn phải gán nữa nếu không thì TQ không để yên .
Trả lờiXóaSẮP TỚI NGÀY GIAO CẢ ĐẤT NƯỚC CHO TÀU. CẢNG CAM RANH MÀ NÓI LÀM GÌ
Trả lờiXóa