Luân Lê
CÁNH CỬA VẪN CHƯA KHÉP
Vụ án tử tù Hồ Duy Hải nếu nói hết thủ tục theo luật định là không đúng. Vì bị cáo (bị án), luật sư và gia đình đã liên tục gửi đơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để đề nghị ra kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết, hơn nữa việc đề nghị ra kháng nghị là kháng nghị theo hướng có lợi và để minh oan cho bị cáo, nên thời hạn để kháng nghị bản án là 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật là không được áp dụng trong trường hợp này (Điều 278 BLTTHS 2003) mà có thể kháng nghị bất kể lúc nào.
Vậy tại sao ông Chánh án Toà án nhân dân tối cao lại cho rằng vụ án đã hết theo thủ tục luật định (vì rõ ràng vụ án chưa khi nào được thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm, mặc dù để giải oan cho bị cáo)?
Và nếu ai theo dõi cũng sẽ biết những tình tiết, chứng cứ được sử dụng trong vụ án mà các luật sư trong cuộc (tham gia bào chữa) đưa ra để chứng minh là có sự vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng và việc xác minh, thu thập chứng cứ buộc tội không đảm bảo sự hợp pháp, đồng thời với đó thì bị cáo lại có chứng cứ ngoại phạm. Trong khi đó có một nghi phạm khác đã được chỉ đích danh thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại cố tình không xem xét đến?
Vậy phải chăng vụ án có nhiều uẩn khúc đang bị che lấp đằng sau tính mạng của một bị án đang kêu oan ròng rã suốt gần chục năm qua?
Kết tội oan một người đã là điều không được phép, huống chi đây là vụ án có dấu hiệu tử hình oan một mạng người thì không có cách gì để cứu chuộc lại được. Bởi vậy, khi còn những sai sót nghiêm trọng trong việc kết tội bị cáo thì nhiệm vụ của một nền tư pháp là buộc phải xem xét lại vụ án này một cách nghiêm túc và cẩn trọng nhất, Hiến pháp đã quy định nguyên tắc tối cao này đối với quyền được sống của con người và nghĩa vụ đảm bảo công lý của toà án trước số phận pháp lý cũng như tính mạng một con người.
Cho nên, cánh cửa vẫn còn chưa khép lại.
CÁNH CỬA VẪN CHƯA KHÉP
Vụ án tử tù Hồ Duy Hải nếu nói hết thủ tục theo luật định là không đúng. Vì bị cáo (bị án), luật sư và gia đình đã liên tục gửi đơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để đề nghị ra kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng không được giải quyết, hơn nữa việc đề nghị ra kháng nghị là kháng nghị theo hướng có lợi và để minh oan cho bị cáo, nên thời hạn để kháng nghị bản án là 1 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật là không được áp dụng trong trường hợp này (Điều 278 BLTTHS 2003) mà có thể kháng nghị bất kể lúc nào.
Vậy tại sao ông Chánh án Toà án nhân dân tối cao lại cho rằng vụ án đã hết theo thủ tục luật định (vì rõ ràng vụ án chưa khi nào được thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm, mặc dù để giải oan cho bị cáo)?
Và nếu ai theo dõi cũng sẽ biết những tình tiết, chứng cứ được sử dụng trong vụ án mà các luật sư trong cuộc (tham gia bào chữa) đưa ra để chứng minh là có sự vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng và việc xác minh, thu thập chứng cứ buộc tội không đảm bảo sự hợp pháp, đồng thời với đó thì bị cáo lại có chứng cứ ngoại phạm. Trong khi đó có một nghi phạm khác đã được chỉ đích danh thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại cố tình không xem xét đến?
Vậy phải chăng vụ án có nhiều uẩn khúc đang bị che lấp đằng sau tính mạng của một bị án đang kêu oan ròng rã suốt gần chục năm qua?
Kết tội oan một người đã là điều không được phép, huống chi đây là vụ án có dấu hiệu tử hình oan một mạng người thì không có cách gì để cứu chuộc lại được. Bởi vậy, khi còn những sai sót nghiêm trọng trong việc kết tội bị cáo thì nhiệm vụ của một nền tư pháp là buộc phải xem xét lại vụ án này một cách nghiêm túc và cẩn trọng nhất, Hiến pháp đã quy định nguyên tắc tối cao này đối với quyền được sống của con người và nghĩa vụ đảm bảo công lý của toà án trước số phận pháp lý cũng như tính mạng một con người.
Cho nên, cánh cửa vẫn còn chưa khép lại.
Trong khi đó có một nghi phạm khác đã được chỉ đích danh thì các cơ quan tiến hành tố tụng lại cố tình không xem xét đến?
Trả lờiXóa(Luật sư Lê Văn Luân)
***
Ai cũng biết nghi phạm đó là Nguyễn Văn Nghị.
Liên quan đến nghi phạm Nguyễn Văn Nghị có dư luật đang tràn ngập trong dân thì bà nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa có quan hệ họ hàng với nghi phạm Nguyễn Văn Nghị này! Nhưng thái độ im lặng của bà Trương Mỹ Hoa suốt mấy năm trời cho mãi tận đến hôm nay cho thấy rõ ràng rằng bà Trương Mỹ Hoa không có thái độ hợp tác với tòa án và đã từng là lãnh đạo quốc gia nhưng bà Trương Mỹ Hoa không giúp tòa án bảo vệ công lý và làm sáng tỏ nghi phạm Nguyễn Văn Nghị! Và tòa án không triệu tập bà Trương Mỹ Hoa như một nhân chứng có liên quan cộng với những chi tiết và lập luận của luật sư Lê văn Luân thì thấy rằng ngay việc tổ chức phiên tòa đã không hợp lệ!
Tòa án Tối cao nên ra phán quyết một cách công tâm vì đây là sinh mạng của một công dân như chín mươi triệu công dân khác trên đất nước này!