Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Dân trí.
Nguyen Anh Tuan
AI CHO THĂNG ĐƯỢC NÓI?
"Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng" - không chỉ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet mà hàng trăm tờ báo khác cũng đang loan tin này với cùng một tiêu đề, văn phong, và nội dung, theo một sự chỉ đạo nghiêm ngặt dễ thấy.
Chưa biết rồi những ngày tới đây báo chí sẽ khai thác những chi tiết nào nữa, tuy nhiên dám chắc một điều là cả 900 tờ báo sẽ chỉ một hướng tấn công ông ấy.
Những lời biện minh, giãi bày của ông Thăng, nếu có, cũng không thể nào xuất hiện trên truyền thông. Tiếng nói của ông rồi đây chỉ là một tự sự cô độc giữa bốn bức tường mà ngoài ông ra thì chỉ đến tai các điều tra viên - những người, trớ trêu thay, lại chỉ phớt lờ cười nhạt, trước khi lấy lời khai để hoàn thành một bản hồ sơ luận tội chiếu lệ cho ông.
Ông Thăng có thể có, hoặc được chỉ định, một luật sư. Cũng có thể thi thoảng được gặp vợ con, nếu những người đồng chí của ông chỉ mới cạn tàu chứ chưa ráo máng. Nhưng, ngay cả khi luật sư muốn bảo vệ ông bởi trách nhiệm nghề nghiệp, vợ con muốn nói tốt cho ông bởi tình nghĩa gia đình, thì vấn đề là tờ báo nào ở Việt Nam dám đăng những lời này?
Kết cục không khó dự đoán. Công chúng, bao gồm cả bạn bè người thân của ông, sau một thời gian dài bị oanh tạc thông tin bởi hàng trăm tờ báo tập trung khai thác sai phạm của ông với vô số những lời lẽ đao to búa lớn, hẳn sẽ muốn đưa ông lên đoạn đầu đài ngay mà chẳng cần gì đến một phiên tòa. Lúc này, liệu ông có muốn được giữ quyền im lặng, được mời luật sư tham gia từ đầu, được giãy bày với báo chí thông qua luật sư và gia đình để rộng đường dư luận, được xét xử bởi một quan tòa độc lập - những quyền căn bản bình thường của bất kỳ công dân nào ở các nước dân chủ pháp trị?
Bị nguyên một hệ thống trấn áp bằng truyền thông mà chẳng hề có quyền đáp lại một lời nào để tự bảo vệ mình, nhân quả dường như đến quá sớm với Đinh La Thăng khi chính ông từng một thời nằm trong nhóm chóp bu duy trì và vận hành hệ thống đó.
Đinh La Thăng đang có bi kịch của ông ấy. Nhưng nằm ngay trung tâm bi kịch đó tiềm ẩn một rủi ro chung cho tất cả chúng ta: Không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, sang hèn, từ Ủy viên Bộ Chính trị đến anh bán hàng rong, chúng ta đều có thể là nạn nhân của một nền pháp quyền què quặt khi mà nhân quyền, dân quyền của chúng ta không được thượng tôn nghiêm ngặt như một điểm cốt lõi tạo thành cộng đồng quốc gia này.
Những ngày tới, ở vị trí nạn nhân của quyền lực, ông Thăng hẳn sẽ có cái nhìn khác về nhân quyền, dân quyền - những thứ mà lúc còn ở đỉnh cao quyền lực chắc ông đã từng cười nhạt khi nghe thấy. Nhưng có lẽ, mọi thứ đã quá muộn với ông rồi.
Liệu chúng ta có nên như ông ấy, chỉ đợi tới lúc trở thành nạn nhân mới bắt đầu nghĩ tới quyền của mình?
AI CHO THĂNG ĐƯỢC NÓI?
"Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng" - không chỉ Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet mà hàng trăm tờ báo khác cũng đang loan tin này với cùng một tiêu đề, văn phong, và nội dung, theo một sự chỉ đạo nghiêm ngặt dễ thấy.
Chưa biết rồi những ngày tới đây báo chí sẽ khai thác những chi tiết nào nữa, tuy nhiên dám chắc một điều là cả 900 tờ báo sẽ chỉ một hướng tấn công ông ấy.
Những lời biện minh, giãi bày của ông Thăng, nếu có, cũng không thể nào xuất hiện trên truyền thông. Tiếng nói của ông rồi đây chỉ là một tự sự cô độc giữa bốn bức tường mà ngoài ông ra thì chỉ đến tai các điều tra viên - những người, trớ trêu thay, lại chỉ phớt lờ cười nhạt, trước khi lấy lời khai để hoàn thành một bản hồ sơ luận tội chiếu lệ cho ông.
Ông Thăng có thể có, hoặc được chỉ định, một luật sư. Cũng có thể thi thoảng được gặp vợ con, nếu những người đồng chí của ông chỉ mới cạn tàu chứ chưa ráo máng. Nhưng, ngay cả khi luật sư muốn bảo vệ ông bởi trách nhiệm nghề nghiệp, vợ con muốn nói tốt cho ông bởi tình nghĩa gia đình, thì vấn đề là tờ báo nào ở Việt Nam dám đăng những lời này?
Kết cục không khó dự đoán. Công chúng, bao gồm cả bạn bè người thân của ông, sau một thời gian dài bị oanh tạc thông tin bởi hàng trăm tờ báo tập trung khai thác sai phạm của ông với vô số những lời lẽ đao to búa lớn, hẳn sẽ muốn đưa ông lên đoạn đầu đài ngay mà chẳng cần gì đến một phiên tòa. Lúc này, liệu ông có muốn được giữ quyền im lặng, được mời luật sư tham gia từ đầu, được giãy bày với báo chí thông qua luật sư và gia đình để rộng đường dư luận, được xét xử bởi một quan tòa độc lập - những quyền căn bản bình thường của bất kỳ công dân nào ở các nước dân chủ pháp trị?
Bị nguyên một hệ thống trấn áp bằng truyền thông mà chẳng hề có quyền đáp lại một lời nào để tự bảo vệ mình, nhân quả dường như đến quá sớm với Đinh La Thăng khi chính ông từng một thời nằm trong nhóm chóp bu duy trì và vận hành hệ thống đó.
Đinh La Thăng đang có bi kịch của ông ấy. Nhưng nằm ngay trung tâm bi kịch đó tiềm ẩn một rủi ro chung cho tất cả chúng ta: Không phân biệt địa vị, nghề nghiệp, sang hèn, từ Ủy viên Bộ Chính trị đến anh bán hàng rong, chúng ta đều có thể là nạn nhân của một nền pháp quyền què quặt khi mà nhân quyền, dân quyền của chúng ta không được thượng tôn nghiêm ngặt như một điểm cốt lõi tạo thành cộng đồng quốc gia này.
Những ngày tới, ở vị trí nạn nhân của quyền lực, ông Thăng hẳn sẽ có cái nhìn khác về nhân quyền, dân quyền - những thứ mà lúc còn ở đỉnh cao quyền lực chắc ông đã từng cười nhạt khi nghe thấy. Nhưng có lẽ, mọi thứ đã quá muộn với ông rồi.
Liệu chúng ta có nên như ông ấy, chỉ đợi tới lúc trở thành nạn nhân mới bắt đầu nghĩ tới quyền của mình?
Khi thằng này làm bí tư Sài Gòn thì việc đàn áp người biểu tình rất khốc liệt. Giờ thì hắn có thời gian để suy ngẫm về đủ thứ tội ác của mình để thấm thía tình đồng chí của hắn... vf hiểu hơn câu thành ngữ "quan nhất thời, Dân vạn đai"
Trả lờiXóaĐàn áp người dân Sài Gòn biểu tình mạnh nhất là thời kỳ của Thăng, đến đâu Thăng cũng nổ văng miểng lung tung rồi đâu lại đó. Giờ đây chắc cũng chỉ mong được theo đàn anh để "làm người tử tế"
XóaThăng nổ nhiều quá rồi bây giờ đến lượt Thăng ngồi nghe.
XóaĐLT đã nói nhiều rồi . Bây giờ đến lượt người khác nói thay Thăng !
Trả lờiXóabài này đáng để đọc đấy cán bộ vn ơi!?
Trả lờiXóaKhi nào nếm no đòn hãy cứu ông ấy ra cho làm bộ trưởng bộ tư pháp
Trả lờiXóaNhớ lại những ngày ông Thăng hét ra lửa , vùng vẫy như chúa sơn lâm , ai ai cũng phải kinh hãi. Vậy mà nay ...
Trả lờiXóaÔng gây tai họa cho đất nước cũng nhiều , nay ông phải trả giá , hẳn chẳng phải là oan uổng... Dẫu sao ; Nghẫm cũng thấy thương thương , phận người ; Khi lên voi lúc xuống chó ; Trèo cao thì lại ngã đau ...!
Chỉ mong Trời đất công bằng : Luật Nhân quả chẳng từ một ai .
Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn!
XóaNgười đảng viên bây giờ sống bất an hơn dân thường bởi vì họ sẽ bất ngờ trở thành nạn nhân một khi phe nhóm của họ suy yếu, và nếu không có phe nhóm thì không sống được trong môi trường ấy!
Trả lờiXóaMột bài viết rất hay! Rất nhân văn.Tôi đồng ý với bạn. Tôi có cảm tưởng ở đất nước ta, ai dấn thân thì sẽ gánh hậu quả. Từ bí thư Kim Ngọc đến ông Đinh La Thăng ( các đồng chí ông lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn kinh tế cũng đều sai phạm như ông thôi). Nhưng ông bị các đồng chí chọn làm vật tế thần. Bây giờ thì chẳng còn ai dám làm quyết liệt nữa. Các nhà thầu Trung quốc cứ việc đưa hàng bãi rác sang Việt nam mà không bị ai ngăn cản.
Trả lờiXóa"Đất nước ta có bao giờ được như thế chưa"; "Chúng ta dân chủ đến thế là cùng"!
Trả lờiXóaLúc này đây , chắc anh Thăng thấm thía " Nhớ Rừng " của cụ Thế Lữ :
Trả lờiXóaGậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu .
Tội to nhất là dám đập bàn chỉ tay vào mặt nhà thầu Thiên triều!
Trả lờiXóaĐinh La Thăng xổng trại liệu có trở thành Tống Giang trong phim Thuỷ Hử không nhỉ?
Trả lờiXóaTội tự phụ cứ tưởng ta là giỏi trên tài thiên hạ, tội thùng rỗng kêu to, tội tham lam của Đinh La thăng một thì tội của cái đám đẻ ra quy trình ngược để bế Thăng lên, rồi tội của bọn xu nịnh Thăng mười.
Trả lờiXóa