Bà Hoàng Thị Minh Hồ. Ảnh từ báo Tiền Phong.
Bí thư Hà Nội: Sẽ giải quyết vướng mắc căn biệt thự của người hiến 5.000 lượng vàng
Dân trí Thứ sáu, 10/11/2017 - 12:33
Dân trí Thứ sáu, 10/11/2017 - 12:33
Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy Hà Nội - cho biết, sau khi lo lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ, thành phố sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu.
>> Người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng được tổ chức lễ tang cấp cao
>> “Thử thách lòng tin qua chuyện về gia đình hiến 5.000 lượng vàng”
Ngày 10/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, trước mắt thành phố và các đơn vị liên quan tập trung lo lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945.
Trước vấn đề liên quan đến căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ vẫn chưa được hoàn thiện về mặt pháp lý, theo ông Hoàng Trung Hải đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm qua và cũng liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau.
“Thời gian tới, sau khi anh em trong gia đình cụ Hồ thống nhất với nhau, thành phố sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn nhà này”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ là vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - một thương nhân nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cụ Trịnh Văn Bô là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng năm 1945. Số vàng này gần gấp đôi ngân khố Chính phủ bấy giờ.
Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ Minh Hồ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.
Đến năm 1954, vợ chồng cụ Minh Hồ tiếp tục cho nhà nước mượn căn biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, có khuôn viên rộng gần 3.000 m2. Năm 1975, khi gia đình cụ đệ đơn xin lại căn biệt thự 34 Hoàng Diệu thì sự việc trở nên phức tạp.
Trải qua hàng chục năm, câu chuyện liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu mới được hóa giải, gia đình cụ Hồ được về ở căn nhà của mình. Tuy nhiên, đến nay những chính sách pháp lý liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ vẫn chưa được hoàn thiện.
>> Người hiến 5.000 lượng vàng cho cách mạng được tổ chức lễ tang cấp cao
>> “Thử thách lòng tin qua chuyện về gia đình hiến 5.000 lượng vàng”
Ngày 10/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Hoàng Trung Hải – Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, trước mắt thành phố và các đơn vị liên quan tập trung lo lễ tang cụ Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô, người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945.
Trước vấn đề liên quan đến căn biệt thự số 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ vẫn chưa được hoàn thiện về mặt pháp lý, theo ông Hoàng Trung Hải đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm qua và cũng liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau.
Vợ chồng cụ Hoàng Thị Minh Hồ hiến tặng nhà nước hơn 5.000 lượng vàng năm 1945
“Thời gian tới, sau khi anh em trong gia đình cụ Hồ thống nhất với nhau, thành phố sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn nhà này”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ là vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô - một thương nhân nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cụ Trịnh Văn Bô là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng trong Tuần lễ vàng năm 1945. Số vàng này gần gấp đôi ngân khố Chính phủ bấy giờ.
Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ Minh Hồ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.
Đến năm 1954, vợ chồng cụ Minh Hồ tiếp tục cho nhà nước mượn căn biệt thự tại 34 Hoàng Diệu, có khuôn viên rộng gần 3.000 m2. Năm 1975, khi gia đình cụ đệ đơn xin lại căn biệt thự 34 Hoàng Diệu thì sự việc trở nên phức tạp.
Trải qua hàng chục năm, câu chuyện liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu mới được hóa giải, gia đình cụ Hồ được về ở căn nhà của mình. Tuy nhiên, đến nay những chính sách pháp lý liên quan đến căn biệt thự 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ vẫn chưa được hoàn thiện.
Quang Phong
Quá nhiều người giỏi ‘lí luận’ trong BCT, ông Hải có địch nổi? Ông nên hỏi thật kĩ để việc trả nhà cho ông bà Bô - Hồ, ân nhân trực tiếp của đảng Chính phủ, sẽ đượi giải sau 5 phút.
Trả lờiXóa1. Nếu ông bà Bô - Hồ không cấp cho CT Hồ Chí Minh và đ/c Nguyễn Lương Bằng... cả ngàn cây vàng hối lộ 3 viên tướng Tàu Tưởng thì nó có cuốn xéo? đảng chính phủ Việt Minh có còn tồn tại?.
2. Mượn không trả là đạo đức ứng xử của giai cấp nào? Loại người nào?.
Túm lại mặt mo dày quá, đến bây giờ thì trả cho người ta để đi lừa quốc tế còn trong nước thì KHÔNG BAO GIỜ lừa được nữa đâu
XóaKhông trả được vàng ,không báo được ân ,thì ....còn nhà nên trả người ta cho phải đạo !
Trả lờiXóaVN có câu " Uống nước nhớ nguồn ", chẳng có gì khó giải quyết cả. Đừng quên đạo nghĩa này.!!!!
Trả lờiXóa"Cụ Trịnh Văn Bô là một nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc" đã hiến 5.000 lượng vàng cho chính phủ của những người theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Trả lờiXóaCái này chỉ cần kêu gọi vợ, con, cháu các ông Giáp và Thái hãy trả nhà cho khổ chủ. Có như vậy thì mới xứng đáng làm người mà không hổ thẹn!
Trả lờiXóaVì sợ phải trả những thứ khác nên không dám tạo tiền lệ.
Trả lờiXóa“Thời gian tới, sau khi anh em trong gia đình cụ Hồ thống nhất với nhau, thành phố sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn nhà này”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Trả lờiXóa___________________________________
Hóa ra là do "anh em trong gia đình cụ Hồ chưa thống nhất với nhau" nên chính quyền chưa trả nhà cho gia đình Cụ à? Đây là ngôi nhà của Cụ chứ có phải của "anh em trong gia đình" đâu? Sao không trả nhà cho Cụ khi Cụ còn sống mà để đến khi Cụ mất thì mới "sẽ tiếp tục xem xét giải quyết những vấn đề liên quan đến căn nhà này”? Mà cũng chỉ xem xét các "vấn đề liên quan" chứ chắc gì đã có quyết định trả nhà? Đúng là lý sự của những kẻ vô lại. Cứ nhìn tờ cam kết của Nguyễn Đức Chung với nhân dân xã Đồng Tâm thì biết Hoàng Trung Hải sẽ "giải quyết" ngôi nhà của gia đình cụ Hồ như thế nào rồi.
Hiện tại nhà nước Việt Nam không những chấp nhận tỷ phú, chúa đảo, đại gia mà lại còn đưa chúng lên mây xanh thì lúc này hãy sửa sai không chỉ vụ ông Trịnh Văn Bô mà còn biết bao gia đình khác mà nhà cửa họ đã bị tịch thu, quản lý vô đạo lý khiến không ít người hiện nay sống trong cảnh cùng cực – và trong khi đó cán bộ vào ở nhà họ thì nghiễm nhiên nhận 1 món tài sản rất lớn – điều ở các quốc gia không không thể có (họ chỉ có lương!)! Chúng ta hãy nhất tề đồng thanh: Yêu cầu các vị có trách nhiệm phải lặp lại trật tự công bằng ở đất nước này không chậm chễ!
Trả lờiXóaĐời có vay có trả cả thôi! Có sợ, có trốn thì cũng vẫn phải trả thôi!
Trả lờiXóaNhờ hai cụ cho mượn tiền, ủng hộ mọi mặt nên chính quyền thành công. Bây giờ chính quyền ko giải quyết được thì cái nợ đó sẽ vẫn trả, đó là sự thất bại của chính quyền hay sự sụp đổ của nó
Trả lờiXóaMƯỢN thì phải TRẢ đó là lẽ đời. Khi trả, người mượn còn phải nói lời CẢM ƠN , đó là những người tử tế và lịch sự . Còn mượn mà không trả lại còn nói phải XEM XÉT là khốn nạn rồi .
Trả lờiXóa