Luân Lê
28 Tháng 10 lúc 14:15 ·
“THÁNG 10” ĐÃ QUA
Thứ nhất, cách mạng quốc tế vô sản đã chấm dứt và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ toàn diện ở chính nơi đầu tiên dung dưỡng loại chủ nghĩa này, Liên Xô, vào năm 1991. Trước đó là Đông Đức vào mùa đông, tháng 11/1989, và Tiệp Khắc (cũ) cũng đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền cộng sản tại quảng trường Praha vào năm này rồi tách thành hai nước là Slovakia và Cộng hoà Czech.
Triều Tiên cũng đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để theo đuổi thuyết chủ thể của Kim Nhật Thành. Hiện tại Triều Tiên có 2 đảng phái hoạt động trên đất nước này.
Trung Quốc đã không còn theo chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Mao nữa, họ đã thay đổi từ thời của Đặng Tiểu Bình với chính sách mèo trắng, mèo đen. Và nay là Tập Cận Bình đang muốn tạo ra một đế chế mới của riêng mình và xoá bỏ tư tưởng Mao trên chính trường Trung Hoa đại lục.
Người Cuba cũng đã nghiêng hẳn về Mỹ như một sự lựa chọn của thời cuộc sau khi Fidel chết mới đây.
Venezuela thì đang khủng hoảng với thuyết chủ nghĩa xã hội đã đeo đuổi suốt từ thời của Hugo Chavez, và giờ họ đang phải trả giá vì thực phẩm không có mà ăn - làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu đã trở thành thảm hoạ của người dân.
Người Nhật cũng đã từng có đảng cộng sản và cũng đã có lúc thắng thế khi ứng cử vào những năm đầu sau chiến tranh thế giới II, cuối thập niên 1950s. Nhưng chính vì người Nhật hiểu rằng nó là một chủ thuyết sai lầm, và họ sợ sẽ lại dẫn đến một chính quyền có thể gây ra sự độc tài như Phát xít với giấc mộng Đại Đông Á của chính họ như đã từng, nên chủ tịch đảng xã hội chủ nghĩa khi đọc diễn văn ứng cử Hạ viện đã bị một sinh viên đâm chết ngay tại bục giảng trong một trường học. Và từ đó đảng này cũng mất đi vị thế của nó. Nước Nhật cũng nhờ vậy mà có một lịch sử được viết với những dòng tươi sáng như ngày hôm nay.
Chính nước Nga đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội (thuyết kinh tế chính trị và xã hội) và xây dựng chính quyền theo thể chế cộng hoà lưỡng tính - lai tạp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị - một chính thể gồm tổng thống và thủ tướng ở nhánh hành pháp (thuyết triết học chính trị). Và Putin đã phải thừa nhận Stalin là nhà độc tài khát máu, và nhân dân họ đập bỏ tượng của ông ta. Người Nga cũng đang xem xét về việc bỏ xác của Lenin khỏi lăng ở Quảng trường đỏ - một nữ ứng viên tổng thống Nga đã tuyên bố điều này nếu trúng cử vào vị trí đứng đầu điện Kremlin.
Thứ hai, chính Putin cũng đã thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai lầm, và dùng tuyên truyền dối trá và bạo lực để giữ chính quyền. Dù vậy ông này vẫn nói rằng bản thân mình thích tư tưởng (quá đẹp đẽ) của chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả Lenin lúc cuối đời cũng nhận ra sai lầm của mô hình xã hội chủ nghĩa vì đã thất bại trong hoạt động kinh tế (dân đói kém, nhiều triệu người chết) cũng như tha hoá quyền lực (quân sự và lực lượng cảnh sát phình to và bạo lực, cán bộ tham nhũng, lộng quyền), vì vậy chính Lenin đã muốn cải sửa học thuyết chủ nghĩa này trong đó thừa nhận những sai lầm trầm trọng mang tính bản chất mà nó mắc phải.
Ông Thưởng đi học ở Tây phương, nhưng vẫn như người u mê, hoặc cũng chưa đọc hết học thuyết của Marx Lenin, hoặc đọc nhưng không hiểu, hoặc không quan sát diễn tiến lịch sử và ngay cả thực tế đang xảy ra trên đất nước mình để có bài học quý giá cho mình, hoặc vì cái ghế của bản thân mà cứ nói theo ý chí hệ thống mình đang phục vụ cho.
28 Tháng 10 lúc 14:15 ·
“THÁNG 10” ĐÃ QUA
Thứ nhất, cách mạng quốc tế vô sản đã chấm dứt và chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ toàn diện ở chính nơi đầu tiên dung dưỡng loại chủ nghĩa này, Liên Xô, vào năm 1991. Trước đó là Đông Đức vào mùa đông, tháng 11/1989, và Tiệp Khắc (cũ) cũng đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền cộng sản tại quảng trường Praha vào năm này rồi tách thành hai nước là Slovakia và Cộng hoà Czech.
Triều Tiên cũng đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để theo đuổi thuyết chủ thể của Kim Nhật Thành. Hiện tại Triều Tiên có 2 đảng phái hoạt động trên đất nước này.
Trung Quốc đã không còn theo chủ nghĩa Marx Lenin và Tư tưởng Mao nữa, họ đã thay đổi từ thời của Đặng Tiểu Bình với chính sách mèo trắng, mèo đen. Và nay là Tập Cận Bình đang muốn tạo ra một đế chế mới của riêng mình và xoá bỏ tư tưởng Mao trên chính trường Trung Hoa đại lục.
Người Cuba cũng đã nghiêng hẳn về Mỹ như một sự lựa chọn của thời cuộc sau khi Fidel chết mới đây.
Venezuela thì đang khủng hoảng với thuyết chủ nghĩa xã hội đã đeo đuổi suốt từ thời của Hugo Chavez, và giờ họ đang phải trả giá vì thực phẩm không có mà ăn - làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu đã trở thành thảm hoạ của người dân.
Người Nhật cũng đã từng có đảng cộng sản và cũng đã có lúc thắng thế khi ứng cử vào những năm đầu sau chiến tranh thế giới II, cuối thập niên 1950s. Nhưng chính vì người Nhật hiểu rằng nó là một chủ thuyết sai lầm, và họ sợ sẽ lại dẫn đến một chính quyền có thể gây ra sự độc tài như Phát xít với giấc mộng Đại Đông Á của chính họ như đã từng, nên chủ tịch đảng xã hội chủ nghĩa khi đọc diễn văn ứng cử Hạ viện đã bị một sinh viên đâm chết ngay tại bục giảng trong một trường học. Và từ đó đảng này cũng mất đi vị thế của nó. Nước Nhật cũng nhờ vậy mà có một lịch sử được viết với những dòng tươi sáng như ngày hôm nay.
Chính nước Nga đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội (thuyết kinh tế chính trị và xã hội) và xây dựng chính quyền theo thể chế cộng hoà lưỡng tính - lai tạp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà đại nghị - một chính thể gồm tổng thống và thủ tướng ở nhánh hành pháp (thuyết triết học chính trị). Và Putin đã phải thừa nhận Stalin là nhà độc tài khát máu, và nhân dân họ đập bỏ tượng của ông ta. Người Nga cũng đang xem xét về việc bỏ xác của Lenin khỏi lăng ở Quảng trường đỏ - một nữ ứng viên tổng thống Nga đã tuyên bố điều này nếu trúng cử vào vị trí đứng đầu điện Kremlin.
Thứ hai, chính Putin cũng đã thừa nhận rằng chủ nghĩa cộng sản là sai lầm, và dùng tuyên truyền dối trá và bạo lực để giữ chính quyền. Dù vậy ông này vẫn nói rằng bản thân mình thích tư tưởng (quá đẹp đẽ) của chủ nghĩa cộng sản. Ngay cả Lenin lúc cuối đời cũng nhận ra sai lầm của mô hình xã hội chủ nghĩa vì đã thất bại trong hoạt động kinh tế (dân đói kém, nhiều triệu người chết) cũng như tha hoá quyền lực (quân sự và lực lượng cảnh sát phình to và bạo lực, cán bộ tham nhũng, lộng quyền), vì vậy chính Lenin đã muốn cải sửa học thuyết chủ nghĩa này trong đó thừa nhận những sai lầm trầm trọng mang tính bản chất mà nó mắc phải.
Ông Thưởng đi học ở Tây phương, nhưng vẫn như người u mê, hoặc cũng chưa đọc hết học thuyết của Marx Lenin, hoặc đọc nhưng không hiểu, hoặc không quan sát diễn tiến lịch sử và ngay cả thực tế đang xảy ra trên đất nước mình để có bài học quý giá cho mình, hoặc vì cái ghế của bản thân mà cứ nói theo ý chí hệ thống mình đang phục vụ cho.
Tháng Mười đã qua nhưng cơn ác mộng chưa qua . Vẫn còn nhiều kẻ mộng du !
Trả lờiXóa