LTS: Xung quanh câu chuyện phản ứng của một phụ huynh
trường Tiểu học Hà Nội với thông báo thu tiền bảo hiểm "nhập nhèm" của
nhà trường, tác giả Sông Mã có bài phân tích thực trạng này từ những gì
tai nghe, mắt thấy.
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mới đây, trên các phương tiện truyền thông đang dậy sóng bởi bút phê của phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học ở Hà Nội, sau khi nhà trường yêu cầu gia đình đóng bảo hiểm cho một học sinh đang học lớp 2.
Phụ huynh bức xúc vì cho rằng: “Nhà trường là nơi truyền chữ cho học sinh, không phải công ty kinh doanh bảo hiểm.
Nếu có nhu cầu mua bảo hiểm thì tôi sẽ chủ động liên hệ với công ty bảo hiểm nào mà tôi tín nhiệm để mua trực tiếp chứ nhất định không thông qua khâu trung gian môi giới cò mồi.
Yêu cầu Trường Tiểu học Hà Nội không làm phiền cha mẹ học sinh bằng việc làm không đúng chức năng này". [1]
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường giải thích về hai khoản thu mà phụ huynh phản ứng:
“Trường Tiểu học Hà Nội thực hiện việc thu của học sinh theo công văn số 1820/BHXH-QLT của Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hà Nội.
Đây là những khoản thu áp dụng cho cả hệ thống trường công lập và dân lập, do cơ quan bảo hiểm xã hội quy định.
Chúng tôi chỉ thu hộ cơ quan bảo hiểm, không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây.
Tuy nhiên, trong thông báo thu tiền bảo hiểm, ở nội dung thu tiền bảo hiểm thân thể - khoản thu tự nguyện nhưng nhà trường không ghi rõ cho phụ huynh biết”. [2]
Chẳng riêng gì trường Trường Tiểu học Hà Nội ở nội dung thu tiền bảo hiểm thân thể - khoản thu tự nguyện nhưng nhà trường không ghi rõ cho phụ huynh biết mà hầu như tất cả các trường học vẫn đang “nhập nhèm” hai khoản thu là bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn đều là khoản thu bắt buộc.
Nói là bắt buộc học sinh còn đóng trầy trật mãi chưa xong, nếu ghi rõ bảo hiểm thân thể là tự nguyện, với kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của mình, người viết dám chắc chỉ khoảng 1/3 học sinh toàn trường tham gia là nhiều.
Giáo viên khốn khổ vì những khoản thu hộ
Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Nội đã thừa nhận: “Chúng tôi chỉ thu hộ cơ quan bảo hiểm, không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây."
Câu hỏi được đặt ra là vì sao nhà trường lại phải làm công tác thu hộ này?
Thu hộ (đương nhiên không phải việc của mình) nhưng cũng vì chuyện này nhiều trường học đã đưa vào tiêu chí thi đua để ép giáo viên thu đủ liệu đã thỏa đáng chưa?
Nhiều thầy cô phản ánh mệt nhất là thu tiền bảo hiểm vì số tiền đóng quá nhiều, mỗi năm mỗi tăng một mức mới. [3]
Không ít phụ huynh cương quyết không đóng, giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi cách để vận động, để năn nỉ.
Có thầy cô ngoài giờ dạy phải tìm đến nhà các em mà thuyết phục phụ huynh đóng giúp.
Có người kiên quyết chối từ, có người mua theo kiểu ban ơn: “Tôi nể cô là giáo viên dạy nó nên mua chứ chúng tôi chẳng thiết tha gì”.
Mặc dù vậy, thầy cô nói mình cũng mừng như bán được bảo hiểm cho chính mình vậy.
Câu trả lời của bà Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Nội chỉ là thu hộ “không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây” nghe có vẻ hơi vô lý.
Không có lợi lộc, vậy vì sao nhà trường phải làm? Vì sao nhà trường phải ép giáo viên thực hiện bằng đủ? Nếu không thu hộ liệu có được không?
Bảo hiểm ít nâng cao chất lượng có phải do có nhà trường thu hộ?
Nhiều năm làm công tác thu hộ tiền bảo hiểm, chúng tôi nhận thấy phụ huynh không mặn mà chuyện mua bảo hiểm vì một số nguyên nhân như việc khám bệnh bảo hiểm của một số bác sĩ còn hời hợt, qua loa.
Việc cấp phát thuốc quá chậm. Có phụ huynh phản ảnh:
"Dẫn con đi cả buổi mới khám và lấy được vài chục ngàn tiền thuốc. Trong khi chúng tôi phải nghỉ mất một buổi đi làm mất hơn trăm tiền công.”
Đó là chưa kể chất lượng thuốc bảo hiểm cũng chưa thật sự tốt.
Đã có những trường hợp người đóng bảo hiểm thân thể học sinh bị kế toán cấu kết với nhân viên bảo hiểm ăn chặn tiền bảo hiểm của các em không may tai nạn, ốm đau. [4]
Chính những dòng phản ứng của một phụ huynh Hà Nội "gây bão" mấy ngày qua cũng nói lên điều ấy:
“…Nếu có nhu cầu mua bảo hiểm thì tôi sẽ chủ động liên hệ với công ty bảo hiểm nào mà tôi tín nhiệm để mua trực tiếp…”.
Phản ứng của phụ huynh này rất thẳng thắn và rõ ràng: nếu bảo hiểm thực hiện tốt, có uy tín thì tức khắc phụ huynh sẽ tự tìm đến để mua mà như thế thì đâu cần đến giáo viên hỗ trợ?
Bởi bảo hiểm cũng là quyền lợi để người dân chăm sóc sức khỏe và làm vơi đi gánh nặng khi họ gặp rủi ro bệnh tật.
Giáo viên trực tiếp bán bảo hiểm nên luôn được nghe những lời góp ý, những phàn nàn của phụ huynh về các dịch vụ y tế, về thái độ của y bác sĩ...
Để trấn an tinh thần phụ huynh, để họ vui lòng tham gia bảo hiểm một cách tích cực thì giáo viên phải hứa dù biết hứa cho qua chuyện chứ bản thân thầy cô thì làm được gì để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh?
Thế nhưng, hàng năm đã có nhà trường thu hộ bảo hiểm. Không chỉ thế, mà luôn luôn thu đủ nên phía bảo hiểm cũng chẳng phải bận tâm chuyện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm gì.
Trả việc bán bảo hiểm về cho công ty bảo hiểm vừa bớt đi áp lực tiền trường đầu năm cho phụ huynh, vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho người dân.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
[4]http://baotintuc.vn/phap-luat/an-chan-tien-bao-hiem-cua-hoc-sinh-giao-vien-20150523073733915.htm
Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Mới đây, trên các phương tiện truyền thông đang dậy sóng bởi bút phê của phụ huynh có con đang theo học tại một trường tiểu học ở Hà Nội, sau khi nhà trường yêu cầu gia đình đóng bảo hiểm cho một học sinh đang học lớp 2.
Phụ huynh bức xúc vì cho rằng: “Nhà trường là nơi truyền chữ cho học sinh, không phải công ty kinh doanh bảo hiểm.
Nếu có nhu cầu mua bảo hiểm thì tôi sẽ chủ động liên hệ với công ty bảo hiểm nào mà tôi tín nhiệm để mua trực tiếp chứ nhất định không thông qua khâu trung gian môi giới cò mồi.
Yêu cầu Trường Tiểu học Hà Nội không làm phiền cha mẹ học sinh bằng việc làm không đúng chức năng này". [1]
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Nguyễn Thu Hương - Phó Hiệu trưởng nhà trường giải thích về hai khoản thu mà phụ huynh phản ứng:
“Trường Tiểu học Hà Nội thực hiện việc thu của học sinh theo công văn số 1820/BHXH-QLT của Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hà Nội.
Đây là những khoản thu áp dụng cho cả hệ thống trường công lập và dân lập, do cơ quan bảo hiểm xã hội quy định.
Chúng tôi chỉ thu hộ cơ quan bảo hiểm, không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây.
Tuy nhiên, trong thông báo thu tiền bảo hiểm, ở nội dung thu tiền bảo hiểm thân thể - khoản thu tự nguyện nhưng nhà trường không ghi rõ cho phụ huynh biết”. [2]
Chẳng riêng gì trường Trường Tiểu học Hà Nội ở nội dung thu tiền bảo hiểm thân thể - khoản thu tự nguyện nhưng nhà trường không ghi rõ cho phụ huynh biết mà hầu như tất cả các trường học vẫn đang “nhập nhèm” hai khoản thu là bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn đều là khoản thu bắt buộc.
Nói là bắt buộc học sinh còn đóng trầy trật mãi chưa xong, nếu ghi rõ bảo hiểm thân thể là tự nguyện, với kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của mình, người viết dám chắc chỉ khoảng 1/3 học sinh toàn trường tham gia là nhiều.
Giáo viên khốn khổ vì những khoản thu hộ
Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hà Nội đã thừa nhận: “Chúng tôi chỉ thu hộ cơ quan bảo hiểm, không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây."
Câu hỏi được đặt ra là vì sao nhà trường lại phải làm công tác thu hộ này?
Thu hộ (đương nhiên không phải việc của mình) nhưng cũng vì chuyện này nhiều trường học đã đưa vào tiêu chí thi đua để ép giáo viên thu đủ liệu đã thỏa đáng chưa?
Nhiều thầy cô phản ánh mệt nhất là thu tiền bảo hiểm vì số tiền đóng quá nhiều, mỗi năm mỗi tăng một mức mới. [3]
Không ít phụ huynh cương quyết không đóng, giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi cách để vận động, để năn nỉ.
Có thầy cô ngoài giờ dạy phải tìm đến nhà các em mà thuyết phục phụ huynh đóng giúp.
Có người kiên quyết chối từ, có người mua theo kiểu ban ơn: “Tôi nể cô là giáo viên dạy nó nên mua chứ chúng tôi chẳng thiết tha gì”.
Mặc dù vậy, thầy cô nói mình cũng mừng như bán được bảo hiểm cho chính mình vậy.
Câu trả lời của bà Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Nội chỉ là thu hộ “không hề có chuyện lợi lộc gì ở đây” nghe có vẻ hơi vô lý.
Không có lợi lộc, vậy vì sao nhà trường phải làm? Vì sao nhà trường phải ép giáo viên thực hiện bằng đủ? Nếu không thu hộ liệu có được không?
Bảo hiểm ít nâng cao chất lượng có phải do có nhà trường thu hộ?
Nhiều năm làm công tác thu hộ tiền bảo hiểm, chúng tôi nhận thấy phụ huynh không mặn mà chuyện mua bảo hiểm vì một số nguyên nhân như việc khám bệnh bảo hiểm của một số bác sĩ còn hời hợt, qua loa.
Việc cấp phát thuốc quá chậm. Có phụ huynh phản ảnh:
"Dẫn con đi cả buổi mới khám và lấy được vài chục ngàn tiền thuốc. Trong khi chúng tôi phải nghỉ mất một buổi đi làm mất hơn trăm tiền công.”
Đã có những trường hợp người đóng bảo hiểm thân thể học sinh bị kế toán cấu kết với nhân viên bảo hiểm ăn chặn tiền bảo hiểm của các em không may tai nạn, ốm đau. [4]
Chính những dòng phản ứng của một phụ huynh Hà Nội "gây bão" mấy ngày qua cũng nói lên điều ấy:
“…Nếu có nhu cầu mua bảo hiểm thì tôi sẽ chủ động liên hệ với công ty bảo hiểm nào mà tôi tín nhiệm để mua trực tiếp…”.
Phản ứng của phụ huynh này rất thẳng thắn và rõ ràng: nếu bảo hiểm thực hiện tốt, có uy tín thì tức khắc phụ huynh sẽ tự tìm đến để mua mà như thế thì đâu cần đến giáo viên hỗ trợ?
Bởi bảo hiểm cũng là quyền lợi để người dân chăm sóc sức khỏe và làm vơi đi gánh nặng khi họ gặp rủi ro bệnh tật.
Giáo viên trực tiếp bán bảo hiểm nên luôn được nghe những lời góp ý, những phàn nàn của phụ huynh về các dịch vụ y tế, về thái độ của y bác sĩ...
Để trấn an tinh thần phụ huynh, để họ vui lòng tham gia bảo hiểm một cách tích cực thì giáo viên phải hứa dù biết hứa cho qua chuyện chứ bản thân thầy cô thì làm được gì để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh?
Thế nhưng, hàng năm đã có nhà trường thu hộ bảo hiểm. Không chỉ thế, mà luôn luôn thu đủ nên phía bảo hiểm cũng chẳng phải bận tâm chuyện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh làm gì.
Trả việc bán bảo hiểm về cho công ty bảo hiểm vừa bớt đi áp lực tiền trường đầu năm cho phụ huynh, vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cho người dân.
----------------------------
Tài liệu tham khảo:
[4]http://baotintuc.vn/phap-luat/an-chan-tien-bao-hiem-cua-hoc-sinh-giao-vien-20150523073733915.htm
Sông Mã
Đã gọi là Bán và Mua Bảo Hiểm thì phải có lợi lộc . Lợi lộc này vào túi ai chắc không cần công khai nên chỉ ít người biết !
Trả lờiXóaÝ kiến của Sông Lam hợp lý hợp tình. Mong những nhà lãnh đạo GD nghe theo. Gia đình bạn tôi có một cháu hiện học lớp 9. Năm học 2015-2016, cháu được yêu cầu mua bảo hiểm thân thể. Đóng 100.000 đồng, nhận được một thẻ BH do MIC Bảo hiểm quân đội cấp. Năm học 2016-2017, cháu lại phải mua bảo hiểm thân thể. Lần này, tiền vẫn thu, nhưng thẻ không có. Năm nay,thì chưa thấy nói gì. Vì chưa họp phụ huynh đầu năm. Nhưng ở một trường cấp III, một phụ huynh ghi hẳn vào phong bì tiền đóng đầu năm cho cô giáo chủ nhiệm: không tham gia bảo hiểm thân thể. Cô giáo không nhắc học sinh bảo cha mẹ đóng tiền khoản này. Vậy là đã rõ, cái gọi là BH thân thể là tự nguyện. Có điều , việc nhà trường không phát cho HS thẻ BH thân thể là vì sao. Số tiền thu được vào túi người nảo ? Nói nhà trường thu hộ là không đúng. Lại quả ít nhất 5 %. Số tiền này ai nhận, ai tiêu ? Đáng buồn, con cháu chúng ta là mỏ vàng để bao người lợi dụng. BH cũng không ngoại lệ. Làm sao để phụ huynh không ngại cương quyết không chấp nhận những lạm thu, tận thu, những mánh khóe làm tiền khác nữa ?!...
Trả lờiXóaLà người trong ngành GD, xin trao đổi lại vấn đề nảy: Việc thu tiền bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với các trường học (khoản thu này được Quớc hội thông qua đưa thành Luật nhưng BHXH lại đẩy sang cho ngành giáo dục thu). Trường chỉ có chức năng thu hộ mà thối, nếu thực hiện không đạt chỉ tiêu thu, Hiệu trưởng còn bị phê bình lên xuống, GV còn bị đề nghị cắt danh hiệu thi đua. Thật khốn khổ cho quý thầy cô giáo. Riêng bảo hiểm toàn diện là tự nguyện, trường tiểu học nào đó thu kiểu vậy (để cho phụ huynh ngộ nhận như khoản thu bắt buốc) là chưa đúng.
Trả lờiXóaDạy học thì cứ loay hoay cải tiến cải lùi, bảo hiểm thì cứ cúc cung thu phí!
Trả lờiXóaCòn cái trò " Sữa học đường" nữa, chưa thấy ai lên tiếng !
Trả lờiXóa