Tương
Lai
Chuyện đời, thì còn dài lắm. Biết thế
nào mà nói hay nói dở một cách quyết đoán chỉ bằng vào cảm tính và mong muốn chủ
quan. Thế giới đang biến đổi quá nhanh vượt khỏi mọi tính toán của những cái đầu
thông minh nhất, khiến cho một phương thức vừa tạo nên thành công hôm nay thì
cũng bằng chính nó có thể sẽ dẫn đến thất bại khi đem vận dụng cho một toan
tính sắp tới.
Mà thật ra, chịu khó ngẫm lại thì do thấm
nhuần triết lý phương đông, các cụ ta xưa cũng từng đưa ra những lời răn liên
quan xa gần đến điều này còn thâm thúy hơn nhiều:
Thế thượng công khanh hải thượng âu"
Tạm
dịch:
Giàu sang ở đời chớp
nhoáng như giọt sương trong hoa
Quyền lực ở đời
mong manh như bọt nước đầu ghềnh
Không chỉ “quyền lưc”! Mà sự tồn vong của một chế độ (triều đại)
nối tiếp nhau cũng chỉ như hạt sương
móc trên đầu ngọn cỏ [thịnh suy như lộ thảo đầu phô]!
Cho nên mọi đấu
đá tranh giành quyền lực, quyết triệt hạ bằng được đối thủ chính trị bất chấp
thế nước như trứng treo đầu đẵng, kẻ thù xâm lược đang diệu võ giương oai ngay
sát nách vẫn dồn hết tâm lực cho những toan tính của kẻ tiểu nhân đắc chí, đến
nỗi bất chấp cả luật pháp quốc tế, ngang nhiên chà đạp lên thể diện quốc gia,
thì e rồi cũng sẽ nhanh chóng kết thúc thôi.
Có lẽ vì vậy
mà các cụ ta dạy “Nhậm vận thịnh suy
vô bố úy” [Ngẫm và hiểu cái lý của thịnh suy, lòng không sợ hãi.
Cũng có thể hiều: khi đã đạt đến bậc “nhậm vận” thì thịnh hay suy đều chẳng
có gì đáng để quá bận tâm] *
Nhắc lại lời
răn dạy của ông cha để làm sao cho trí óc có được sự an nhiên, tự tại mà nhìn
vào thế sự! Và cũng bằng sự an nhiên tự tại đó mà không quá câu nệ trong các giải
pháp để rồi quá bận tâm đến những đoán định đúng sai, hơn thua, thành tâm
khuyên răn hay buông lời “dạy bảo” cần phải thế này, cần phải thế khác. Vì ngẫm
cho kỹ, thì thật ra những phán, bảo răn dạy đó chẳng có ý nghĩa bao nhiêu với
việc dồn tâm huyết thúc đẩy sự phát triển.
Vả chăng, đa
dạng hoa cấu trúc là tiền đề của phát triển. Tôn trọng tính đa nguyên cũng là
tôn trọng sự khác biệt, nhiều ý kiến khác nhau, trái nhau cũng là sự biểu hiện
sinh động tính đa dạng của cuộc sống. Đương nhiên, nếu có được một xu hướng
mang tính đại đồng tiểu dị thì càng tốt. Vì tìm được một mẫu số chung thì dễ tập
trung được nguồn lực hướng tới mục tiêu.
Chính vì vậy
tôi bình thản đón nhận mọi sự phê phán thẩm bình chê khen về quyết định đưa ra
lời tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với cái đảng do Nguyễn Phú Trọng thao túng để
tiếp tục chiến
đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng
vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh. Tôi đã và sẽ chiến đấu trong tư thế, và chỉ bằng
tư thế đó của một đảng viên của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo
suốt mấy chục năm qua. Khi đưa ra lời tuyên bố ấy, lương tâm tôi thanh thản.
Giọt nước tràn ly từ cái quyết định xuẩn
ngốc một cách tội nghiệp và rất ấu trĩ nọ chỉ là một ngẫu nhiên ngớ ngẩn mà xem
ra lại chính là một nhân tố thúc đẩy đưa tới một tình thế đã chín muồi nhằm biểu
đạt tính nhất quán trong nhận thức và hành động của tôi. Lẽ dĩ nhiên, chẳng cái
ngẫu nhiên nào lại không hàm chứa trong nó cái tất yếu, và cái đó cũng chính là
nỗi đau thế cuộc! Ở đây là nỗi nhục của thân phận chư hầu mà những kẻ quyết bám
giữ cái ghế quyền lực đã giành được bằng mọi giá đã buộc phải làm. Trong nỗi
đau đó, tôi đón nhận mọi ý kiến khác với quan điểm và nhận thức của tôi như những
gì tôi đã dự liệu. An nhiên tự tại không hề mâu thuẫn với nghiêm túc và cẩn trọng.
Tôi nhớ đến một lời ca giàu chất triết
lý của Trịnh Công Sơn: “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”.
** Nhưng xét đến cùng, rồi sự “độ lượng” ấy sẽ được thực hiện bằng
sự sòng phẳng của cuộc đời. Sự sòng phẳng của cuộc đời cũng chính là sự sòng phẳng
của lịch sử. Mà lịch sử chính là con người nhân với thời gian. Những cái rễ của
tư tưởng con người đều cắm sâu vào một quá khứ, tức là vào lịch sử. Khi chúng
đơm hoa, thời gian đã chuẩn bị cho mùa nở rộ! Những ai muốn phủ định lịch sử đã
không hiểu được rằng mình đang phủ định chính mình.
Vào tuổi 15, tôi khoác ba lô vươt Trường
Sơn, trèo đèo lội suối xuyên rừng trong sáu tháng trời để lên Việt Bắc theo
khát vọng tự do, ngôi nhà tuổi thơ đã bị địch chiếm cùng với một cụm nhà khác
biến thành bốt đồn Tây với bịt bùng hàng rào lông nhím tua tủa chọc lên trời.
Chúng tôi đi nương theo dấu chân của anh tôi trong đoàn đại biểu Bình Trị Thiên
ra khu IV dự Đại hội Đảng. Chính con đường này mười năm sau, những chàng trai
miền Bắc khoác ba lô đi ngược trở lại để cùng bà con miền Nam phá bốt diệt đồn
Tây xưa với bịt bùng hàng rào kẽm gai Mỹ.
Ra đi là để trở về. Đúng một phần tư thế
kỷ tôi trở về đứng bên mảnh đất ngôi nhà tuổi thơ nay chỉ còn lại nền nhà cỏ mục
um tùm! Những giọt nước mắt của mẹ tôi lăn trên gò má của người khi thẫn thờ
bên kỷ niệm xưa đã như những giọt chì nóng bỏng đốt cháy trái tim tôi. Anh tôi
đã hy sinh, cũng như bao đồng chí đồng đội của anh mà tôi từng nhận được sự dìu
dắt khi làm nhiệm vụ, nay cỏ cũng đã phủ kín những nấm mộ của họ. Máu của những
người tôi nhớ được tên và của bao người tôi chưa hề gặp đã thấm đẫm trên những
nẻo đường đất nước tôi đã đi và đang đi.
Vọt từ suối ra đều là nước, chảy từ huyết
quản ra đều là máu. Mà máu người đâu có thể trở thành nước lã một cách phũ
phàng bằng những trào lưu thời thượng trăm dâu đổ đầu tằm, do phẫn nộ, căm ghét
lũ người vong ân bội nghĩa, bất tài vô tướng chỉ chăm chăm cái ghế quyền lực đã
đẩy đất nước đi vào ngõ cụt khiến người ta muốn phủ định sạch trơn. Mỗi lời mỗi
chữ tôi viết trong cuộc đấu tranh hôm nay tuyệt đối không thể bằng nước lã mà
phải thấm đẫm nước mắt của mẹ tôi, máu của anh tôi cùng với triệu triệu người
đã đổ ra cho Tổ quốc với mấy ngàn năm lịch sử vẻ vang. Tôi viết trong niềm khát
khao “những gì ta yêu phải cứu thoát ra/ tự mình ta tự mình ta”!
Vì vậy, tôi trân trọng tính trung thực
khách quan của lịch sử, và đó là nguồn suối mát thanh lọc tâm hồn tôi, một người
thuộc lớp những người ngoài tuổi 80 đang thực hiện sứ mệnh lót đường cho thế hệ
mới đang xuất hiện, Họ sẽ vứt bỏ
tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm: họ sẽ tự
biết cần phải làm như thế nào như tôi đã viết trong tuyên bố ngày 2.9 vừa rồi.Thế rồi thật vui về
câu chuyện hai người bạn vừa đến thăm tôi chiều hôm qua kể về mấy bạn trẻ nọ đã
thẩm bình về thời cuộc và nhận xét về những quan điểm của tôi.
Tôi xúc động nghĩ về họ và hiểu rằng
mình đã tìm thấy điều mình ao ước. Tôi nhờ chị bạn gửi đến họ niềm xúc động ấy
bằng một truyền thuyết giàu sức biểu cảm như sau:
Có con chim chỉ hót có một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi. Và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và hoạ mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất, có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính Thượng đế trên thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại".
Ngày 10.9.2017
---------------------
*Thiền sư Vạn Hạnh “Bảo đệ tử”.
**Trịnh Công Sơn. “Một cõi đi về”.
***Dẫn theo Colleen McCulough. “The Thorn Birds”
Ngày 10.9.2017
---------------------
*Thiền sư Vạn Hạnh “Bảo đệ tử”.
**Trịnh Công Sơn. “Một cõi đi về”.
***Dẫn theo Colleen McCulough. “The Thorn Birds”
" Sự đời đã tắt lửa lòng
Trả lờiXóaCòn chen vào chốn bụi hồng làm chi.
Dở dang nào có hay gì
Đã tu tu trót , thôi thì thì thôi ! "
"Đã mang lấy một chữ"Tình"
XóaKhư khư mình cột lấy mình vào trong
Vậy nên những chốn thong dong
Ngồi không yên ổn đứng không vững vàng
Ma đưa lối, quỷ đưa đường
Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi"
Quá khứ không bao giờ là tương lai cả
Trả lờiXóaĐường về quá khứ chắc mình cụ đi thôi
Trả lờiXóaĐọc bài viết này của Giáo sư Tương Lai có thể cảm nhận được đó là một tâm hồn đau đớn, tha thiết, nhiệt thành và có cả cái phẫn nộ của một người trí thức, một tâm hồn lãng mạn muốn vươn tới cái đẹp nhưng lại luôn luôn bị bội bạc bới cái thực tế trần trụi, phũ phàng.
Trả lờiXóaGiáo sư Tương Lai là một nhà trí thức yêu nước cấp tiến nhưng mãi mãi Giáo sư không phải là một người cộng sản. Một nhà trí thức có tâm hồn thì không phải và không thể là một người cộng sản!
Nếu tất cả các quan mà nhất là ông tổng đều thấm nhuần được những vần thơ của vị Sư Vạn hạnh thì Vn đâu có nhiều sâu bọ lút nhúc như ngày nay ( thân như điện ảnh hửu hoàn vô -vạn vật xuân vinh thu hựu khô )( thân như tia chớp buổi chiều tàn )
Trả lờiXóaGS Tương Lai ơi ! Tôi là người dân bình thường, không phải là nhà chính trị học, và đã sống qua cái thời kỳ đảng Lao Động của giáo sư, và tôi có mấy nhận xét về cái thời kỳ đó như sau:
Trả lờiXóa1/ đóng cửa trường đại học luật
2/ đánh tư sản miền Bắc.
3/ không cho kinh doanh tư nhân vì nó xấu là con buôn là bóc lột.
4/ toàn dân mua thực phẩm theo tem phiếu và ăn độn
5/ cải cách ruộng đất kinh hoàng
6/ cả nước được Bác dẫn dắt đến thế giới đại đồng
7/ có công hàm PVĐ nổi tiếng hiện nay mà bấy giờ không ai biết.
8/ sách giáo khoa địa lý mà tôi học bấy giờ nói Nam Sa và Tây Sa là của Trung Quốc, nhưng tôi cũng như toàn dân đều không biết Nam Sa và Tây Sa chính là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
9/ còn tùm lum điều kinh hoàng có đếm cũng không hết nữa.
Còn ĐCS của NPT hiện nay thì sao ? chắc chắn đỡ hơn nhiều cái thời của đảng Lao Động. Đây là sự thật, không thể chối cải được. Đỡ hơn nhiều mà vẫn còn đội sổ ở Đông Nam Á đó nghen. Thì biết nó thê thảm như thế nào!
Nay GS quay về quá khứ của đảng Lao Động nhằm thay đổi tương lai đất nước tốt hơn hiện nay, coi bộ khó thuyết phục được người dân cũng như các cán bộ lão thành cách mạng.
GS là nhà yêu nước nổi tiếng trong và ngoài nước, GS yêu nước theo kiểu của GS người dân luôn tôn trọng sự khác biệt này. Nhưng nếu GS quay về quá khứ xa hơn, chẳng hạn: quay về thời Lý, Trần, Lê và lấy tư tưởng của Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung . . . để tiếp tục đấu tranh thì hay biết mấy.
Chúc GS có những ngày vui cùng Tương Lai.
Trả lờiXóaBài tự bạch của gs có nhiều chỗ không được chính xác. Gs sinh năm 1936, 1951 lên Việt Bắc, 1961 vào trong Nam. "Ngôi nhà tuổi thơ biến thành đồn Tây" (trích). Theo chúng tôi biết, ít khi nào người Pháp lấy nhà dân làm đồn. Họ có kỹ sư trong quân đội. Các doanh trại đuọc xây dựng rất qui củ, bài bản, xa khu dân cư. Có thể họ biết gia đình gs theo Cộng sản rồi tịch thu chăng? Căn nhà bên cạnh chắc không hề hấn gì. Vả lại, vào năm 1961, thì không còn "đồn bót" gì của người Pháp nữa. "Máu của anh tôi cùng với triệu triệu người đã đổ ra cho Tổ quốc.." (trích). Người Cộng sản hay đánh đồng cuộc đấu tranh cũa họ là cho tổ quốc, cho sự độc lập của tổ quốc. Đây là một sự nhập nhằng lớn, đánh tráo lớn. Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa quốc tế, mục đích là thiết lập một chế độ chính trị, biên giới càng xa càng tốt(Nghị quyết của đại hội 81 đảng Cs ở Moscow, 1960). Sách lược của người Nga, chủ yếu là đánh vào Mỹ, thực hiện chính sách vết dầu loang, sau khi lính Nga chiếm đóng và dựng lên các chính quyền Cs ở một số nước Đông Âu. Nghị quyết đại hội này cũng không nói về thiết lập chính quyền thế nào sau khi thắng lợi, chỉ nói theo Liên Xô như là một gương mẫu..Rất nhập nhằng và có tính lừa dối..Gs lại đi lên Việt Bắc vào những năm 15 tuổi, đó là tuổi ăn chưa no, nghĩ chưa tới..Theo người này người kia, khi mà mình chưa có đủ trí khôn để suy xét. Cái đó cũng phải xem xét lại. Nguòi ta nói "Con chim khi sắp chết tiếng kêu thương, người già thì nói lời phải". Nhưng gs phải nói thật. Và chỉ sự thật. Gs nhầm thì thế hệ sau còn nhầm nhiêu hơn. Chỉ có Sự thật và Sự thật mới có tác dụng Giải thoát. Mong lam thay!
Trả lờiXóa