TS Nguyễn Sỹ Dũng: "Thu phí BOT như kiểu trấn lột"-Ảnh: Văn Duẩn.
Đây là phát biểu của TS Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tại buổi Tọa đàm "Dự án BOT - Chính sách và giải pháp" do Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (Viện PLD) tổ chức sáng 8-9 tại Hà Nội.
Doanh Đặng
Gỡ băng phần tham luận của TS. Nguyễn Sĩ Dũng
Gỡ băng phần tham luận của TS. Nguyễn Sĩ Dũng
(nguyên Phó Chánh Văn phòng Quốc hội):
Tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức buổi tọa đàm này (Các dự án BOT-chính sách & giải pháp) bởi vì đây là vấn đề rất nóng, nếu không xử lý nó sớm thì bất ổn xã hội sẽ xảy ra bởi vì người dân họ cũng chỉ chịu đựng được mức độ nào đó thôi.
VỀ MẶT PHÁP LÝ
Đầu tiên, chúng ta xem BOT như một thứ đặc quyền vì kinh doanh cái gì cũng rủi ro, trong khi BOT theo kiểu Việt Nam cầm chắc không thua vì nhà nước cứ cho thu. Nếu BOT là đặc quyền thì các doanh nghiệp tham gia phải đảm bảo được chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất, rẻ hơn các công ty nhà nước làm bằng vốn ngân sách, chứ không có chuyện không đề xuất được giá rẻ hơn rồi cứ thẩm định phê duyệt.
Cái thứ hai, tất cả các cổ đông liên quan đều phải có ý kiến. Tại sao chỉ có chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan quản lý trực tiếp được có ý kiến? Cổ đông lớn nhất là lợi ích quốc gia. Ai đại diện lợi ích quốc gia trong các phi vụ BOT này chúng ta không rõ. Còn bây giờ nói Bộ giao thông vận tải đại diện cho lợi ích quốc gia không (thì), xin lỗi, phê duyệt như các dự án vừa rồi đấy. Vậy quốc hội có thể đại diện cho lợi ích quốc gia không?
Cổ đông thứ hai phải được có ý kiến, đó là người dân bởi người dân đi lại rất nhiều. Vậy ai đại diện cho người dân? Quả thật xã hội dân sự không phát triển nên không có ai đại diện cho người dân. Và có thể, quốc hội đại diện cho người dân thì quốc hội phải tham gia như thế nào đó.
Cổ đông thứ ba là những nhà làm kinh tế vận tải, thực chất là người chi tiền, đó là khách hàng. Không thể có chuyện khách hàng chi tiền mà không được có ý kiến. Chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường và gọi khách hàng là thượng đế. Thượng đế gì mà bắt thượng đế trả bao nhiêu phải trả bấy nhiêu như thế? Rõ ràng rất nhiều cổ đông trong BOT không được có ý kiến. Từ giờ trở đi, chuyện đó phải có được.
Tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức buổi tọa đàm này (Các dự án BOT-chính sách & giải pháp) bởi vì đây là vấn đề rất nóng, nếu không xử lý nó sớm thì bất ổn xã hội sẽ xảy ra bởi vì người dân họ cũng chỉ chịu đựng được mức độ nào đó thôi.
VỀ MẶT PHÁP LÝ
Đầu tiên, chúng ta xem BOT như một thứ đặc quyền vì kinh doanh cái gì cũng rủi ro, trong khi BOT theo kiểu Việt Nam cầm chắc không thua vì nhà nước cứ cho thu. Nếu BOT là đặc quyền thì các doanh nghiệp tham gia phải đảm bảo được chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất, rẻ hơn các công ty nhà nước làm bằng vốn ngân sách, chứ không có chuyện không đề xuất được giá rẻ hơn rồi cứ thẩm định phê duyệt.
Cái thứ hai, tất cả các cổ đông liên quan đều phải có ý kiến. Tại sao chỉ có chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan quản lý trực tiếp được có ý kiến? Cổ đông lớn nhất là lợi ích quốc gia. Ai đại diện lợi ích quốc gia trong các phi vụ BOT này chúng ta không rõ. Còn bây giờ nói Bộ giao thông vận tải đại diện cho lợi ích quốc gia không (thì), xin lỗi, phê duyệt như các dự án vừa rồi đấy. Vậy quốc hội có thể đại diện cho lợi ích quốc gia không?
Cổ đông thứ hai phải được có ý kiến, đó là người dân bởi người dân đi lại rất nhiều. Vậy ai đại diện cho người dân? Quả thật xã hội dân sự không phát triển nên không có ai đại diện cho người dân. Và có thể, quốc hội đại diện cho người dân thì quốc hội phải tham gia như thế nào đó.
Cổ đông thứ ba là những nhà làm kinh tế vận tải, thực chất là người chi tiền, đó là khách hàng. Không thể có chuyện khách hàng chi tiền mà không được có ý kiến. Chúng ta đang xây dựng kinh tế thị trường và gọi khách hàng là thượng đế. Thượng đế gì mà bắt thượng đế trả bao nhiêu phải trả bấy nhiêu như thế? Rõ ràng rất nhiều cổ đông trong BOT không được có ý kiến. Từ giờ trở đi, chuyện đó phải có được.
PHẢI XỬ LÝ VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA, KHÔNG THỂ NHẮM MẮT.
Đầu tiên, phải chấm dứt ngay kiểu thu phí BOT như kiểu trấn lột như hiện nay. Không thể trấn lột người dân bởi họ không đi trên đường BOT thì không thể thu. Đường tránh BOT một chỗ, đặt trạm thu phí chỗ khác là không thể được. Có trả một đồng mà bất công thì người dân cũng không thể chịu đâu. Phải bỏ ngay chuyện này và dời ngay trạm thu phí. Không thể nói đã hứa với nhà đầu tư được, không thể trấn lột người dân được. Người dân ở quanh trạm thu phí họ rất ảnh hưởng. Trạm thu phí làm cho người ta hết sức khó khăn, làm cuộc sống người ta bị đảo lộ, thậm chí còn phải tài trợ cho người ta. Đó là chính sách thứ hai phải có.
Thứ ba, phải hủy bỏ ngay việc đường quốc lộ mà anh tráng nhựa lên rồi thu phí. Phải bỏ ngay vì người dân họ đã trả phí đường bộ rồi. Anh thử giải trình xem phí đường bộ anh dùng để làm gì mà khi láng lại đường anh thu một lần nữa? Không thể cho chuyện đó nếu người dân đã đóng phí bảo trì đường bộ.
Thứ 4, khi anh mở rộng làn của đường có sẵn thì phải minh bạch phần anh mở rộng. Như Pháp Vân-Cầu Giẽ, anh mở rộng hai làn không thể thu phí như anh làm cả con đường. Không thể có chuyện đó.
Thứ 5, phải xem lại tất cả các hợp đồng, tất cả các cam kết bởi vì anh nhân danh người dân, anh nhân danh xã hội mà người dân, xã hội chưa được có ý kiến. Các cổ đông tham gia trực tiếp chưa được có ý kiến thành thử phải xem lại. Khoản chi phí nào bất hợp lý phải được loại bỏ.
Tiếp theo, để minh bạch phải áp dụng thu phí tự động để có được số liệu chính xác khoản anh thu, thời gian anh thu. Còn bây giờ nó bất hợp lý như thế này, người dân è cổ ra để trả cho cả bộ máy thu rất lớn. Đó là lấy tiền của người dân để trả cho bộ máy. Nếu áp dụng thu phí tự động sẽ cắt giảm được chi phí người dân trả cho bộ máy thu phí của nhà đầu tư. Thời gian thu phí phải được tính lại và phải rẻ hơn nhà nước đầu tư. Anh không thể cộng lãi suất rất cao vào đây được.
Rõ ràng trong lợi ích của nhà đầu tư, người dân có lợi ích của cả nền kinh tế. Tính toán việc thu thế nào để nền kinh tế có sức cạnh tranh, để người dân bảo đảm được cuộc sống của mình, có thể có tiền cho con đi học, có tiền để chăm lo y tế, có tiền để bảo đảm sức khỏe. để nguồn năng lực người dân có năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế. Anh phải tính thế nào để lợi ích của cả nền kinh tế, của người dân phải được bảo đảm. Mức thu bao nhiêu, thời gian thu bao nhiêu phải căn cứ vào đấy. Đó là các giải pháp phải làm ngay.
VẬY BÂY GIỜ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
Trước hết, quốc hội đã giám sát phải có các phiên tranh luận ở quốc hội để sáng rõ vấn đề, sáng rõ giải pháp. Nếu cần, trước đó, các ủy ban quốc hội cần tổ chức điều trần để các bên liên quan có được tiếng nói của người ta. Có được điều đó, ra quốc hội có phiên tranh luận công khai. Quốc hội cần thiết ban hành một nghị quyết để giải quyết những vấn đề phát sinh ở đây. Đó là cái quốc hội có thể làm ở tháng 10 này và xử lý triệt để cái này. Khi đã sáng rõ về giải pháp, sáng rõ về cách làm mới ban hành luật. Còn chính sách lập pháp chưa rõ, các bên làm BOT lại trình thì rủi ro sẽ rất lớn ./.
-------------------
Xem thêm bài đăng báo Người lao động:
Ts Nguyễn sỉ Dũng nói rất hay và rất chính xác . Vậy tại sao lại phải gỡ bài nói này đi ? Đụng chạm sao ? và đụng chạm vào quyền lợi của nhóm lợi ích . Nhóm lợi ích này lớn hơn cả quyền Dân . Và nó lại được bảo kê !
Trả lờiXóaphải gỡ vì những bài như thế này sẽ dần 'khai trí' bà con. tụi nó sợ thì phải gỡ thôi có gì đâu. tụi hèn mọn mà.
Xóa"Gỡ băng" tức là đánh máy lại nguyên văn bài nói trên video của Ts Dũng , chuyển từ video thành văn bản, bạn à!
XóaCó phải BOT Pháp Vân- Cầu Giẽ là của vợ bé anh Kiểm lâm không các bác?
XóaMột phát biểu tâm huyết rõ ràng, mạch lạc như thế sao lại gỡ nhỉ??? mong các trang mạng mang danh vì dân nên đăng lại cho nhân dân đọc, cảm ơn./.
Trả lờiXóaCó một đề nghị với Tễu : Từ nay không đăng lại các ý kiến của các "nguyên..." làm gì vì nếu thực sự có tâm, có tầm thì họ đã phát biểu lúc còn "đương kim" rồi. Còn bây giờ chỉ có tác dụng giảm sitrít trong xã hội thôi chứ có tác dụng gì đâu. Mà giảm sìtrít trong xã hội đồng nghĩa với việc làm giảm ý thức phải cải tổ, cải cách của người dân đấy, rất có hại.
Trả lờiXóatui tôn trọng ý kiến của bạn mặc dù không có cùng quan điểm với bạn.
Xóa"Chính quyền" cũng cướp được thì trấn lột tiền BOT là chuyện nhỏ. Mọi thứ trong xã hội này đều do cướp - trấn lột. Vị trí 'lãnh đạo duy nhất' ai cho?.
Trả lờiXóaĐây mới là Tiến sĩ thật , trí thức thật ! Hết thời ngậm miệng ăn tiền rồi. Người dân các nơi bùng lên chống lại BOT là đúng , cớ sao CA Hưng Yên lại đòi truy tố? Hay cũng ăn tiền của bọn BOT rồi!?
Trả lờiXóaCám ơn Tễu đã cho dăng bài viết có giá trị này!
Trả lờiXóaVẬY BÂY GIỜ PHẢI LÀM THẾ NÀO?
Trả lờiXóaTrước hết, quốc hội đã giám sát phải có các phiên tranh luận ở quốc hội để sáng rõ vấn đề, sáng rõ giải pháp. Nếu cần, trước đó, các ủy ban quốc hội cần tổ chức điều trần để các bên liên quan có được tiếng nói của người ta. Có được điều đó, ra quốc hội có phiên tranh luận công khai. Quốc hội cần thiết ban hành một nghị quyết để giải quyết những vấn đề phát sinh ở đây. Đó là cái quốc hội có thể làm ở tháng 10 này và xử lý triệt để cái này. Khi đã sáng rõ về giải pháp, sáng rõ về cách làm mới ban hành luật. Còn chính sách lập pháp chưa rõ, các bên làm BOT lại trình thì rủi ro sẽ rất lớn ./.
(Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng)
_______________________
"Vậy bây giờ phải làm thế nào" là câu hỏi của câu trả lời "không thể làm thế nào được cả!". Vì bà Ngân bà ấy là ủy viên bộ chính trị kiêm chủ tịch quốc hội, bà ấy sẽ nắn gân tất cả các ủy ban của quốc hội, bà ấy sẽ hỏi thăm sức khỏe tất cả đại biểu quốc hội khi cần! Nhân dân bỏ tiền ra xây trụ sở quốc hội, nhưng đảng tổ chức quốc hội, đảng chọn đại biểu nhân dân vào ngồi trong ấy! Đảng có rất nhiều đại diện (đa số tuyệt đối) trong quốc hội, đứng đầu là bà Ngân. Ai dám làm gì thì đưa tay lên xem nào! Có giỏi thì cứ "rắn đầu biếng học", đảng sẽ dạy lại cho mà xem! Nhé!
Bài này thiếu truy trách nhiệm ai sinh ra cách làm BOT này
Trả lờiXóaHồi sinh BOT hình như Đinh La Thăng thì phải. Cần truy tố ngay
Trả lờiXóaCả 3X và lão Mạnh mượt!
XóaĐầu bài BOT bóc lột người dân , đã được TS Nguyễn Sỹ Dũng đưa ra , trả bài là của Quốc Hội và Chính phủ. Rất cảm ơn TS Dũng và Blog Tễu đã đăng lại cho nhiều người được đọc bài phát biểu của TS Dũng . Nhưng e rằng Chủ tịch QH phải xin ý kiến của BBT và Bộ chính trị thì sẽ xảy ra hiện tượng "không ai ghè đá vào chân mình cả" .
Trả lờiXóaBài phát biểu quá hay. Ngan gon ro rang de hieu.
Trả lờiXóaHổng có ai gỡ bài đâu mấy cha! Gỡ băng ghi âm,để biên tập lại thành bài cho mấy cha đọc
Trả lờiXóaBái này đụng chạm qúa vì lời nói thẳng của ông NSDũng !
Trả lờiXóaNó bóc trần thực chất của cái gọi là quốc hội nhưng thực ra
là đảng hội,chỉ vâng lệnh đảng mà bất cần ý dân !
Nhà em thì thấy thế này các bác ạ - cái bản đồ BOT giống đàn ve chó nó bu hút máu con chó gày guộc nhà em. Thật khốn nạn, khốn nạn tới mức dã man, vô nhân đạo!
Trả lờiXóaTại sao tước đoạt quyền tự do đi lại của mọi người? Họ vốn đã đóng đủ thứ thuế để xây dựng và bảo trì hệ thống giao thông đường bộ rồi mà?!
việc tráng nhựa lên mặt đường một lớp rồi đè dân ra thu tiền dưới hình thức BOT là sản phẩm của thằng la thăng và quan thầy
Trả lờiXóaCái cần gỡ không gỡ. Ví như mấy cái bài giáng bút của cụ Khiêu, viết lăng viết nhăng mà lại tốn tiền tạc vào bia đá. Anh Dũng viết và nói bằng tầm hiểu biết sâu sắc, bằng cả tấm lòng vì sự phát triển của đất nước thì gỡ bài đi là sao? Hay các anh lại sợ anh Dũng bị "thế lực thù địch", rồi đảng Việt Tân lôi kéo? Khi các anh cứng lưỡi trước một phản biện khoa học thì các anh lại ghép người ta vào vô số tội. Biết bao nhiêu ý kiến phản biện đúng đắn các anh không nghe, để đến khi hậu quả xảy ra gây thiệt hại cho dân cho nước xảy ra thì các anh lại lặng câm, không dám nhận trách nhiệm.
Trả lờiXóaHoan nghênh TS Dũng một người con quê hương thẳng thắn.Mong anh hãy về quê tát cho thằng PCT Lê Ngọc Hoa mấy tát,nó là thằng hút máu dân nghèo quê mình bằng trạm Bến Thủy 1 để nuôi béo nhóm lợi ích và cá nhân mình đó anh à
Trả lờiXóa