Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

TỔNG HỢP TIN TỨC MỚI NHẤT VỀ VỤ TRỊNH XUÂN THANH


Sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh ra “đầu thú”

Tiếng Dân - tổng hợp và bình luận 
04 - 08 - 2017

Một buổi họp báo của Bộ Ngoại giao VN, được nhiều người mong đợi, trong đó có cả phía chính quyền, chiều 3/8, trả lời báo Tuổi Trẻ: “Đề nghị Người phát ngôn cho biết thông tin và phản ứng về vụ việc… được cho là bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức”, người phát ngôn BNG Lê Thị Thu Hằng cho biết, “tôi lấy làm tiếc về phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2-8“.

Trả lời các hãng tin nước ngoài như AFP, DPA…, bà Lê Thị Thu Hằng cũng dẫn nguồn tin từ Bộ Công an, mà bà không có nguồn tin nào từ Bộ Ngoại giao dù bà là người phát ngôn của bộ này: “Theo thông báo ngày 31-7 của Bộ Công an Việt Nam thì ông Trịnh Xuân Thanh đã ra trình diện và đầu thú. Hiện nay các cơ quan chức năng Việt Nam đang tiến hành điều tra“.

Đúng như dự đoán của nhiều người, ngay sau đó, ông Trịnh Xuân Thanh lên truyền hình nói về quyết định “đầu thú”:


Mặc dù ông Thanh đã thú nhận chuyện về VN “đầu thú”, nhưng bà Petra Schlagenhauf, luật sư của ông Thanh ở Đức, nói rằng, thân chủ của bà từng “lo sợ cho tính mạng” và “không có chuyện ông ‘đầu thú’.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Đức lên tiếng về vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin. Và cho dù phía VN tiếc việc Đức cáo buộc Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhưng phía Đức vẫn yêu cầu cho Trịnh Xuân Thanh ‘trở về Đức’. Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh với BBC: “Chính phủ Liên bang Đức yêu cầu phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ đề nghị dẫn độ và đơn xin tị nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý”.

Bàn tròn BBC với chủ đề: “Ông Trịnh Xuân Thanh ‘đầu thú’: khác biệt Việt – Đức và sự thực?” Thành phần tham gia bình luận gồm, Luật sư Trần Quốc Thuận từ Sài Gòn, PGS. TS. Phạm Quý Thọ từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội, cùng nhà báo Lê Trung Khoa từ Berlin, CHLB Đức. Mời độc giả xem clip:


Trên Facebook, ông Lê Trung Khoa cho biết, Thủ tướng Merkel đã mời Đại sứ Đoàn Xuân Hưng tới “nói những câu chuyện không vui“. Còn ĐSQ Đức ở Hà Nội hôm nay đã đóng cửa bộ phận lãnh sự và phòng pháp lý với lý do “sự cố kỹ thuật“, tức là tạm ngừng cấp Visa cho người Việt sang Đức.

Đài truyền hình ZDF của Đức, đưa tin: Trịnh Xuân Thanh nằm trên cáng cứu thương bay về Việt Nam bằng chuyến bay chở bệnh nhân. Bản tin cho biết: “Ông Thanh hoàn toàn không có ý định đầu thú vì Việt Nam không phải là một nước có luật pháp công minh, rõ ràng. Thanh chỉ là nạn nhân của một cuộc đấu đá, tranh giành quyền lực. Theo một nguồn tin cho biết, Thanh được đưa qua một nước Đông Âu cũ và đưa lên một chiếc phi cơ được ngụy trang như là chuyên chở bệnh nhân bay về Việt Nam“.

Nhà báo Nguyễn Huy Toàn (truyền hình CAND), nêu quan điểm khác về sự kiện bắt ông Trịnh Xuân Thanh: Trả giá đối ngoại để giải quyết đối nội – Bài toán tất yếu để giải quyết khủng hoảng niềm tin. Ông Toàn nói rằng: “Thực ra ‘bắt cóc’ hay ‘đầu thú’ không quan trọng, mà quan trọng là có con người Trịnh Xuân Thanh tại Việt Nam – một mắt xích quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng“.

LS Trần Đình Triển viết trên Facebook: Mấy ý kiến về bắt Trịnh Xuân Thanh. Ông Triển nói, phản ứng của chính phủ Đức là sai. Luật sư Triển viết: “Nếu tổ chức nào, cá nhân nào phản ứng, ra điều kiện,…về vụ việc này thì chính là đang can thiệp vào công việc nội bộ của VN; đi ngược và chống lại cam kết Quốc tế về đấu tranh và phòng chống rửa tiền“.

Nhà báo Huy Đức có bài: Tham nhũng & Thế giới văn minh. “Tôi ủng hộ cuộc chiến chống tham nhũng và mong muốn những kẻ bỏ trốn như TXT phải bị bắt… Việc để xảy ra sự phản ứng của Đức là đáng tiếc khi lần đầu tiên đảng CSVN thực sự có truy đuổi những tên tham nhũng“.

Facebooker Phùng Anh Kiệt có bài phản biện: Huy Đức đã lầm… Ông Kiệt viết: “Ở phương diện công pháp quốc tế, tôi lên án hành vi tình báo làm với Trịnh Xuân Thanh, bất cứ vì lý do gì, hành động đó thô bỉ và khốn nạn, không kém gì đám tình báo Pháp đã bắt bớ người yêu nước Việt Nam năm xưa. Dù, Thanh chẳng phải là kẻ yêu nước, hắn chẳng tốt và chẳng xấu; nhưng hắn cần được cư xử đúng với những gì chúng ta tin là công lý“.

TS Nguyễn Quang A phản bác lại ý kiến của LS Trần Đình Triển và nhà báo Huy Đức: Hãy phân biệt rạch ròi giữa hai bọn khốn nạn. “mục đích chống tham nhũng (được Đức và nhiều nước khác ủng hộ) để biện minh cho phương tiện bắt cóc là kiểu tư duy không đúng và nên tránh. Đức phẫn nộ với chính phủ Việt Nam không phải vì Đức không ghét THAM NHŨNG (rất ghét là khác) hay Đức ưu ái gì TXT mà bởi vì người ta tư duy rạch ròi, phân biệt hai thứ chứ không lẫn lộn như bạn osin và Ls. Triển“.

Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn có bài: Công an VN là Mossad trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh? Bài viết so sánh vụ Việt Nam “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh với vụ Hoa Kỳ cho quân vào Pakistan để giết Bin Laden, hay các vụ Mossad xâm nhập vào các quốc gia khác bắt cóc những tay Đức quốc xã cũ. Ông cho đó là sự so sánh “khập khểnh“. Ông Tuấn viết thêm, “vấn đề là ông Trọng phải chịu trách nhiệm tất cả những đổ vỡ chính trị ngoại giao giữa VN và Đức. Trách nhiệm về tiếng tăm (vốn đã bất hảo) VN là một quốc gia côn đồ.

Tác giả Thạch Đạt Lang có bài phân tích: Tại sao báo chí, truyền thông Đức loan tin quá chậm? Tác giả nêu giả thuyết: “Tình báo của cộng sản VN, với sự cộng tác của tòa đại sứ của Hà Nội ở Berlin, cùng một số ít mafioso VN còn tồn tại từ thập niên 90 đã bắt cóc được Thanh một cách êm thắm. An ninh và tình báo Đức hoàn toàn không hề hay biết…

Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn có bài nhận định về câu hỏi: Ông Trọng thắng hay thua vụ Trịnh Xuân Thanh? Theo ông Tuấn, ngoài những thiệt hại về kinh tế với Liên minh Châu Âu mà Đức đang là đầu tàu, thì đòn trừng phạt nguy hiểm hơn cho Việt Nam là vấn đề Biển Đông.

Bởi vì “mọi nỗ lực của Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông ít nhất sẽ bị Đức (và cả Liên minh Châu Âu mà nước này đang dẫn dắt) phớt lờ hoặc coi là lố bịch một khi Việt Nam đã chứng tỏ họ sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để đạt được mục đích của mình …

Bài của TS Phạm Chí Dũng trên blog VOA: ‘Khủng hoảng bắt cóc’ phát sinh hậu quả gì? Tác giả Đinh Bá Anh thì cho rằng, Mùa đông đang tới với ngoại giao VN – EU. Theo ông Anh, mặc dù phía Đức đã có phản ứng rất cứng rắn, nhưng những nhân vật bảo thủ của VN trong vụ việc này “chắc chắn sẽ không giao Trịnh Xuân Thanh“.

Ý kiến của một nhà giáo, Facebooker Nguyễn Thị Oanh: “Nếu đúng là bị ‘bắt cóc’ thì cũng chẳng có gì ảnh hưởng đến hoà bình thế giới! … Nếu không phải bị bắt cóc mà là ‘tự nguyện đầu thú’ thì cũng tốt thôi!… Các diễn biến ‘hậu TXT’ mới thể hiện rõ động cơ của quyết tâm truy bắt con cá mập này là thực sự vì dân vì nước hay chỉ là diễn biến tiếp theo của màn đấu đá đầy kịch tính như bọn ‘thối mồm’ đồn đoán“.

TS Nguyễn Quang có bài viết xâu chuỗi các sự việc về Trịnh Xuân Thanh: Ông A nghĩ rằng, có lẽ Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng BCA nói thật khi ông Lâm chưa biết gì về chuyện Trịnh Xuân Thanh đầu thú: “Ngày 6/12/2016 Nguyễn Phú Trọng tuyên bố ‘phải bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh’. Ông Trọng là bí thư quân ủy TW, và có lẽ ông đã lệnh cho Tổng cục II làm việc này. Đức đuổi một tình báo viên VN có lẽ thuộc TC2“.

Từ sự kiện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, truyền thông Đức nhìn về Việt Nam bằng ánh mắt khác. Tư liệu trong clip này của hãng tin Đức ZDFheute thực hiện, báo Tiếng Dân lược dịch:

Tác giả Kông Kông có bài: Chủ trương bắt cóc để được gì? Tác giả nêu quan điểm: “Về chính trị thì coi như chế độ của đảng ông đang cai trị là chế độ chủ trương bắt cóc. Về kinh tế thì cả thế giới có thể sẽ xét lại việc có nên tiếp tục làm ăn với một nước đã chủ trương bắt cóc hay không… Về xã hội thì nhiều người có ý nghĩ, với tầm vóc ảnh hưởng quốc tế đảng còn coi thường huống gì với cá nhân họ, người đang sống trong nước“.

Trong khi đó, báo trong nước bắt đầu chiến dịch truy vấn và kêu gọi: Cần xử lý nghiêm việc bổ nhiệm ‘thần tốc’ Trịnh Xuân Thanh. Chắc là muốn nhắm tới ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương, vì ngoài ông Trịnh Xuân Thanh, ông Vũ Huy Hoàng còn bổ nhiệm sai 96 trường hợp.





10 nhận xét :

  1. Tác giả Đinh Bá Anh thì cho rằng, Mùa đông đang tới với ngoại giao VN – EU. Theo ông Anh, mặc dù phía Đức đã có phản ứng rất cứng rắn, nhưng những nhân vật bảo thủ của VN trong vụ việc này “chắc chắn sẽ không giao Trịnh Xuân Thanh“.
    _______________
    Thì thế! Trịnh Xuân Thanh sau khi hoàn tất nhiệm vụ bắt buộc của mình tại trại giam thì sẽ lên giời! Người ta đã phủ nhận việc bắt cóc thì phải cho ông ấy "vắng mặt vĩnh viễn sau khi hoàn thành nhiệm vụ".

    Trả lờiXóa
  2. Vụ bắt cóc nếu là thật thì bọn khủng bố IS nó mừng vì đã lĩnh hội một bài học mà không tốn học phí!

    Trả lờiXóa
  3. Thật hết biết với Ls Triển và Osin! Hai ông này học luật và học làm báo ở đâu vậy?

    Trả lờiXóa
  4. HOAN HÔ TÌNH BÁO VIỆT NAM - NGANG TẦM VỨI CỤC TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG MỸ CIA.
    LÀM CHO THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ VÀ KHÂM PHỤC.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngưỡng mộ và khâm phục gì đối với quân vô pháp.

      Xóa
  5. Thật tự hào và vô cũng ngưỡng mộ những sỹ quan tình báo Việt Nam, đã qua mặt cả bộ máy tình báo và LL an ninh Cộng hòa LB Đức được trang bị nhiều thiết bị máy móc tối tân hiện đại giám sát trợ giúp, đã bắt và dẫn độ thành công Trịnh Xuân Thanh về nước, để xử lý.
    Có thể so sách ngang tầm với cục tình báo TW Mỹ CIA. Qua vụ này cho thế giới biết rằng Việt Nam không phải tay vừa...

    Trả lờiXóa
  6. Vụ này sẽ lộ ra một loạt các nhân viên Đại sứ quán của Việt nam tại EU.Các nước liên quan gồm Đức,Séc,Pháp và vài nước nữa.Đổ vỡ ngoại giao không phải Việt nam-Đức mà là Việt nam với thế giới.

    Trả lờiXóa
  7. Thằng nào cũng ăn thì thằng nào xử thằng nào?

    Trả lờiXóa
  8. Lại nhớ vụ Ôn NHư Hầu... Công an mình giỏi thật. Cái gì cũng có thể làm được, bất chấp tất cả miễn là đạt được mục đích.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn có bài nhận định về câu hỏi: Ông Trọng thắng hay thua vụ Trịnh Xuân Thanh? Theo ông Tuấn, ngoài những thiệt hại về kinh tế với Liên minh Châu Âu mà Đức đang là đầu tàu, thì đòn trừng phạt nguy hiểm hơn cho Việt Nam là vấn đề Biển Đông.

    Bởi vì “mọi nỗ lực của Việt Nam kêu gọi các bên tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông ít nhất sẽ bị Đức (và cả Liên minh Châu Âu mà nước này đang dẫn dắt) phớt lờ hoặc coi là lố bịch một khi Việt Nam đã chứng tỏ họ sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế để đạt được mục đích của mình …

    Trả lờiXóa