Nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba vừa qua đời tại Trung Quốc.
Bản tin ngày 14/7/2017
Tiếng Dân
Tin trong nước
Tin Biển Đông
Như đã hứa với độc giả Tiếng Dân hôm qua, dịch giả Song Phan đã có bài dịch: Bàn tay vô hình của Hà Nội góp phần định hình chương trình làm việc của nhóm chuyên gia ở Washington thế nào? Bài viết cung cấp nhiều thông tin thú vị, về chuyện Hà Nội đã bí mật chi tiền cho hội thảo Biển Đông của CSIS ở Washington hàng năm.
.
Chuyện chi tiền đóng góp tổ chức hội thảo, để Việt Nam có tiếng nói
trên một diễn đàn quốc tế, lên tiếng về chủ quyền biển đảo, là quan
trọng và cần thiết, tuy nhiên, có hai vấn đề lớn mà Greg Rushford đã đặt
ra, đó là:
1- Vấn đề minh bạch của CSIS lẫn Hà Nội trong việc công khai nguồn
tiền, như quy định, CSIS phải ghi rõ số tiền đó đến từ Bộ Ngoại giao VN
trên website của CSIS.
2- Chi tiền để giới tinh hoa làm việc về chính sách đối ngoại ở Mỹ
bỏ qua các vi phạm thô bạo về nhân quyền ở Việt Nam, cũng như bên
nhận tiền tổ chức hộ thảo này bỏ qua vấn đề nhân quyền, là vi phạm đạo
đức.
Bài viết cũng đề cập đến chi tiết ông Trần Trường Thủy, một quan
chức lâu năm của Học viện Ngoại giao, là ông chủ chi tiền cho CSIS, đã
gây sức ép với tổ chức này, không cho đại sứ Trung Quốc, Thôi Thiên
Khải phát biểu tại hội thảo lần thứ 6, ngày 12/7/2016.
Hội thảo lần thứ 6 diễn ra vào thời điểm PAC ra phán quyết trong vụ
Phi kiện Trung Quốc. CSIS muốn cho công chúng quan tâm nghe phát biểu
của đại sứ TQ Thôi Thiên Khải về vụ kiện, thế nhưng, ông Trần Trường
Thủy đã phản đối ông Murray Hiebert, một cố vấn cấp cao của CSIS, về vấn
đề này.
Trong một email cuối cùng viết cho Murray, ông Thủy đã khẳng định lập
trường của Hà Nội, không cho đại sứ TQ Thôi Thiên Khải phát biểu tại
hội nghị. Hai bên đi đến thỏa thuận là ông Thôi Thiên Khải sẽ phát biểu
sau khi hội thảo kết thúc 15′ tức 4h45′ chiều 12/7/2017. Đây là phát biểu của ông Thôi Thiên Khải chiều hôm đó:
Tin Biển Đông, báo New York Times có bài: China’s Quest to End Its Century of Shame (Trung
Quốc tìm cách kết thúc một thế kỷ bị sỉ nhục). Bài viết cho biết, những
hành động bành trướng của TQ trên Biển Đông hiện nay, là để rửa nhục
cho thế kỷ trước, nước này đã bị Nhật và phương Tây lấn lướt.
Bài viết cũng nói rằng, bản đồ “lưỡi bò” chiếm trọn Biển Đông của TQ xuất phát từ bản đồ “quốc sỉ” trước đó, hiện được sử dụng trong sách giáo khoa của trẻ em, in trong hộ chiếu của công dân Trung Quốc và trên các quả địa cầu do TQ sản xuất, bán tại các cửa hàng ở Mỹ.
Thảm họa Formosa và môi trường bị tàn phá
Báo Tuổi Trẻ cho
biết, Bộ Tài – Môi đã hoàn tất báo cáo môi trường quốc gia 2016, theo
đó, sự cố môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra được xếp đầu danh mục các vụ gây ô nhiễm.
Theo báo cáo, sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội
và môi trường, ảnh hưởng tới đời sống của người dân miền Trung nói riêng
và cả nước nói chung. Báo cáo của Bộ TN-MT cũng cho biết, nhiều địa
phương quá coi trọng thu hút đầu tư, không quan tâm tới môi trường sống.
Báo cáo như thế, chẳng khác nào Bộ TN-MT tự tát vào mặt mình. Trong
khi chỉ trích các địa phương không quan tâm tới môi trường sống, nhưng
chính Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc của bộ TN-MT, đã cấp phép cho Nhà máy
Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, đổ 1,3 triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận. Chưa hết, một công ty khác đang lăm le đổ thêm 2,4 triệu m3 chất thải xuống vùng biển này!
Phóng sự của VTC14 cho thấy, việc nuôi trồng thủy sản ở vùng Vĩnh
Tân, Bình Thuận hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, nếu phải gánh thêm
hàng triệu m3 chất thải nữa thì không biết cuộc sống mưu sinh của vùng
biển này sẽ ra sao? Một người dân ở Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận nói
như muốn khóc: “Không, không còn con đường nào là đường sáng hết. Tối tăm mù mịt luôn“.
Kính mời quý độc giả xem clip do đài VTC14 quay cảnh đáy biển Vĩnh Tân:
Về những hình ảnh đáy biển do VCT14 ghi lại ở trên, nhà báo Bạch Hoàn cho rằng, đó là “Cái tát dành cho Bộ Tài nguyên và Môi trường“, nói về ông Nguyễn Linh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “thủ đoạn xảo ngôn, dối trá trắng trợn của một quan chức cấp cao lại bị vạch trần“, khi ông này cấp phép cho Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, xả 1 triệu m3 chất thải ra biển.
Facebooker Bạch Hoàn viết: “Chính ông Ngọc, người thay mặt ông Bộ
trưởng Trần Hồng Hà ký giấy phép, đã nói nếu có (san hô và sinh vật
biển) thì không bao giờ cấp phép. Nay báo chí đã chứng minh dưới đáy
biển có san hô, có sinh vật biển, thì việc rút lại tờ giấy kia là đương
nhiên. Sự thật đã rành rành, các ông không thể tiếp tục lì lợm được nữa.
Bởi như thế chẳng khác nào các ông gián tiếp tuyên bố, làm quan chức là
phải mất hết liêm sỉ!?”
Còn nhà báo Ngô Nguyệt Hữu thì cho biết, ông Trông vào Thủ tướng. Ông viết: “Quan
trọng hơn trong bối cảnh này, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn đủ can
đảm ký cấp phép nhấn chìm bùn thải xuống biển thì thật ngang phá hoại.
Thế cho nên, rất mong Thủ tướng Chính phủ cất lời. Bởi suy cho cùng,
lịch sử được hình thành từ hôm nay, cá nhân được nhắc về đầy trân trọng hay bị phỉ báng cũng chính từ hành động của hiện tại!”
Cùng chủ đề, nhà báo Trung Bảo có bài viết, cho biết, “Theo quy hoạch, sau nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thì sẽ còn 3 nhà máy nhiệt điện với công suất tương đương sẽ được mọc lên trên vùng đất này“.
Điều đáng buồn là, “Không một người dân nào khi trò chuyện với
chúng tôi nói rằng họ được hỏi ý kiến trước khi xây dựng nhà máy nhiệt
điện. Ai cũng lo lắng khi nhiều nhà máy nhiệt điện nữa sẽ được mọc lên
trong tương lai… Và cơn bão lần này không chỉ phá đi môi trường sống mà
còn có thể phá luôn những giềng mối xã hội như nó từng làm ở nhiều vùng
quê trên khắp đất nước này“.
Nộp lại 3/4 tài sản tham nhũng, thoát án tử
Theo báo Thanh Niên,
về luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình
sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 41/2017/QH14 cho phép “những
người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, nhận hối lộ nhưng chưa
thi hành án mà đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối
lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện điều
tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì cũng không thi hành án nữa và
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân“.
Không biết ý đồ của điều luật này là gì, muốn những kẻ tham nhũng trả
lại tài sản hay là khuyến khích họ tham nhũng nhiều hơn? Bởi vì khi trả
lại 3/4 của 400 triệu đồng khác với trả lại 3/4 của 4.000 tỷ đồng, còn
dư 1000 tỷ, tội gì mà không cố tham nhũng nhiều hơn?!
Về vụ việc Đồng Tâm
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, chính quyền đang “đánh bùn sang ao“. Ông Tuấn cho biết, vụ việc “Truy tố 14 cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức vì sai phạm trong quản lý đất đai”
không liên quan tới tranh chấp hiện nay giữa dân làng Đồng Tâm và chính
quyền. Tranh chấp hiện nay ở Đồng Tâm là đối với khu đất Đồng Sênh
(59ha) khi dân coi là đất nông nghiệp, còn chính quyền coi là đất quốc
phòng.
Cũng theo ông Tuấn, “Mưu mẹo của chính quyền Hà Nội thật đáng
gờm. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ quan công an, thanh tra, tuyên
giáo, báo chí tung ra một mê trận thông tin nhằm phân tán, đánh lạc
hướng dư luận về bản chất tranh chấp, làm xói mòn tính chính nghĩa của
dân làng Đồng Tâm, giúp mở đường cho các hành động mạnh tay sau đó“.
Còn theo Facebook Trịnh Anh Tuấn, việc diện tích thu hồi đất lớn hơn diện tích trong giấy phép, có dấu hiệu của việc khai khống hồ sơ nhằm trục lợi?
Tàu vỏ thép Trung Quốc
Theo tin từ TTXVN, về việc tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP,
trong số 20 tàu vỏ thép buộc phải sửa chữa tại Bình Định, có 15 tàu do
Công ty TNHH MTV Nam Triệu (Bộ công an) đóng và 5 tàu do Công ty TNHH
Đại Nguyên Dương (Nam Định) đóng.
Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đề nghị được giữ lại phần vỏ thép Trung
Quốc đạt chuẩn cấp A, chỉ tháo và thay thế đối với các phần vỏ thép
không đạt tiêu chuẩn cấp A; trả lại phần chênh lệch giá thép cho ngư
dân. Nhưng ngư dân không đồng ý phương án đó, mà muốn phải tháo bỏ toàn
bộ vỏ thép Trung Quốc để thay thế hoàn toàn bằng thép Nam Hàn theo như
hợp đồng. Hiện thì việc sửa chữa hay thay thế vẫn phải chờ, ngư dân tiếp
tục đói.
Lý thuyết của quan và thực tế của dân
“Chưa ráo mồ hôi đã cạn tiền!”. Đó là thực tế phũ phàng với
đa số người dân nghèo Việt Nam. Cuộc sống lao động của người dân
vốn không hề đơn giản như lời nói láo các quan tham, thế nên đừng thắc
mắc Bó chổi chít, bán chổi đót, nuôi lợn, nuôi gà…sao mãi không giàu?
Tin quốc tế
Nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba qua đời
Thế giới đón nhận hung tin: Khôi nguyên Nobel Hòa Bình Lưu Hiểu Ba qua đời,
hưởng thọ 61 tuổi. Nhà hoạt động nhân quyền Lưu Hiểu Ba là cái gai
trong mắt nhà cầm quyền TQ, ông đã bị bắt bỏ tù 3 lần vì đã không ngừng
đấu tranh cho tự do, dân chủ ở nước này.
Lần cuối cùng ông bị bắt năm 2008 vì đã giúp soạn thảo “Hiến Chương
08”, kêu gọi nhân quyền, tự do bầu cử ở TQ. Ông bị kết án 11 năm tù vì
tội “chống phá nhà nước”. Trong khi đang thụ án, năm 2010, ông nhận được
giải Nobel Hòa Bình. Khoảng 2 tháng trước, ông bị phát hiện ung thư gan
nhưng thông tin này mới lọt ra ngoài hơn 2 tuần qua.
Ông được nhà cầm quyền TQ cho ra khỏi tù chữa trị tại một bệnh viện
Trung Quốc, nhưng không được phép ra nước ngoài điều trị. Gần cuối tháng
trước, một video clip đăng tải trên YouTube, cho thấy sức khỏe ông ở
trong tình tình trạng khá tốt, mà nhiều người cho rằng, đây là clip của
chính quyền TQ, tuyên truyền để thế giới tin rằng, ông Lưu Hiểu Ba vẫn
còn khỏe mạnh:
Lãnh đạo các nước và các tổ chức nhân quyền lên tiếng sau cái chết của ông Lưu Hiểu Ba: Thế giới phản ứng sau cái chết của Lưu Hiểu Ba. Bà Sophie Richardson, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đặc trách về TQ, nói: “Ngay
giữa lúc căn bệnh của Lưu Hiểu Ba trở nặng, chính phủ Trung Quốc vẫn
tiếp tục cách ly ông với gia đình, đồng thời không cho ông được tự do
chọn cách điều trị. Sự kiêu ngạo, sự độc ác, và sự cố chấp của nhà nước
Trung Quốc thật sự gây sốc, nhưng sự nghiệp tranh đấu của ông Lưu cho
một nước Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và dân chủ sẽ tiếp tục“.
‘Cấm vận đang gây bất ổn và làm lung lay chế độ Bắc Hàn’
VOA có cuộc phỏng vấn ông Ri Jong Ho, một nhân vật đã từng nắm giữ
những chức vụ cao cấp trong các cơ quan trung ương của đảng Lao động
Triểu Tiên, trốn thoát khỏi Bắc Hàn hồi cuối năm 2014.
Trong clip phỏng vấn công khai lần đầu tiên này, nhân vật đào tị khỏi Bắc Hàn cho biết: “Các
biện pháp trừng phạt kinh tế, nếu được tiếp tục, sẽ làm xói mòn vị thế
quyền lực của chế độ Bắc Hàn, tạo cơ hội cho các hoạt động thị trường,
làm sinh sôi nạn tham nhũng dưới đủ mọi hình thức và khuấy động trật tự ở
trong nước“.
Kinh tế Trung – Triều: gia tăng 10% hay 40%?
Cũng chuyện Bắc Hàn, Mậu dịch Trung Quốc-Bắc Hàn tăng trong 6 tháng đầu năm 2017.
Trong khi Mỹ yêu cầu Bắc Kinh gây sức ép lên Bắc Hàn để chấm dứt chương
trình thử hạt nhân của nước này, thì thương mại giữa hai nước Trung –
Triều trong 6 tháng đầu năm, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo trên được phía Trung Quốc đưa ra, nhằm cải chính báo cáo từ
phía Mỹ, khi nói rằng thương mại hai nước Trung – Triều gia tăng 40%
trong 6 tháng đầu năm: Bắc Kinh cải chính báo cáo thương mại Trung-Triều của Mỹ.
Bắc Hàn vs Nhật Bản
Tokyo đã chính thức lên tiếng phản đối khi tàu tuần duyên Nhật bị tàu cá vũ trang Bắc Hàn rượt đuổi.
Một tàu đánh cá Bắc Hàn đã chĩa súng vào tàu tuần duyên Nhật, buộc tàu
Nhật phải tăng tốc, rời khỏi hiện trường. Ông Yoshihide Suga, Chánh Văn
phòng nội các Nhật nói rằng, vụ việc xảy ra hôm thứ Sáu tuần trước,
trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Bắc Hàn tuy là nước nhỏ, nhưng có lẽ là nhờ “có võ”, nên … không ngán “thằng nào”, hay là… “điếc không sợ súng”?
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét