Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải
Bí thư Hà Nội: Chặt cây ai cũng tiếc,
nhưng chẳng lẽ không làm gì?
Luân Dũng
Tiền Phong
10:58 ngày 05 tháng 06 năm 2017
TPO - “Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, vì mình đang trồng chả được, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi. Chẳng lẽ dừng lại không làm gì?”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Sáng 5/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: Việc di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân.
Nhiều ý kiến thấy tiếc nuối khi phải di dời 1.300 cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, thưa bí thư?
Con đường này không chỉ có đường bộ mà còn cả đường trên cao, như đường vành đai 3, nối đến tận cầu Thăng Long. Có ý kiến giữ lại hàng cây đó, ai cũng muốn giữ nhưng chạy đường trên cao thì không giữ nổi. Thành phố sẽ bàn với Bộ GTVT về việc này.
Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy ý kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng.
Thực tế, các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân. Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, vì mình đang trồng chả được, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi. Chẳng lẽ dừng lại không làm gì?
Chỉ cần giữ được một cây cũng quý, chắc hẳn Hà Nội sẽ lưu tâm việc này?
Trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng luôn tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Như hôm trước có ai đó đề xuất lấp hồ nước ấy đi, đào lên không được lại lấp đi? Đề xuất thì cứ đề xuất thôi chứ ai đồng ý đâu.
Việc di dời cây như thế cũng có chi phí cao, thứ hai là bảo quản phải quan tâm đến kỹ thuật để bảo đảm tỷ lệ sống cao nhất. Mình cũng biết không tuyệt đối được.
Có thể chi phí cao nhưng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xã hội hóa việc này để thúc đẩy việc bảo tồn, duy trì không gian xanh trong lòng thành phố, thưa bí thư?
Luân Dũng
Tiền Phong
10:58 ngày 05 tháng 06 năm 2017
TPO - “Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, vì mình đang trồng chả được, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi. Chẳng lẽ dừng lại không làm gì?”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nói.
Sáng 5/6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết: Việc di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân.
Nhiều ý kiến thấy tiếc nuối khi phải di dời 1.300 cây xanh trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, thưa bí thư?
Con đường này không chỉ có đường bộ mà còn cả đường trên cao, như đường vành đai 3, nối đến tận cầu Thăng Long. Có ý kiến giữ lại hàng cây đó, ai cũng muốn giữ nhưng chạy đường trên cao thì không giữ nổi. Thành phố sẽ bàn với Bộ GTVT về việc này.
Tôi đã chỉ đạo sau khi lấy ý kiến nhân dân thì phải có trả lời rõ ràng.
Thực tế, các dự án đầu tư xây dựng khi làm phương án giải phóng mặt bằng đều lấy ý kiến người dân. Bây giờ chặt cây đi ai cũng tiếc, vì mình đang trồng chả được, nhưng trong quá trình phát triển, chỗ nào cần di dời cây thì bắt buộc phải làm thôi. Chẳng lẽ dừng lại không làm gì?
Chỉ cần giữ được một cây cũng quý, chắc hẳn Hà Nội sẽ lưu tâm việc này?
Trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng luôn tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Như hôm trước có ai đó đề xuất lấp hồ nước ấy đi, đào lên không được lại lấp đi? Đề xuất thì cứ đề xuất thôi chứ ai đồng ý đâu.
Việc di dời cây như thế cũng có chi phí cao, thứ hai là bảo quản phải quan tâm đến kỹ thuật để bảo đảm tỷ lệ sống cao nhất. Mình cũng biết không tuyệt đối được.
Có thể chi phí cao nhưng nhiều doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư xã hội hóa việc này để thúc đẩy việc bảo tồn, duy trì không gian xanh trong lòng thành phố, thưa bí thư?
Âu cũng là chi phí thôi. Di dời thì người ta sẽ phân loại cây ra, cây nào di dời, bảo tồn được, cây nào giữ không thể làm hoặc làm không có hiệu quả, vì cây rất khác nhau. Còn những cây to trồng lâu năm như vậy, mình cắt mình cũng tiếc chứ
Thưa ông, từ việc chặt cây xanh có phần quá đà khi làm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội có rút ra bài học gì từ dự án này?
Như tôi đã nói, phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp thì phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét…
Việc này chúng ta phải quản lý chặt, và người dân cũng giám sát chặt.
Như vậy là vẫn phải chặt, di chuyển cây xanh khi thi công trên tuyến đường này, thưa bí thư?
Theo như phương án thiết kế của họ là như vậy, còn bây giờ mình làm thì phải lấy ý kiến tìm xem có cách nào, phương án gì khác không.
Được biết Sở Xây dựng đang lấy ý kiến thay thế 4.000 cây xà cừ trên địa bàn thành phố, đáng lưu ý đây đều là các loại cây to được trồng từ lâu năm. Bí thư suy nghĩ gì về điều này?
Đang lấy ý kiến thì cứ để họ lấy ý kiến, còn làm cái đó đâu có thể thay đơn giản được. Ở đây, họ đang tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp với cây đô thị không để sau này trồng mới sẽ không trồng cây này nữa.
Cây trồng rồi, to đùng thì cứ để đấy cần gì phải thay. Trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời chứ còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế.
Theo chương trình phát triển, chúng ta vẫn theo kế hoạch phát triển đô thị, xanh sạch, đẹp, bảo tồn và thành phố đã có nghị quyết riêng về môi trường.
Cảm ơn ông!
---------------
Luân Lê
DÀNH LẠI GÌ CHO ĐỜI SAU?
Nếu nói vậy hoá ra cứ làm gì là các ông phá à?
Ông là người nổi tiếng với câu nói: thà nghèo mà yên bình còn hơn giàu mà không an toàn.
Giờ ông muốn làm một điều gì đó cho thủ đô, và đó là việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh cổ thụ giữa lòng thành phố đang trong cái nắng khủng khiếp nhất lịch sử mà có lúc lên tới hơn 50 độ C.
Thế giới người ta chỉ mong có một thành phố rợp bóng mát và trồng càng nhiều cây xanh càng tốt.
Đằng này các ông tỏ ra tiếc, nhưng là mèo khóc chuột thôi.
TP.HCM thì có "Hải cẩu" đi phá vỉa hè, chẳng lẽ Hà Nội lại có "Hải hạ" đốn chặt cây xanh?
Hãy để lại điều gì đó cho những đời sau, môi trường sống đã ô nhiễm và suy thoái đến mức kinh hoàng rồi. Hay phải chăng chỉ đến khi tận diệt các ông mới tỉnh ngộ?
Hà Nội sẽ lấy ý kiến người dân về việc chặt, di chuyển cây xanh
trên đường Phạm Văn Đồng
Thưa ông, từ việc chặt cây xanh có phần quá đà khi làm dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội có rút ra bài học gì từ dự án này?
Như tôi đã nói, phương án theo thiết kế đường trên cao và đường thấp thì phải phối hợp với nhau, xem tính toán đã tối ưu nhất chưa. Các nhà kỹ thuật và các nhà quản lý phải ngồi với nhau để xem xét…
Việc này chúng ta phải quản lý chặt, và người dân cũng giám sát chặt.
Như vậy là vẫn phải chặt, di chuyển cây xanh khi thi công trên tuyến đường này, thưa bí thư?
Theo như phương án thiết kế của họ là như vậy, còn bây giờ mình làm thì phải lấy ý kiến tìm xem có cách nào, phương án gì khác không.
Được biết Sở Xây dựng đang lấy ý kiến thay thế 4.000 cây xà cừ trên địa bàn thành phố, đáng lưu ý đây đều là các loại cây to được trồng từ lâu năm. Bí thư suy nghĩ gì về điều này?
Đang lấy ý kiến thì cứ để họ lấy ý kiến, còn làm cái đó đâu có thể thay đơn giản được. Ở đây, họ đang tổ chức hội thảo để lấy ý kiến xem cây xà cừ có phù hợp với cây đô thị không để sau này trồng mới sẽ không trồng cây này nữa.
Cây trồng rồi, to đùng thì cứ để đấy cần gì phải thay. Trừ khi các dự án đầu tư phát triển không làm cách gì tránh được thì phải di dời chứ còn giờ giữ được một cái cây là quý lắm, cả trăm năm mới được như thế.
Theo chương trình phát triển, chúng ta vẫn theo kế hoạch phát triển đô thị, xanh sạch, đẹp, bảo tồn và thành phố đã có nghị quyết riêng về môi trường.
Cảm ơn ông!
---------------
Luân Lê
DÀNH LẠI GÌ CHO ĐỜI SAU?
Nếu nói vậy hoá ra cứ làm gì là các ông phá à?
Ông là người nổi tiếng với câu nói: thà nghèo mà yên bình còn hơn giàu mà không an toàn.
Giờ ông muốn làm một điều gì đó cho thủ đô, và đó là việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh cổ thụ giữa lòng thành phố đang trong cái nắng khủng khiếp nhất lịch sử mà có lúc lên tới hơn 50 độ C.
Thế giới người ta chỉ mong có một thành phố rợp bóng mát và trồng càng nhiều cây xanh càng tốt.
Đằng này các ông tỏ ra tiếc, nhưng là mèo khóc chuột thôi.
TP.HCM thì có "Hải cẩu" đi phá vỉa hè, chẳng lẽ Hà Nội lại có "Hải hạ" đốn chặt cây xanh?
Hãy để lại điều gì đó cho những đời sau, môi trường sống đã ô nhiễm và suy thoái đến mức kinh hoàng rồi. Hay phải chăng chỉ đến khi tận diệt các ông mới tỉnh ngộ?
Làm việc gì đó của Hà Nội mà vừa Hiện đại-Hiệu quả nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có cho Thủ đô thì Tư vấn phải có Tâm và có Tầm - Lãnh đạo không nhằm lợi ích riêng, thì đất nước này hãnh diện vì có Hà Nội là Thủ Đô, chứ còn Hà Nội có những công trình cong mềm mại, có đường sắt trên cao vừa đắt đỏ lại trông như hàng Mã thì xấu mặt quá.
Trả lờiXóaViệc nay tàn sát cây chỗ này, mai triệt hạ cây chỗ kia chỉ có thể nói lên một điều: Đó là những cái đầu ngu xuẩn của những kẻ được gọi là "lãnh đạo". Nếu có đầu óc, có tầm nhìn xa trông rộng thì ngay từ khi mở đường đã phải tính đến sự phát triển cho tương lai, chứ không chỉ làm những con đường chật hẹp, cây cối đã xum xuê rồi lại đang tâm chặt hạ.
Trả lờiXóaHà Nội đã nóng bức, ngột ngạt lại càng trở nên bi đát hơn.
"Việc di dời 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân"
Trả lờiXóaLấy ý kiến bao giờ, lúc nào, công bố ở đâu. thưa ộng Bí thư?
Từ khi làm Bí thư Hà Nội, chưa thấy anh Hải Tàu này làm được một việc gì ra hồn. Kể cũng lạ, sao lại cử anh này làm bí thư HN thì không thể hiểu được?
Trả lờiXóaBạn ND1124 khá chân thực nhỉ? "Bí thư" đại lọai là thế mà! Giờ bạn hiểu chưa?
XóaLần chặt 4000 cây lần trước cũng lấy ý kiến đấy, dân người ta đứng dưới gốc cây không cho chặt các ông cũng có tha đâu. mở rộng đường thì mở thêm làn mới, mở ra phía chưa làm, mở rộng sang 2 bên 2 làn 1 chiều, giữ 2 hàng cây như 2 giải phân cách. Chỉ chặt hạ những cây giao cắt với giao lộ, trồng mới 2 hàng cây phía ngoài cùng sau khi mở rộng. Như vậy chẳng phải vừa không tốn quá nhiều kinh phí vào việc chặt hạ di dời cây vừa bảo tồn được cây xanh mà vẩn mở rộng đường phục vụ phát triển kinh tế
Trả lờiXóaHết tiền rồi thì chặt cây đấy! có sao không?
Trả lờiXóa