Nhà văn Ngô Văn Giá rút khỏi Ban chấp hành dự kiến Hội Nhà văn Hà Nội
VNE
Nhà văn cho biết ông xin rút khỏi ban chấp hành sau vụ nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ chức Chủ tịch Hội.
Sáng 15/6, ông Ngô Văn Giá đăng trên trang cá nhân thư ngỏ gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Ông cho biết cách đây hơn một tháng, hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội - nơi ông công tác - thông báo về công văn của Sở Nội vụ hỏi ý kiến cơ quan cho ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Khi đó ông đồng ý tham gia vì cho rằng sắp về hưu, lại được tín nhiệm của hội viên nên đồng ý làm.
Tuy nhiên, sau việc nhà văn Phạm Xuân Nguyên tuyên bố từ chức mới đây, ông thay đổi ý định. Trong thư ngỏ, ông Văn Giá viết về lý do xin rút: "Nhận thấy tình hình công tác nhân sự của Hội có phần phức tạp, không có lợi cho tâm thế sáng tạo của một nhà văn; lại tự xét thấy trong bối cảnh này, mình khó có khả năng đảm đương tốt công việc của Ban chấp hành, thêm nữa cũng muốn bản thân được yên ổn sống và viết".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn giá chia sẻ với VnExpress ông là bạn thân của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Hai người từng gắn bó nhiều năm trong ban Lý luận - Phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội. Vì vậy, việc ông Phạm Xuân Nguyên từ chức ít nhiều tác động tới ông. Ông đã suy nghĩ nghiêm túc và thấy không phù hợp trọng trách được giao.
Ông Văn Giá cũng cho biết "hoàn toàn ủng hộ" ông Phạm Xuân Nguyên từ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, rút khỏi Hội và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Trước đó, Sở Nội vụ Hà Nội gửi công văn tới Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Công văn ghi danh sách dự kiến Ban chấp hành Hội khóa mới có 11 người, trong đó có năm trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị. Công văn dẫn Điều 9 Quyết định 34 của UBND Thành phố Hà Nội, cho rằng muốn tham gia Ban chấp hành phải có ý kiến của cơ quan quản lý họ.
Hai người được đồng ý tham gia gồm: ông Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Viết văn báo chí thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội, ông Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ báo Nhân dân. Những trường hợp không được cơ quan quản lý đồng ý gồm bà Đỗ Bích Thúy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông Phạm Xuân Nguyên - Trưởng phòng Văn học So sánh, Viện Văn học, bà Lưu Khánh Thơ - Trưởng phòng tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học.
.
VNE
Thứ năm, 15/6/2017 | 13:42 GMT+7
Nhà văn cho biết ông xin rút khỏi ban chấp hành sau vụ nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ chức Chủ tịch Hội.
Sáng 15/6, ông Ngô Văn Giá đăng trên trang cá nhân thư ngỏ gửi Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Ông cho biết cách đây hơn một tháng, hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội - nơi ông công tác - thông báo về công văn của Sở Nội vụ hỏi ý kiến cơ quan cho ông tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Khi đó ông đồng ý tham gia vì cho rằng sắp về hưu, lại được tín nhiệm của hội viên nên đồng ý làm.
Tuy nhiên, sau việc nhà văn Phạm Xuân Nguyên tuyên bố từ chức mới đây, ông thay đổi ý định. Trong thư ngỏ, ông Văn Giá viết về lý do xin rút: "Nhận thấy tình hình công tác nhân sự của Hội có phần phức tạp, không có lợi cho tâm thế sáng tạo của một nhà văn; lại tự xét thấy trong bối cảnh này, mình khó có khả năng đảm đương tốt công việc của Ban chấp hành, thêm nữa cũng muốn bản thân được yên ổn sống và viết".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn giá chia sẻ với VnExpress ông là bạn thân của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên. Hai người từng gắn bó nhiều năm trong ban Lý luận - Phê bình của Hội Nhà văn Hà Nội. Vì vậy, việc ông Phạm Xuân Nguyên từ chức ít nhiều tác động tới ông. Ông đã suy nghĩ nghiêm túc và thấy không phù hợp trọng trách được giao.
Ông Văn Giá cũng cho biết "hoàn toàn ủng hộ" ông Phạm Xuân Nguyên từ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, rút khỏi Hội và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Trước đó, Sở Nội vụ Hà Nội gửi công văn tới Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội. Công văn ghi danh sách dự kiến Ban chấp hành Hội khóa mới có 11 người, trong đó có năm trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan, đơn vị. Công văn dẫn Điều 9 Quyết định 34 của UBND Thành phố Hà Nội, cho rằng muốn tham gia Ban chấp hành phải có ý kiến của cơ quan quản lý họ.
Hai người được đồng ý tham gia gồm: ông Ngô Văn Giá - Trưởng khoa Viết văn báo chí thuộc Đại học Văn hóa Hà Nội, ông Trần Hữu Việt - Vụ trưởng, Trưởng ban Văn hóa - Văn nghệ báo Nhân dân. Những trường hợp không được cơ quan quản lý đồng ý gồm bà Đỗ Bích Thúy - Tạp chí Văn nghệ Quân đội, ông Phạm Xuân Nguyên - Trưởng phòng Văn học So sánh, Viện Văn học, bà Lưu Khánh Thơ - Trưởng phòng tạp chí Nghiên cứu Văn học, Viện Văn học.
.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên.
Ông Phạm Xuân Nguyên cho rằng Sở Nội vụ cố tình thực hiện công văn sai luật. Theo ông, điều 9 không áp dụng cho người dự kiến vào Ban chấp hành mà chỉ áp dụng với người được đề xuất vào vai trò đứng đầu Hội (Chủ tịch) ở khóa mới. Ông Nguyên nhận xét Sở đã sai khi can thiệp vào việc quyết định nhân sự Ban chấp hành Hội nhiệm kỳ mới. Ông nói Đại hội mới là nơi cao nhất quyết định vấn đề này. Tại cuộc họp Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội sáng 13/6, sau khi đọc công văn của Sở, ông Nguyên tuyên bố từ chức vì bất bình.
Theo ông Phạm Xuân Nguyên, dù quá nhiệm kỳ cũ một năm rưỡi, Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội khóa mới vẫn chưa tiến hành bởi có những động cơ muốn cản trở sự tham gia của ông trước thềm Đại hội.
Hà Thu
Tễu Blog: VNE rất láo! Khi đăng tin về các Nhà văn Phạm Xuân Nguyên và Ngô Văn Giá đều để trống, gọi cộc lốc họ là Phạm Xuân Nguyên, Ngô Văn Giá!
Khi đăng ở đây, Tễu Blog đều phải thêm vào hai chữ "Nhà văn", hoặc chữ "ông".
Tôi vừa đọc lại trên VNE, thấy có đầy đủ học hàm học vị ... của hai ông Giá,ông Nguyên đấy chứ Tễu. Hay họ sợ chú Tễu mà vừa sửa?
Trả lờiXóaTễu Blog: VNE rất láo! Khi đăng tin về các Nhà văn Phạm Xuân Nguyên và Ngô Văn Giá đều để trống, gọi cộc lốc họ là Phạm Xuân Nguyên, Ngô Văn Giá!
Trả lờiXóaBọn nhà báo trong hệ thống tuyên giáo làm gì có đứa nào lễ độ đâu, đối với chúng, khi chủ vứt cho khúc xương thì đến cha mẹ chúng vẫn sẽ thành "thằng nọ con kia" hết.
Anh Văn Giá được đấy!. Tôi dự liệu, họ sẽ chơi bẩn 1001 kiểu võ tàu để dìm "giá" anh, vì anh không tự hạ phẩm "giá" vâng lời. Thế đấy, người tử tế biết cách làm cho cộng đồng giàu nhiều nghĩa. Ta cố đủ sống thanh bạch. Định hướng của Văn Giá rất có Giá. Hoan hô anh!.
Trả lờiXóaGiá trị của một nhà văn, nhà báo là nội dung và nghệ thuật tác phẩm chứ cần gì phải hội. Như Trần Đĩnh, Vũ Thư Hiên, Huy Đức, Anh Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh chẳng ở cái hội nhà văn, nhà báo nào của cái đất nước này mà các tác phẩm của các ông ấy ai cũng trân trọng và say mê đọc. Hội thì là cái chó gì. Việt nam lắm hội nhưng có làm được gì đâu. Hội sôi thịt ấy mà. Chỉ mong các nhà văn, nhà báo viết hay, chân thực, đừng vì khúc xương thừa kẻ khác nhả cho mà viết các bài xu nịnh, tâng bốc, đổi trắng thay đen hay các bài vu cáo nhân dân, lợi dụng nhân dân thì các anh luôn được nhân dân đánh gía cao. Nghệ thuật là phục vụ đại đa số nhân dân chứ không phải để phục vụ lợi ích cho một kẻ hay một nhóm người nào. Cùng nghề nghiệp, cùng chính kiến thì các anh tập hợp nhau thành hội chứ đừng để cho một kẻ nào hay một tổ chức nào thò tay vào việc của hội mình thì đấy mới là một hội đúng nghĩa. Ngược lại, các anh chỉ là nô lệ, sẽ bị chúng coi thường và nhân dân thì cũng khinh bỉ các anh.
Trả lờiXóaDù sao VNE cũng can đảm nêu thẳng lý do hai ông Nguyên và Giá từ bỏ chức vụ. Đó cũng là cái tát cho SỞ NV và Ban TG rồi.
Trả lờiXóa