Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, tới đây
việc thanh, kiểm tra tại doanh nghiệp sẽ được thực hiện nghiêm túc,
giám sát chặt chẽ. Ảnh: H.T.
Ông Mai Tiến Dũng:
Doanh nghiệp cũng có lỗi khi tạo ra cán bộ hư
Thứ tư, 17/5/2017 | 18:57 GMT+7
Sau hội nghị ngày 17/5, Chính phủ đã xem xét, ban hành hơn 60 nhiệm vụ cho 14 bộ ngành để tiếp tục thực hiện nghị quyết về phát triển doanh nghiệp.
Cuộc đối thoại 'không nói suông' của Thủ tướng
Tại cuộc họp báo chiều 17/5, ngay sau phiên họp của Chính phủ nhằm giải quyết những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị tại hội nghị gặp gỡ với Thủ tướng vào sáng cùng ngày, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, các doanh nghiệp đã rất phấn khởi khi đích thân Thủ tướng, các Bộ trưởng đưa ra nhiều cam kết gỡ khó cho doanh nghiệp.
Chính phủ cũng bàn tới việc cần có cơ chế giám sát thực hiện những lời hứa này của các lãnh đạo Chính phủ, trong đó đề cập tới chế tài cá nhân, tổ chức khi không làm tròn trọng trách, cam kết với doanh nghiệp, người dân.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận, thực tế có chuyện "nóng trên, lạnh dưới", thậm chí là đóng băng; rồi Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo cởi trói cho doanh nghiệp, nhưng một vài nơi vẫn "trói, thắt lại".
Do đó, trong chỉ thị mới về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35, các bộ ngành sẽ quản lý cán bộ theo hướng buộc cách chức, thôi việc, thuyên chuyển nếu cán bộ vi phạm.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cần nhìn nhận vấn đề này ở hai mặt. "Doanh nghiệp tạo cho cán bộ hư, tạo cho cán bộ hỏng thì doanh nghiệp cũng có lỗi", Bộ trưởng Dũng nói.
Khi chỉ thị ban hành trong thời gian tới được công khai, người dân, doanh nghiệp sẽ có quyền giám sát việc thực thi.
Liên quan tới thông điệp của Thủ tướng "2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Dũng bổ sung, trong cuộc họp với các Bộ, ngành ngay sau hội nghị gặp gỡ sáng 17/5, một lần nữa lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh thông điệp này. Mục tiêu là tập trung tháo gỡ các rào cản, nhất là giấy phép con, lợi ích nhóm nhằm giảm các chi phí chính thức và không chính thức, giúp hạ giá thành để sản phẩm có thể cạnh tranh.
Cho biết thêm về nội dung Chỉ thị 20 chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, thanh tra chồng chéo tại doanh nghiệp, người phát ngôn Chính phủ tiết lộ, tới đây việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp sẽ không quá một lần một năm. Uỷ ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm lên kế hoạch thanh, kiểm tra từ đầu năm, thống nhất giữa các sở, ngành địa phương.
"Chủ tịch tỉnh sẽ phê duyệt kế hoạch thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu phát hiện chồng chéo thì hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tổ chức cá nhân nào không thực hiện, tuân thủ kế hoạch thanh tra sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan", ông Dũng chia sẻ và mong truyền thông, báo chí sẽ là kênh giám sát quan trọng khi thực hiện chỉ thị này. Trường hợp thanh tra đột xuất chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, phải có chứng cứ, quả tang.
Trước đó, kết luận hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu thông điệp 2017 sẽ là năm giảm phí của doanh nghiệp. Song song đó, ngay sau khi hội nghị kết thúc, ông đã ký Chỉ thị 20 với nội dung không được thanh tra doanh nghiệp quá một lần trong một năm. Đây là những nút thắt lớn được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh tại cuộc gặp. Báo cáo của VCCI cho hay, có doanh nghiệp một năm phải chịu 6-7 cuộc kiểm tra trùng lắp, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Cuộc đối thoại 'không nói suông' của Thủ tướng
Tại cuộc họp báo chiều 17/5, ngay sau phiên họp của Chính phủ nhằm giải quyết những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị tại hội nghị gặp gỡ với Thủ tướng vào sáng cùng ngày, ông Mai Tiến Dũng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, các doanh nghiệp đã rất phấn khởi khi đích thân Thủ tướng, các Bộ trưởng đưa ra nhiều cam kết gỡ khó cho doanh nghiệp.
Chính phủ cũng bàn tới việc cần có cơ chế giám sát thực hiện những lời hứa này của các lãnh đạo Chính phủ, trong đó đề cập tới chế tài cá nhân, tổ chức khi không làm tròn trọng trách, cam kết với doanh nghiệp, người dân.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thừa nhận, thực tế có chuyện "nóng trên, lạnh dưới", thậm chí là đóng băng; rồi Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo cởi trói cho doanh nghiệp, nhưng một vài nơi vẫn "trói, thắt lại".
Do đó, trong chỉ thị mới về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35, các bộ ngành sẽ quản lý cán bộ theo hướng buộc cách chức, thôi việc, thuyên chuyển nếu cán bộ vi phạm.
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cần nhìn nhận vấn đề này ở hai mặt. "Doanh nghiệp tạo cho cán bộ hư, tạo cho cán bộ hỏng thì doanh nghiệp cũng có lỗi", Bộ trưởng Dũng nói.
Khi chỉ thị ban hành trong thời gian tới được công khai, người dân, doanh nghiệp sẽ có quyền giám sát việc thực thi.
Liên quan tới thông điệp của Thủ tướng "2017 là năm giảm chi phí cho doanh nghiệp", Bộ trưởng Dũng bổ sung, trong cuộc họp với các Bộ, ngành ngay sau hội nghị gặp gỡ sáng 17/5, một lần nữa lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh thông điệp này. Mục tiêu là tập trung tháo gỡ các rào cản, nhất là giấy phép con, lợi ích nhóm nhằm giảm các chi phí chính thức và không chính thức, giúp hạ giá thành để sản phẩm có thể cạnh tranh.
Cho biết thêm về nội dung Chỉ thị 20 chấn chỉnh hoạt động kiểm tra, thanh tra chồng chéo tại doanh nghiệp, người phát ngôn Chính phủ tiết lộ, tới đây việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp sẽ không quá một lần một năm. Uỷ ban nhân dân thành phố chịu trách nhiệm lên kế hoạch thanh, kiểm tra từ đầu năm, thống nhất giữa các sở, ngành địa phương.
"Chủ tịch tỉnh sẽ phê duyệt kế hoạch thanh tra doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu phát hiện chồng chéo thì hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tổ chức cá nhân nào không thực hiện, tuân thủ kế hoạch thanh tra sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan", ông Dũng chia sẻ và mong truyền thông, báo chí sẽ là kênh giám sát quan trọng khi thực hiện chỉ thị này. Trường hợp thanh tra đột xuất chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, phải có chứng cứ, quả tang.
Trước đó, kết luận hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu thông điệp 2017 sẽ là năm giảm phí của doanh nghiệp. Song song đó, ngay sau khi hội nghị kết thúc, ông đã ký Chỉ thị 20 với nội dung không được thanh tra doanh nghiệp quá một lần trong một năm. Đây là những nút thắt lớn được cộng đồng doanh nghiệp phản ánh tại cuộc gặp. Báo cáo của VCCI cho hay, có doanh nghiệp một năm phải chịu 6-7 cuộc kiểm tra trùng lắp, gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp.
Minh Sơn - Anh Minh
Ông này nói chuyện nghe mắc cười quá! Ông giữ quyền điều hành đất nước này mà nói cùn như thế thì không biết nói sao!
Trả lờiXóaMột người bị kẻ cướp giật mất nữ trang đeo trên người, ra đồn công an khai báo, công an không lập biên bản vụ việc mà lại nói: "thôi về đi, tại chị đeo vàng thì nó giật. Lần sau đừng đeo gì nữa nhé". Như thế thì còn trật tự trị an gì? Loạn à?
Nay doanh nghiệp người ta hoạt động, cán bộ đến tìm tiền thì lại được cái ông Dũng này bênh vực thì là thế nào? Là thế nào? Hả? Ông Dũng?
Mà đâu phải cán bộ chỉ vòi tiền doanh nghiệp? Các vụ tham nhũng ngân sách, các vụ tham nhũng trong doanh nghiệp nhà nước, các vụ thất thoát, ăn cắp hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền ngân sách trong các dự án là tại ai? Hả? Ông Dũng?
Trả lờiXóaBực mình phải nặng lời vài câu với ông Bộ trưởng tư duy khá lùn này: Suy nghĩ như vậy mà các Cụ nghe các Cụ sẽ nói: „Đồ gái đĩ già mồm hoặc đồ ăn cướp vừa la làng“ – nói vậy vì trước hết các vị phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi phạm pháp nhận hối lộ vì có bộ máy cán bộ tham nhũng và các vị là cấp trên phải chịu cho cấp dưới, nay lo mà sửa chứ tìm cách đổ vấy, chứ có trường hợp nào chính quyền báo sẽ giải quyết 1 trường hợp không cần điều kiện – mà tự nhiên chủ doanh nghiệp tỏ ý muốn bôi trơn – nếu nghiêm túc người của chính quyền đe dọa với Bộ luật hình sự đi tù thì bố thằng doanh nghiệp cũng chẳng dám chả dại xì tiền, chưa kể chả thằng nào ngu mà lại phải mất tiền vô lý khi nó sẽ giải quyết không đòi hỏi bôi trơn!.
Trả lờiXóaTội vu cáo doanh nghiệp vì doanh nghiệp đâu có muốn như vậy nếu không đóng phí cho quan chức thì thanh tra chỉ có chết ....
Trả lờiXóa