Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

ĐỜI HỒ CHÍ MINH CÓ 3 ĐÁM TANG

Minh họa: Một số y tá, bác sĩ Trung Quốc bên cạnh Hồ Chủ tịch 
vào những năm tháng cuối đời.

ĐỜI HỒ CHÍ MINH CÓ 3 ĐÁM TANG 

Bùi Quang Minh

ĐIỆP VỤ 1: ĐÁM TANG HỒ CHÍ MINH (HCM) NĂM 1969

Từ tháng 2/1969, bệnh tình HCM xấu đi và tại Hà Nội, các chuyên viên y tế Trung Quốc cùng các bác sĩ Việt Nam phối hợp chữa bệnh. Sang tháng 8/1969, bệnh tình HCM thêm trầm trọng. Cuối tháng 8, vào thời điểm sức khỏe HCM nguy kịch, ông quay sang các bác sĩ Trung Quốc nói nhỏ: “Mong nghe ai hát một bài ca Trung Quốc". Nữ y tá Vương Tây Minh, y tá trưởng của bệnh viện Bắc Kinh lập tức hát một bài ca Trung Quốc. Nghe xong, HCM giơ tay lên và ý nói cảm ơn.


Sáng ngày 2/9/1969, HCM từ trần, thi hài quàn tại Bệnh viện Quân y 108.

Trước đó, tháng 5/1969, HCM còn sửa thêm Di chúc của mình trong đó có hai ý:

1. Việc hỏa táng thi hài và tro sau hỏa táng cho vào ba hộp sành cho ba miền Bắc, Trung, Nam sau khi qua đời.
2. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình

Lễ truy điệu HCM được cử hành ngày 9/9/1969. Tổng bí thư Lê Duẩn đọc điếu văn và thay mặt Đảng và nhân dân Việt Nam thề những lời thề quan trọng nhất trước vong linh HCM:

“Vĩnh biệt người, chúng ta xin thề:

Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào”.

Kiểm điểm lại chúng ta thấy 2 ý chính của Di chúc và lời thề trước vong linh HCM:

1. Việc hỏa táng bị hủy bỏ, thay vào đó Bộ Chính trị quyết định xây dựng Lăng và gìn giữ thi hài HCM tại khu vực quảng trường Ba Đình. Thi hài HCM được nằm trong các loại đá cẩm thạch, hoa cương, ngọc bích, hồng học… của các vùng Thanh Hóa, Cao Bằng… từ đó đến nay.

2. Truyền thống đoàn kết đã không được gìn giữ như… gìn giữ con ngươi

3. Không đem hết sức mình thực hiện các lý tưởng trước đây cho nên di sản ngày một tan nát, vỡ vụn.

Điều này làm cho một người có lý trí cũng hiểu rằng, phải tồn tại một ổ điệp viên tầm cỡ nào đó mới có thể phá hoại quy mô và hiệu quả đến vậy.

Đủ để mở hồ sơ điệp vụ số 1 chưa các bạn?

Minh họa: Một số y tá, bác sĩ Trung Quốc bên cạnh Hồ Chủ tịch vào những năm tháng cuối đời.

(Kết thúc điệp vụ)

------------------

.
ĐIỆP VỤ 2: Đám tang HỒ CHÍ MINH năm 1943

Giữa năm 1943, đồng chí Cáp, một liên lạc viên của Đảng trở về Pác Bó đem theo một tin đau đớn: HCM ốm nặng và đã chết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Trước đó, 13/8/1942, HCM sang Trung Quốc để tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc và ông đã bị bắt giam hơn 1 năm, trải qua hơn 30 nhà tù. Đồng chí (Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Vũ Anh…) và nhân dân tại Pắc Bó buồn đau. Mọi người quyết định tổ chức lễ truy điệu HCM. Đồng chí Phạm Văn Đồng được giao nhiệm vụ viết điếu văn. Mọi người mở chiếc vali mây của Hồ Chí Minh để phân phát những đồ dùng của ông cho các bạn chiến đấu làm kỷ niệm.

Bẵng đi hơn một tuần, theo kênh thông tin thường kỳ, người ta đọc thấy nét chữ viết bằng nước cơm lên tờ báo quen thuộc gửi tới từ Trung Quốc: “Chúc chư huynh ở nhà mạnh khỏe và cố gắng công tác. Ở bên này bình yên…”.

Mọi người xô cả lại anh Cáp, đập đập tờ báo vào mặt anh. Hóa ra, anh nghe chữ tác thành chữ tộ. Tay viên chức Quốc dân đảng nói anh “xư tờ, xư tờ” nghĩa là “đã được tự do” (ngày nay có vị nói tự do là con củ cặc hoặc nói củ cặc là con tự do), thì anh lại lầm là “xử lờ, xử lờ” nghĩa là chết rồi.”

Hóa ra, Tưởng Giới Thạch thả HCM là nằm trong một mưu đồ chính trị lâu dài với Việt Nam – kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”. Từ Trùng Khánh, chúng xây dựng “đội quân thứ năm” thân Trung Quốc từ kiều dân Việt Nam tại Trung Quốc, mượn danh giúp nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống xâm lược Nhật quay lại cướp Việt Nam. Tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng minh hội” được chúng thành lập do tướng Trương Bội Công cầm đầu. Tên Trương Phát Khuê, tư lệnh quân khu 4 Quảng Tây phản đối Hội với Tưởng Giới Thạch bởi Hội này không có đại diện ở Việt Nam và cầm đầu Ban chấp hành lại là tướng Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch gấp rút cho đi tìm phương án khác: thả HCM và muốn lợi dụng uy tín của HCM vào mục đích tăng thanh thế cho Hội.

Ngay sau khi ra tù tháng 9/1943, HCM tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và chuẩn bị họp Hội nghị những lực lượng yêu nước Việt Nam như Hội của Trương Công Bội, Việt Minh, Việt Nam Quốc dân đảng, Hội Phật giáo, Hội Khai trí, Hội truyền bá quốc ngữ…

Hồ Chí Minh thân Liên Xô, thân Trung Quốc nay lại thân cả Tưởng Giới Thạch. Chính trị là vậy, tất cả cùng lợi dụng nhau cho mục đích của mình.


(Kết thúc điệp vụ)
--------------

.
ĐIỆP VỤ 3: Đám tang NGUYỄN ÁI QUỐC năm 1932

Báo chí “Đông Pháp” ngày 3/7/1932 đăng bài “Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao” đưa tin Nguyễn Ái Quốc chống án về Anh. Nay có tin Nguyễn Ái Quốc chết tại nhà thương trong nhà lao Hồng Kông .

“Ngọ Báo” ngày 3/7/1932 đăng bài “Nguyễn Ái Quốc chết ở Hồng Kông”, đăng tin: Nguyễn Ái Quốc, người cầm đầu hội kín Việt Nam trốn ra ngoại quốc, bị bắt giam tại Hồng Kông. Bị bệnh lao, Ái Quốc đã từ trần trong bệnh viện nhà pha Anh ở Hồng Kông.

Báo “Nhân Đạo” ngày 9/8/1932 đăng bài “Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập Đảng Cộng Sản Đông Dương, đã chết trong tù”, đưa tin: Nguyễn Ái Quốc bị đế quốc Anh bỏ tù với sự đồng lõa của đế quốc Pháp, đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá thuộc nhà tù Hồng Kông.

Thư của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi Đông phương bộ và các thuộc địa, năm 1933: "…dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn Ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Kông."

Tháng 7 và tháng 8 năm 1932, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại Đại học Phương Đông đã tổ chức tang lễ cho Nguyễn Ái Quốc. Phái viên Quốc tế Cộng sản đến thăm hỏi chia buồn…

Được biết, trước đó ngày 6/6/1931 cảnh sát Anh tại Hồng Kông đã bắt được Nguyễn Ái Quốc (mang tên Tống Văn Sơ) cùng cô cháu gái Lý Tam tại một căn hộ ở phố Tam Long không có lệnh bắt ngoại kiều và muốn đi đêm với chính quyền Pháp để bí mật chở về Việt Nam. Tuy nhiên, luật sư Anh nổi tiếng Phrăngxít Lôdơbai, người đứng đầu một văn phòng luật gia có uy tín đã làm rối tung nước cờ của cảnh sát. Nhờ sự can thiệp của ông, cảnh sát Anh đã phải vẽ ra một lệnh bắt người lùi ngày, đề ngày 12/6/1931. Vụ bắt người bị đưa ra xét xử công khai tại Tòa án tối cao Hồng Kông. Tới tháng 6/1932, luật sư của Hội đồng cơ mật nhà vua Anh và luật sư của Tống Văn Sơ đã thỏa thuận tại Luân Đôn phương án hòa giải Tống Văn Sơ bị trục xuất đến nơi được chọn lấy, nơi ấy phải được giữ bí mật và nhận tiền đền bù. Tuy nhiên, sau khi đặt chân đến Singapore, Nguyễn Ái Quốc lại bị giải về Hồng Kông.

Trước khi rời Hồng Kông lần thứ 2, Nguyễn Ái Quốc được luật sư cứu thoát và thu xếp vào ở trong Ký túc xá Hội Thanh niên Thiên Chúa giáo Trung Hoa (YMCA). Để giữ bí mật, Nguyễn Ái Quốc phải hóa trang mặc áo thụng, tay thụng, đội mũ đen và đeo râu giả. Bộ quần áo giống vậy gia đình luật sư Lôdơbai đã gửi từ Hồng Kông tặng Việt Nam sau chuyến thăm Việt Nam.

Nhờ một chiếc xuống riêng do Thống đốc Hồng Kông “giúp đỡ”, Nguyễn Ái Quốc đến điểm hẹn ngày 22/1/1933 để lên tàu Anhui đi Amoy (Hạ Môn). Cùng đi có Lung Ting Chang là thư ký của luật sư Lôdơbai.

Ở Hạ Môn, Nguyễn Ái Quốc sống bề ngoài như một người Trung Quốc giàu có đi nghỉ. Chờ ít lâu sau Nguyễn quyết định trở về Thượng Hải, sống trong một khách sạn lịch sự và hy vọng gặp một tàu thủy Xô Viết để đi Vladivostock... Tới tháng 6/1934, Nguyễn Ái Quốc đến Mátxcơva và một Ban thẩm tra đặc biệt buộc ông giải trình về tại sao dễ dàng ra khỏi nhà tù, được trả tự do và thoát khỏi tay cảnh sát để về được đến Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc trả lời là đã may mắn bắt được liên lạc với người bạn cũ thời kỳ hoạt động ở Đảng Cộng sản Pháp là Paul Vaillant-Couturier lúc này đang ở Trung Quốc và ông này được bố trí trở lại nước Nga. Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Radumopva gặp trực tiếp Vaillant-Couturier hỏi về vụ việc và được trả lời là do đồng chí bố trí cho Nguyễn Ái Quốc trở lại nước Nga.

Ngày 19/2/1936, Ban thẩm tra nhóm họp kết luận và đi đến hủy bỏ hồ sơ vụ việc.

(Kết thúc điệp vụ)
-------------------------

CÁC TƯ LIỆU, HỒ SƠ THAM KHẢO

1- Đồng chí Hồ Chí Minh, E. Cô-bê-lép, NXB Tiến Bộ, Moscow, 1985
2- Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (1931-1933), Bảo tàng HCM, NXB Chính trị Quốc gia, 2004
3- Nghiên cứu, xác minh tư liệu và địa chỉ Chủ tịch HCM đã sống và hoạt động ở nước ngoài từ 1911 đến 1941, Bảo tàng HCM, NXB Chính trị Quốc gia, 2011
4- Hoạt động quốc tế của Nguyễn Ái Quốc (1911-1941), TS. Trần Nam Tiến, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2011
5- Nguyễn Ái Quốc những năm tháng ở nước ngoài, Đặng Hòa, NXB CAND, 2005
6- Con đường cứu nước HCM, TS. Phạm Ngọc Trâm, NXB Tổng hợp Tp. HCM, 2011
7- Đường về Tổ quốc (Giai đoạn 1930-1941), Đỗ Hoàng Linh, NXB Hồng Bàng, 2013
8- Theo dấu chân người, Trần Thị Ngân, NXB Mỹ thuật, 2013
9- Hành trình Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tập 1,2, Trần Thị Ngân, NXB Mỹ Thuật, 2014
10- Bác Hồ ở Quảng Tây, Nguyễn Duy Thích, NXB CAND, 2007
11- Vừa đi đường, vừa kể chuyện, T. Lan, NXB Chính trị Quốc gia, 2015
12- Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch HCM, Bảo tàng HCM, NXB Chính trị Quốc gia, 2015
13- Bác Hồ viết di chúc, Thế Kỷ, NXB Thuận Hóa, 2005
14- "Ban thẩm tra vụ việc Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản", Bá Ngọc, Tạp chí Xưa và Nay số 438, tháng 10/2013
15- "Ba lần Bác cười trước lúc đi xa", báo Quân Đội Nhân Dân.
16- "Các thầy thuốc Trung Quốc bên cạnh Bác vào những năm tháng cuối đời", Vietnamese.cri.cn

3 nhận xét :

  1. Nghe nói, ông Lê Duẩn thay mặt bộ chính trị xin ý kiến Chủ tịch HCM về việc xây lăng ướp xác và được chuẩn y.

    Trả lờiXóa
  2. Rất hoan nghênh tác giả đã dùng toàn tài liệu của Đảng -có độ tin cậy cao- để rút ra những kết luận rất sâu sắc . Có tinh thần học giả của 1 trí thức xã hội chủ nghĩa thực thụ .

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ đối với nước mình thì mấy đám tang đó nhiều ít cũng vô nghĩa. Quan trọng nhứt là sau những đám tang ấy đã để lại một nước Việt Nam như thế nào bây giờ?

    Trả lờiXóa