LS Lê Ngọc Luân:
TÔI CHÍNH THỨC GỬI THƯ CHO QUỐC HỘI
Hi vọng, lá thư này được Vị Đại biểu Quốc hội đáng kính mà tôi gửi gắm sẽ đọc tại phiên họp tới đây.
[Ngày 30 tháng 05 năm 2017
LÁ THƯ KHẨN THIẾT CỦA MỘT CÔNG DÂN
Kính gửi: QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thưa Quốc hội,
Tôi tên Lê Ngọc Luân, công dân của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hiện đang sống và hành nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng lá thư này, kính gửi đến Quốc hội chính kiến của mình liên quan đến Dự thảo sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 (“Dự thảo BLHS”): “Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Để tránh mất thời gian của Quốc hội, tôi trình bày hai (02) vấn đề: i) Giá trị pháp lý và, ii) Hậu quả thực tiễn gây ra. Qua đó, với lòng khẩn thiết và mong muốn Quốc hội xem xét kỹ trước khi đi đến quyết định giữ hay bỏ quy định trên.
* VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ
1) Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định rõ Nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Vì vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không có thẩm quyền khẳng định “ai đó có phạm tội hay không” khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án.
2) Điều 3 Luật Luật sư minh thị chức năng xã hội của luật sư như sau: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”.
3) Quyền được bào chữa là quyền con người, nếu luật sư tố cáo thân chủ, có thể dẫn đến việc, người bị tố cáo không được hưởng đặc quyền đó. Đây là lý do vì sao luật pháp Việt Nam minh thị: “Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
4) Dự thảo BLHS khó có thể được thực hiện bởi, một cá nhân (luật sư) không thể khẳng định chắc chắn ai đó có phạm tội, một số vụ án, cần phải xét ở nhiều khía cạnh từ pháp lý đến thực tiễn mới có thể đi đến kết luận được, nên Pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh có hành vi phạm tội hay không thuộc Cơ quan Điều tra vì, họ có đầy đủ chức năng, phương tiện để điều tra và đi đến kết luận cuối cùng. Không dừng lại, với mục đích bảo đảm công lý, tránh gây oan sai, luật pháp còn quy định thêm chức năng công tố của Viện Kiểm sát và thiên chức gỡ tội của luật sư. Trên cơ sở đó, tòa án là cơ quan cuối cùng ra quyết định bằng một bản án.
Luật sư, người không có đầy đủ thẩm quyền, phương tiện xác định ngay người nào đó phạm tội để tố giác. Một giả thiết: “Quá trình bào chữa, luật sư “thấy rõ”, và tất cả mọi người khi thấy đều cho rằng người đó có tội” nhưng sau đó, hành vi kia không phạm tội vì thời điểm thực hiện, họ mắc một chứng bệnh được loại trừ trách nhiệm dẫn đến hậu quả pháp lý luật sư gánh chịu hành vi “vu khống”.
5) Dự thảo BLHS đã có điều luật riêng quy định về tội “không tố giác tội phạm”, khi không hành nghề, luật sư phải thực hiện trách nhiệm công dân là “tố giác tội phạm” nên quy định của dự thảo là thừa, không cần thiết.
6) Ngoài ra, dự thảo có dấu hiệu mâu thuẫn với các điều luật khác như: 10, 47, 49, 58, 72…Bộ Luật TTHS và vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ năm 1966 mà Việt Nam là Quốc gia thành viên.
7) Vi phạm điều cấm của Luật luật sư: “Tiết lộ thông tin…khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề” (Khoản 1, Điều 9), vi phạm nguyên tắc đạo đức tiết lộ “Bí mật thông tin” (Điều 25).
8) Cuối cùng, thông lệ nghề Luật sư Quốc tế được quy định năm 1990 tại Thủ đô Havana, Cu ba đã minh thị nguyên tắc đảm bảo luật sư quyền được hành nghề luật sư, minh chứng qua một số nguyên tắc cơ bản: i) Có khả năng thực hiện tất cả các chức năng chuyên môn mà không bị đe dọa, cản trở, quấy rầy hoặc can thiệp trái phép; ii) Không bị truy tố, hoặc bị đe dọa truy tố hay chịu bất kỳ chế tài hành chính, kinh tế hoặc chế tài khác về bất cứ hành động nào được thực hiện phù hợp với những nhiệm vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận; iii) Khi an ninh của luật sư bị đe dọa do thực hiện các chức năng của họ, họ phải được các cơ quan chức năng bảo vệ một cách đầy đủ; iv) Không được đánh đồng luật sư với khách hàng của họ hay những công việc của khách hàng do thực hiện các chức năng của luật sư.
Nếu “Luật sư phải đi tố giác thân chủ” sẽ là một câu hỏi nghi ngại của các tổ chức hành nghề luật sư trên thế giới đặt ra cho “Nghề Luật sư Việt Nam”.
* VỀ HẬU QUẢ THỰC TIỄN
Ở phần trên, tôi đã nêu ra một vài điểm pháp lý “bất nhất” và nếu Dự thảo BLHS được thông qua, có thể dẫn đến (các) hệ quả:
1) Doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không dám thuê luật sư, do lo sợ và nghi ngờ luật sư sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh (đây là yếu tố sống còn) và, có thể, họ sẽ đối diện với hệ quả pháp lý do chính luật sư của mình gây ra, dẫn đến tác hại cho nền kinh tế Đất nước chúng ta.
2) Nguy cơ oan sai xảy ra cho người dân rất nhiều vì, một số trường hợp bị can/bị cáo sẽ không có luật sư và, họ phải cô đơn, tự mình lập luận trước cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng bởi, thực tế những vụ án có dấu hiệu oan sai (theo nhận định chủ quan của luật sư) nhưng sau đó toà án kết tội, ngoài thân chủ bị án tù, luật sư cũng không ngoại lệ do quá trình bào chữa, luật sư biết các thông tin, tình tiết vụ án nhưng không tố cáo thân chủ của mình.
So với yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người và lợi ích của công dân thì việc phòng chống oan, sai còn hạn chế, bất cập. Quy định của dự thảo sẽ triệt tiêu chức năng xã hội của luật sư.
Ví dụ: Những vụ án oan sai được phát hiện gần đây như: Ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…cho thấy, hồ sơ vụ án “đều khớp rõ ràng”, thể hiện sự “phạm tội” nhưng sự thật thì ngược lại.
3) Bất kỳ ai cũng có thể vướng vòng pháp lý, từ thân chủ, nhà báo, người dân...vì quá trình bào chữa, để thực hiện quyền của mình, luật sư có thể tiết lộ thông tin, tình tiết vụ án nhưng cuối cùng toà kết tội nhưng những người đó biết, lại không tố giác.
4) CQĐT có thể triệu tập luật sư bất cứ khi nào trong quá trình điều tra với lý do bị can/bị cáo “có dấu hiệu phạm tội” nên triệu tập để xác minh "thân chủ có tiết lộ tình tiết cho luật sư không” và, luật sư, với vai trò người bào chữa, nay trở thành một “mắt xích” để CQĐT khai thác tình tiết chống lại thân chủ của mình.
5) Giá trị đạo đức, trật tự xã hội có thể sẽ bị đảo lộn bởi, luật sư là người được thân chủ “gửi niềm tin về số phận pháp lý” nay, bị “phản ngược”, đấy là điều “đau đớn” nhất của người hành nghề luật sư.
6) Có thể, sự thoả hiệp về sự vi phạm pháp luật được hiện hữu trên thực tế do, người dân ít nhiều không còn tin nên không thuê luật sư bởi, họ đặt nghi vấn “nhờ luật sư làm gì, tốt nhất nên nhận tội” hoặc "thoả hiệp" để được giảm nhẹ thay vì chứng minh sự oan sai, nếu có.
Để kết thúc lá thư của mình, tôi viện dẫn chia sẻ của một em sinh viên đang học luật và khao khát trở thành luật sư với tôi rằng: “Thưa Luật sư Lê Ngọc Luân, em yêu nghề luật sư và mong muốn được làm luật sư nhưng nếu quy định luật sư phải đi “tố cáo thân chủ” thì đó là sự phản bội và, chắc chắn khi ra trường em sẽ không làm luật sư”.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc các Đại biểu Quốc hội mạnh khỏe để thực hiện sự mệnh mà nhân dân giao phó.
Công dân Lê Ngọc Luân
P/s: Chiều nay, lá thư đã chuyển cấp tốc đến Quốc hội.
TÔI CHÍNH THỨC GỬI THƯ CHO QUỐC HỘI
Hi vọng, lá thư này được Vị Đại biểu Quốc hội đáng kính mà tôi gửi gắm sẽ đọc tại phiên họp tới đây.
[Ngày 30 tháng 05 năm 2017
LÁ THƯ KHẨN THIẾT CỦA MỘT CÔNG DÂN
Kính gửi: QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thưa Quốc hội,
Tôi tên Lê Ngọc Luân, công dân của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, hiện đang sống và hành nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh, bằng lá thư này, kính gửi đến Quốc hội chính kiến của mình liên quan đến Dự thảo sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 (“Dự thảo BLHS”): “Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Để tránh mất thời gian của Quốc hội, tôi trình bày hai (02) vấn đề: i) Giá trị pháp lý và, ii) Hậu quả thực tiễn gây ra. Qua đó, với lòng khẩn thiết và mong muốn Quốc hội xem xét kỹ trước khi đi đến quyết định giữ hay bỏ quy định trên.
* VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ
1) Khoản 1, Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định rõ Nguyên tắc suy đoán vô tội như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Vì vậy, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng không có thẩm quyền khẳng định “ai đó có phạm tội hay không” khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực của tòa án.
2) Điều 3 Luật Luật sư minh thị chức năng xã hội của luật sư như sau: “Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng văn minh”.
3) Quyền được bào chữa là quyền con người, nếu luật sư tố cáo thân chủ, có thể dẫn đến việc, người bị tố cáo không được hưởng đặc quyền đó. Đây là lý do vì sao luật pháp Việt Nam minh thị: “Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội”.
4) Dự thảo BLHS khó có thể được thực hiện bởi, một cá nhân (luật sư) không thể khẳng định chắc chắn ai đó có phạm tội, một số vụ án, cần phải xét ở nhiều khía cạnh từ pháp lý đến thực tiễn mới có thể đi đến kết luận được, nên Pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh có hành vi phạm tội hay không thuộc Cơ quan Điều tra vì, họ có đầy đủ chức năng, phương tiện để điều tra và đi đến kết luận cuối cùng. Không dừng lại, với mục đích bảo đảm công lý, tránh gây oan sai, luật pháp còn quy định thêm chức năng công tố của Viện Kiểm sát và thiên chức gỡ tội của luật sư. Trên cơ sở đó, tòa án là cơ quan cuối cùng ra quyết định bằng một bản án.
Luật sư, người không có đầy đủ thẩm quyền, phương tiện xác định ngay người nào đó phạm tội để tố giác. Một giả thiết: “Quá trình bào chữa, luật sư “thấy rõ”, và tất cả mọi người khi thấy đều cho rằng người đó có tội” nhưng sau đó, hành vi kia không phạm tội vì thời điểm thực hiện, họ mắc một chứng bệnh được loại trừ trách nhiệm dẫn đến hậu quả pháp lý luật sư gánh chịu hành vi “vu khống”.
5) Dự thảo BLHS đã có điều luật riêng quy định về tội “không tố giác tội phạm”, khi không hành nghề, luật sư phải thực hiện trách nhiệm công dân là “tố giác tội phạm” nên quy định của dự thảo là thừa, không cần thiết.
6) Ngoài ra, dự thảo có dấu hiệu mâu thuẫn với các điều luật khác như: 10, 47, 49, 58, 72…Bộ Luật TTHS và vi phạm Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của LHQ năm 1966 mà Việt Nam là Quốc gia thành viên.
7) Vi phạm điều cấm của Luật luật sư: “Tiết lộ thông tin…khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề” (Khoản 1, Điều 9), vi phạm nguyên tắc đạo đức tiết lộ “Bí mật thông tin” (Điều 25).
8) Cuối cùng, thông lệ nghề Luật sư Quốc tế được quy định năm 1990 tại Thủ đô Havana, Cu ba đã minh thị nguyên tắc đảm bảo luật sư quyền được hành nghề luật sư, minh chứng qua một số nguyên tắc cơ bản: i) Có khả năng thực hiện tất cả các chức năng chuyên môn mà không bị đe dọa, cản trở, quấy rầy hoặc can thiệp trái phép; ii) Không bị truy tố, hoặc bị đe dọa truy tố hay chịu bất kỳ chế tài hành chính, kinh tế hoặc chế tài khác về bất cứ hành động nào được thực hiện phù hợp với những nhiệm vụ, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp đã được công nhận; iii) Khi an ninh của luật sư bị đe dọa do thực hiện các chức năng của họ, họ phải được các cơ quan chức năng bảo vệ một cách đầy đủ; iv) Không được đánh đồng luật sư với khách hàng của họ hay những công việc của khách hàng do thực hiện các chức năng của luật sư.
Nếu “Luật sư phải đi tố giác thân chủ” sẽ là một câu hỏi nghi ngại của các tổ chức hành nghề luật sư trên thế giới đặt ra cho “Nghề Luật sư Việt Nam”.
* VỀ HẬU QUẢ THỰC TIỄN
Ở phần trên, tôi đã nêu ra một vài điểm pháp lý “bất nhất” và nếu Dự thảo BLHS được thông qua, có thể dẫn đến (các) hệ quả:
1) Doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam không dám thuê luật sư, do lo sợ và nghi ngờ luật sư sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh (đây là yếu tố sống còn) và, có thể, họ sẽ đối diện với hệ quả pháp lý do chính luật sư của mình gây ra, dẫn đến tác hại cho nền kinh tế Đất nước chúng ta.
2) Nguy cơ oan sai xảy ra cho người dân rất nhiều vì, một số trường hợp bị can/bị cáo sẽ không có luật sư và, họ phải cô đơn, tự mình lập luận trước cáo buộc của cơ quan tiến hành tố tụng bởi, thực tế những vụ án có dấu hiệu oan sai (theo nhận định chủ quan của luật sư) nhưng sau đó toà án kết tội, ngoài thân chủ bị án tù, luật sư cũng không ngoại lệ do quá trình bào chữa, luật sư biết các thông tin, tình tiết vụ án nhưng không tố cáo thân chủ của mình.
So với yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền con người và lợi ích của công dân thì việc phòng chống oan, sai còn hạn chế, bất cập. Quy định của dự thảo sẽ triệt tiêu chức năng xã hội của luật sư.
Ví dụ: Những vụ án oan sai được phát hiện gần đây như: Ông Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn…cho thấy, hồ sơ vụ án “đều khớp rõ ràng”, thể hiện sự “phạm tội” nhưng sự thật thì ngược lại.
3) Bất kỳ ai cũng có thể vướng vòng pháp lý, từ thân chủ, nhà báo, người dân...vì quá trình bào chữa, để thực hiện quyền của mình, luật sư có thể tiết lộ thông tin, tình tiết vụ án nhưng cuối cùng toà kết tội nhưng những người đó biết, lại không tố giác.
4) CQĐT có thể triệu tập luật sư bất cứ khi nào trong quá trình điều tra với lý do bị can/bị cáo “có dấu hiệu phạm tội” nên triệu tập để xác minh "thân chủ có tiết lộ tình tiết cho luật sư không” và, luật sư, với vai trò người bào chữa, nay trở thành một “mắt xích” để CQĐT khai thác tình tiết chống lại thân chủ của mình.
5) Giá trị đạo đức, trật tự xã hội có thể sẽ bị đảo lộn bởi, luật sư là người được thân chủ “gửi niềm tin về số phận pháp lý” nay, bị “phản ngược”, đấy là điều “đau đớn” nhất của người hành nghề luật sư.
6) Có thể, sự thoả hiệp về sự vi phạm pháp luật được hiện hữu trên thực tế do, người dân ít nhiều không còn tin nên không thuê luật sư bởi, họ đặt nghi vấn “nhờ luật sư làm gì, tốt nhất nên nhận tội” hoặc "thoả hiệp" để được giảm nhẹ thay vì chứng minh sự oan sai, nếu có.
Để kết thúc lá thư của mình, tôi viện dẫn chia sẻ của một em sinh viên đang học luật và khao khát trở thành luật sư với tôi rằng: “Thưa Luật sư Lê Ngọc Luân, em yêu nghề luật sư và mong muốn được làm luật sư nhưng nếu quy định luật sư phải đi “tố cáo thân chủ” thì đó là sự phản bội và, chắc chắn khi ra trường em sẽ không làm luật sư”.
Trân trọng cảm ơn và kính chúc các Đại biểu Quốc hội mạnh khỏe để thực hiện sự mệnh mà nhân dân giao phó.
Công dân Lê Ngọc Luân
P/s: Chiều nay, lá thư đã chuyển cấp tốc đến Quốc hội.
Hi vọng và hi vọng...
BẤT KIÊM NHIỆM
Trả lờiXóaLuật sư mà vừa bào chữa vừa tố giác thân chủ thì giống như kế toán trưởng kiêm thủ quỹ, chủ tịch công đoàn kiêm chủ tịch công ty...
Lợi bất cập hại. Loạn!
Luật sư Lê Luân ơi, anh lại tốn tờ giấy rồi!
Trả lờiXóaViệc buộc luật sư phải tố giác thân chủ là xảo thuật nhằm làm giảm nhẹ vai trò của luật sư trong hệ thống tư pháp mà cụ thể là trong các phiên xét xử tại tòa. Đây là phương cách "quản lý" và điều khiển luật sư theo ý đảng và nhà nước. Người ta cố tình đẩy mạnh phong trào tố giác, trước là luật sư, sau đó là nhân rộng trong đời sống xã hội.
Trả lờiXóaQuanh đi quẩn lại thì chỉ có một phương cách quản lý xã hội là đấu tố mà thôi!
Có nên xem đấy là tính ưu việt của luật pháp nước CHXHCNVN không nhỉ?
Trả lờiXóaQH đã chơi thì chơi cho tới! Luật giáo dục bổ sung: học sinh phải tố cáo cha mẹ và người thân cho giáo viên, giáo viên phải tố cáo nhau lên hiệu trưởng, rồi hiệu trưởng...cứ như đèn cù, rút cục báo cáo qua thiên triều đèn giời soi xét! Luật nào cũng bổ sung điều khoản này là thiên hạ thái bình!
Trả lờiXóaĐịt mẹ "Cuốc hội" anh Luân ạ
Trả lờiXóaNếu có qui định luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu "biết" có tội "gì đó" thì chắc cũng phải có qui định tương tự cho ngành y: Nếu bác sĩ "biết" không thể cứu sống bệnh nhân thì phải cho họ chết càng sớm càng tốt, phải không?
Trả lờiXóaChia xẻ với Luật Sư Lê Luân và nhưng ai quan tâm:
Trả lờiXóahttps://kimdunghn.wordpress.com/2017/06/01/chuyen-luat-su-loseby-khong-to-cao-than-chu-va-chuyen-to-giac-than-chu/#more-35138