Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

BỌN BẮC KINH LẠI RA LỆNH CẤM ĐÁNH BẮT CÁ TRÊN BIỂN ĐÔNG

Tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Xinhua. 
 
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông 

VNE
Thứ hai, 1/5/2017 | 19:03 GMT+7 
 
Trung Quốc ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá từ ngày 1/5 đến 16/8 ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần vịnh Bắc Bộ.

Hội nghề cá phản đối Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá ở biển Đông 
Việt Nam phản đối quy chế nghỉ đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hôm nay bắt đầu đơn phương thực thi lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, Xinhua đưa tin. Lệnh cấm kéo dài khoảng hơn ba tháng, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 16/8, trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực vịnh Bắc Bộ và bãi cạn Scarborough.

Lệnh cấm áp dụng với cả ngư dân Trung Quốc và ngư dân nước khác. Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường sử dụng tàu chấp pháp để "giám sát, tuần tra, bắt giữ và xử phạt các hành vi vi phạm". Đây là lệnh cấm dài nhất kể từ khi Trung Quốc thực thi lệnh này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế của Trung Quốc.

"Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", người phát ngôn Lê Hải Bình nói hồi cuối tháng 2, khi Trung Quốc thông báo kế hoạch đơn phương áp dụng lệnh cấm.

Hội nghề cá Việt Nam cũng kịch liệt phản đối hành động sai trái, ngang ngược, đơn phương và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quy chế trên. Quyết định của Trung Quốc càng khiến tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng, gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản của ngư dân Việt Nam.

Từ năm 1999, Trung Quốc hàng năm đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực.
Quốc Trung

4 nhận xét :

  1. Ta phải làm cho tàu nó nể thì các nước khác sẽ có thiện cảm với ta.
    Nay ta sợ tàu, cứ làm răm rắp theo nó thì các nước khác quan hệ thẳng với tàu và xem thường ta!

    Trả lờiXóa
  2. Bộ ngoại giao còn chẵng coi ra gì thì cái hội nghề cá là cái l.. gì mà bày đặt lên tiếng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nói thế không đúng. Tuy hội nghề cá chẳng là gì, nhưng cứ phải lên tiếng, vì đây là hội nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi cho ngư dân. Điều này sẽ có được sự cảm thông của dư luận quốc tế, bác ạ.
      Việc Tầu khựa ra lệnh cấm biển, tuy nó biết thừa là không cấm được (biển cả mênh mông thế, mỗi ngày riêng một xã vùng biển đã có cả trăm con tàu ra khơi, nó giỏi bắt được mấy chiếc?), nhưng chúng nó cứ tuyên bố cấm, để khẳng định chủ quyền của nó. Ta mà im lặng thì nghĩa là ta mặc nhiên thừa nhận là của nó, vì thế ta phải lên tiếng. Ngoài Bộ Ngoại giao, thì các tổ chức hội nghề nghiệp như Hội Nông dân, Hội nghề cá, Hội Luật gia nữa, cũng cần lên tiếng, chủ yếu để quốc tế biết. Theo công pháp quốc tế, khi anh tuyên bố cái gì đó là của anh, mà không được người khác công nhận, thì việc tuyên bố là vô nghĩa. Điều đó lý giải vì sao Tầu khựa sợ cái phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông hồi năm ngoái, mặc dù tuyên bố không thừa nhận phán quyết, nhưng vẫn rất sợ, nên tìm đủ mọi cách để phá phán quyết.

      Xóa
  3. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng Úc, thì "Điều tốt nhất Việt Nam có thể làm là gửi hồ sơ ra trọng tài quốc tế," như tòa án quốc tế tại The Hague, ông Thayer được Forbes dẫn lời.
    (Nguồn BBC, ASEAN họp về Biển Đông ‘bất lợi’ cho Việt Nam, 1/5/2017)

    Trả lờiXóa