Luân Lê
NHỮNG BƯỚC ĐI TÁO BẠO
Đến giờ cả Nga và Trung Quốc đều thấy e ngại Mỹ vì cái cách làm việc của bộ máy của Trump. Họ làm mà không thể đoán trước được đường đi nước bước của họ.
Ngay khi Tập Cận Bình đặt chân đến thủ phủ của Hoa Kỳ thì Mỹ đã nã tới 59 quả Tomahawk vào Syria để trừng trị nước này vì hành động dùng vũ khí hoá học để giết dân thường của chính quyền bạo tàn dưới thời tổng thống Bashar Al-Assad.
Đây vừa là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh về hành động quân sự "không báo trước" và nó như cái tát vào mặt Trung Quốc nhằm cảnh báo tới chính nước này nếu muốn khởi động một hành vi quân sự nào đó hoặc bất chấp luật pháp mà hành xử. Nó cũng là cú đấm bất ngờ đối với Nga khi Hoa Kỳ hành động một cách độc lập và đột ngột, gần như xoá bỏ đi vai trò của Nga trên mặt trận Syria trong vấn đề khủng hoảng và khủng bố ở Trung Đông.
Hơn nữa, việc Trump sẵn sàng trừng trị bằng hành động quân sự đối với Syria cũng là đòn đánh để dằn mặt Triều Tiên về cùng một vấn đề mà Liên Hiệp quốc đã cấm, đó là vũ khí hạt nhân, và kèm theo cả việc trừng phạt đối với hành vi độc tài man rợ xâm hại nghiêm trọng nhân quyền đối với người dân của đất nước bị cô lập này của tên lãnh đạo khát máu Kim Jong Un.
Việc Trump bắt tay Tập Cận Bình và dành một vài lời có cánh cho mối quan hệ Trung - Mỹ chỉ là con bài bề mặt và nhằm đánh lạc hướng Trung Quốc trước các hành động thực sự ẩn phía sau của Hoa Kỳ.
Tôn Tử đã nói trong binh pháp, quân sự là hành động nguỵ trá, và chiến tranh là công cụ của chính trị, ngoại giao lại càng cần nghệ thuật. Nên việc họ tay bắt mặt mừng không có nghĩa khẳng định rằng mối quan hệ đó sẽ tốt đẹp hoặc được xác lập trên sự cam kết chắc chắn nào. Trump và chính quyền của Trump đang hành động khó đoán và vô cùng thực tế, dứt khoát. Thế nên cả Nga và Trung Quốc đều dè chừng và không biết sẽ ứng phó ra sao.
Riêng về việc Philippines nói rằng "Trung Quốc quá mạnh ở biển Đông" và "Chúng tôi không thể ngăn được Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự hay bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng biển đã được phán quyết của PCA". Theo tôi đây là một tuyên bố nhằm dụ Bắc Kinh hành động "bất chấp luật pháp" để Mỹ và Liên Hiệp Quốc có cơ sở mà "ra đòn trừng phạt", nếu một khi nước này tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo và tự ý xác lập chủ quyền đối với đảo Scarborough của Philippines mà đã được phân định rõ theo phán quyết của Toà án quốc tế ở Hague, Hà Lan vào tháng 07/2016. Đây là một cách "dụ dỗ" hay "thúc đẩy hành vi trái pháp luật diễn ra" để nhằm có căn cứ rõ ràng cho một hành động trừng phạt của quốc tế dành cho quốc gia nào đi ngược lại phán quyết có hiệu lực của Toà án quốc tế.
Hơn thế, đến Trung Quốc, Trump có rất nhiều con bài và cả nhiều thứ để đặt lên bàn cân mà mặc cả hay ra điều kiện với Trung Quốc. Riêng ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng không có cơ sở hợp pháp để tiếp tục bành trướng. Trong khi đó, Trump có trong tay Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương và cả Triều Tiên, để đưa ra yêu cầu đối với nước này ngay tại Bắc Kinh trong thời gian tới.
Những lời nói ngoại giao chỉ là nghệ thuật, nó là thứ bề mặt để che đậy những toan tính thật sự đằng sau của mỗi quốc gia, thậm chí những gì nói ra lại là thứ ngược lại với những kế hoạch mà họ đã dự tính và đang dần từng bước thực hiện. Giống như tay họ Tập này đến Việt Nam thì rất hoà nhã và dĩ hoà vi quý, nhưng ra khỏi lãnh thổ chúng ta thì hắn lập tức trở mặt tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa là của chúng và đường lưỡi bò (9 đoạn) là có giá trị trong tranh chấp với Việt Nam!
Chúng ta cũng thấy được rằng, trong thời gian gần đây, Trump gần như không còn Tweet hay đăng lên facebook những phát ngôn giật gân, nóng nảy và trực ngôn nữa. Ông ta đã dần trầm lắng và hành động âm thầm cùng với các cố vấn và bộ máy mà theo như nhận định, là bộ máy mạnh nhất kể từ thời của vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln.
Bàn cờ thế giới dần sẽ được sắp xếp lại theo một trật tự mới, nhưng vẫn với vị trí cũ, là Mỹ là cường quốc đứng đầu và định hình thế giới bằng những hành động mạnh mẽ. Trump đã giải quyết vấn đề việc làm cho chính nước Mỹ. Đã thu hút đầu tư và giảm nợ công của Mỹ xuống hàng ngàn tỷ đô chỉ trong vài tháng nắm quyền. Luật Magnitsky cũng đã có hiệu lực và lập tức được thực thi bằng một danh sách (đen) những cái tên đã có những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở các quốc gia (độc tài, toàn trị) khác trên toàn thế giới.
EU và châu Âu, đều ủng hộ những hành động của Trump, của chính quyền mới của Đảng Cộng hoà. Họ không phàn nàn mặc dù chính các nước này đã phải đau đầu với những dự tính, chính sách mang tính mặc cả tiền bạc rất thực dụng từ Trump.
Trước một tên côn đồ, đương nhiên Mỹ sẽ phải mạnh mẽ, nhưng khác ở chỗ, Mỹ sẽ dùng luật pháp để chơi lại những tên ngông cuồng và bành trướng bất chấp luật pháp. Và hơn thế, thế giới cũng sẽ không bao giờ có thể được và bị dẫn dắt bởi một quốc gia, dù có to về diện tích hay nhiều về dân số, nhưng lại chưa bao giờ trở thành biểu tượng của trí tuệ, giá trị nhân văn và thượng tôn luật pháp của nhân loại như Trung Quốc hoặc Nga.
Vì một đất nước dung túng cho một chính quyền độc tài, toàn trị và dã man thì không bao giờ có thể có sự đồng thuận hoặc tôn trọng của thế giới văn minh.
Thế giới, vì thế vẫn cứ vận hành và rồi sẽ lại được định hình theo cái cách người Mỹ tính toán và đang từng bước thực thi nó.
NHỮNG BƯỚC ĐI TÁO BẠO
Đến giờ cả Nga và Trung Quốc đều thấy e ngại Mỹ vì cái cách làm việc của bộ máy của Trump. Họ làm mà không thể đoán trước được đường đi nước bước của họ.
Ngay khi Tập Cận Bình đặt chân đến thủ phủ của Hoa Kỳ thì Mỹ đã nã tới 59 quả Tomahawk vào Syria để trừng trị nước này vì hành động dùng vũ khí hoá học để giết dân thường của chính quyền bạo tàn dưới thời tổng thống Bashar Al-Assad.
Đây vừa là một thông điệp gửi tới Bắc Kinh về hành động quân sự "không báo trước" và nó như cái tát vào mặt Trung Quốc nhằm cảnh báo tới chính nước này nếu muốn khởi động một hành vi quân sự nào đó hoặc bất chấp luật pháp mà hành xử. Nó cũng là cú đấm bất ngờ đối với Nga khi Hoa Kỳ hành động một cách độc lập và đột ngột, gần như xoá bỏ đi vai trò của Nga trên mặt trận Syria trong vấn đề khủng hoảng và khủng bố ở Trung Đông.
Hơn nữa, việc Trump sẵn sàng trừng trị bằng hành động quân sự đối với Syria cũng là đòn đánh để dằn mặt Triều Tiên về cùng một vấn đề mà Liên Hiệp quốc đã cấm, đó là vũ khí hạt nhân, và kèm theo cả việc trừng phạt đối với hành vi độc tài man rợ xâm hại nghiêm trọng nhân quyền đối với người dân của đất nước bị cô lập này của tên lãnh đạo khát máu Kim Jong Un.
Việc Trump bắt tay Tập Cận Bình và dành một vài lời có cánh cho mối quan hệ Trung - Mỹ chỉ là con bài bề mặt và nhằm đánh lạc hướng Trung Quốc trước các hành động thực sự ẩn phía sau của Hoa Kỳ.
Tôn Tử đã nói trong binh pháp, quân sự là hành động nguỵ trá, và chiến tranh là công cụ của chính trị, ngoại giao lại càng cần nghệ thuật. Nên việc họ tay bắt mặt mừng không có nghĩa khẳng định rằng mối quan hệ đó sẽ tốt đẹp hoặc được xác lập trên sự cam kết chắc chắn nào. Trump và chính quyền của Trump đang hành động khó đoán và vô cùng thực tế, dứt khoát. Thế nên cả Nga và Trung Quốc đều dè chừng và không biết sẽ ứng phó ra sao.
Riêng về việc Philippines nói rằng "Trung Quốc quá mạnh ở biển Đông" và "Chúng tôi không thể ngăn được Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự hay bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng biển đã được phán quyết của PCA". Theo tôi đây là một tuyên bố nhằm dụ Bắc Kinh hành động "bất chấp luật pháp" để Mỹ và Liên Hiệp Quốc có cơ sở mà "ra đòn trừng phạt", nếu một khi nước này tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo và tự ý xác lập chủ quyền đối với đảo Scarborough của Philippines mà đã được phân định rõ theo phán quyết của Toà án quốc tế ở Hague, Hà Lan vào tháng 07/2016. Đây là một cách "dụ dỗ" hay "thúc đẩy hành vi trái pháp luật diễn ra" để nhằm có căn cứ rõ ràng cho một hành động trừng phạt của quốc tế dành cho quốc gia nào đi ngược lại phán quyết có hiệu lực của Toà án quốc tế.
Hơn thế, đến Trung Quốc, Trump có rất nhiều con bài và cả nhiều thứ để đặt lên bàn cân mà mặc cả hay ra điều kiện với Trung Quốc. Riêng ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng không có cơ sở hợp pháp để tiếp tục bành trướng. Trong khi đó, Trump có trong tay Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương và cả Triều Tiên, để đưa ra yêu cầu đối với nước này ngay tại Bắc Kinh trong thời gian tới.
Những lời nói ngoại giao chỉ là nghệ thuật, nó là thứ bề mặt để che đậy những toan tính thật sự đằng sau của mỗi quốc gia, thậm chí những gì nói ra lại là thứ ngược lại với những kế hoạch mà họ đã dự tính và đang dần từng bước thực hiện. Giống như tay họ Tập này đến Việt Nam thì rất hoà nhã và dĩ hoà vi quý, nhưng ra khỏi lãnh thổ chúng ta thì hắn lập tức trở mặt tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa là của chúng và đường lưỡi bò (9 đoạn) là có giá trị trong tranh chấp với Việt Nam!
Chúng ta cũng thấy được rằng, trong thời gian gần đây, Trump gần như không còn Tweet hay đăng lên facebook những phát ngôn giật gân, nóng nảy và trực ngôn nữa. Ông ta đã dần trầm lắng và hành động âm thầm cùng với các cố vấn và bộ máy mà theo như nhận định, là bộ máy mạnh nhất kể từ thời của vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, Abraham Lincoln.
Bàn cờ thế giới dần sẽ được sắp xếp lại theo một trật tự mới, nhưng vẫn với vị trí cũ, là Mỹ là cường quốc đứng đầu và định hình thế giới bằng những hành động mạnh mẽ. Trump đã giải quyết vấn đề việc làm cho chính nước Mỹ. Đã thu hút đầu tư và giảm nợ công của Mỹ xuống hàng ngàn tỷ đô chỉ trong vài tháng nắm quyền. Luật Magnitsky cũng đã có hiệu lực và lập tức được thực thi bằng một danh sách (đen) những cái tên đã có những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở các quốc gia (độc tài, toàn trị) khác trên toàn thế giới.
EU và châu Âu, đều ủng hộ những hành động của Trump, của chính quyền mới của Đảng Cộng hoà. Họ không phàn nàn mặc dù chính các nước này đã phải đau đầu với những dự tính, chính sách mang tính mặc cả tiền bạc rất thực dụng từ Trump.
Trước một tên côn đồ, đương nhiên Mỹ sẽ phải mạnh mẽ, nhưng khác ở chỗ, Mỹ sẽ dùng luật pháp để chơi lại những tên ngông cuồng và bành trướng bất chấp luật pháp. Và hơn thế, thế giới cũng sẽ không bao giờ có thể được và bị dẫn dắt bởi một quốc gia, dù có to về diện tích hay nhiều về dân số, nhưng lại chưa bao giờ trở thành biểu tượng của trí tuệ, giá trị nhân văn và thượng tôn luật pháp của nhân loại như Trung Quốc hoặc Nga.
Vì một đất nước dung túng cho một chính quyền độc tài, toàn trị và dã man thì không bao giờ có thể có sự đồng thuận hoặc tôn trọng của thế giới văn minh.
Thế giới, vì thế vẫn cứ vận hành và rồi sẽ lại được định hình theo cái cách người Mỹ tính toán và đang từng bước thực thi nó.
Đừng vội bình luận!Rất có thể vụ này là một chuyện dàn xếp để gỡ thế bí cho Trump sau gần 80 ngày nhậm chức gánh toàn
Trả lờiXóathat bại!Nhát là vụ lùm xùm dính líu giữa Trump và Putin...
Nếu không phaỉ dàn xếp,thì Asad đã cho Trump một cơ hôi bằng vàng!!!!wait and see!!!hí!hì!!!
Putin và Tập Cận Bình chỉ muốn chia phần lãnh đạo thế giới với Hoa Kỳ, tuy nhiên bản chất chính trị và sức mạnh quốc gia thực sự của hai nước này không cho phép hai kẻ độc tài toàn trị này thực hiện điều đó!
Trả lờiXóaTập Cận Bình có lợi thế hơn Putin - nhờ biết cách khai thác tối đa Chủ nghĩa Dân tộc Cực đoan Đại hán, nhưng chính điều đó sẽ là thanh gươm hai lưỡi cho ông ta!
Dưới sự lãnh đạo của TT Donan Trump ;CNCS chắc chắn bị tiêu diệt .
Trả lờiXóaTT Donan Trump quá giỏi trong ngoại giao là không để lộ ra mục đích thực sự của Mỹ. Theo tôi mục tiêu chính là Bắc TT. Vì Mỹ thừa biết Trung Quốc là kẻ nuôi dưỡng tiếp sức cho Bắc TT, hòng sử dụng Bắc TT như Bắc VN trước kia. Nay qua cam kết này với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ bị khóa tay, khóa chân. Bởi với tiềm lực của Mỹ thì Bắc TT năm trong lòng bàn tay. Mà một khi mất Bác TT thì Trung Quốc đã nằm trong rọ của Mỹ. Thế nên mới thấy TT Mỹ đón tiếp Tập nồng hậu như thế nào!
Trả lờiXóa