.
Đứng bờ vực phá sản,
gần 30 'nhà xe' vây kín Sở GTVT Hà Nội
TPO - Sáng 15/3, gần 30 doanh nghiệp kinh doanh vận
tải thuộc các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình… tiếp tục
lên Sở GTVT Hà Nội yêu cầu sớm có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nếu
không, các doanh nghiệp xin được phá sản.
Tại hội trường lớn Sở GTVT Hà Nội (quận Hà Đông), khoảng 100
người là chủ gần 30 doanh nghiệp kinh doanh vận tải mới được điều chuyển
về bến xe Nước Ngầm tiếp tục có mặt để phản đối việc điều chuyển luồng
tuyến. Các doanh nghiệp yêu cầu Sở GTVT sớm có giải pháp hỗ trợ doanh
nghiệp.
Ông Toàn, đại diện một doanh nghiệp tuyến Hà Nội – Nam Định cho biết, từ khi chuyển sang bến xe Nước Ngầm, xe cao điểm nhất cũng chỉ có 6, 7 khách. Trừ chi phí xăng dầu, cầu phà, lương lái xe, phụ xe… thì xe liên tục lỗ. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ càng lâm vào cảnh nợ nần.
Ông Toàn nêu: Mặc dù đã có nhiều buổi họp tháo gỡ nhưng đến nay không phát huy hiệu quả. “Xe dù, bến cóc” phát triển nhiều chưa từng thấy. Trong khi đó, các đợt ra quân của Thanh tra Sở GTVT đều nhờ nhờ, không mấy tác dụng. “Nếu kéo dài doanh nghiệp sẽ càng thua lỗ nặng, do đó chúng tôi muốn có quyết định của Sở GTVT. Nếu giữ nguyên quyết định, doanh nghiệp xin phá sản”, ông Toàn nói.
Còn bà Hải, chủ doanh nghiệp vận tải tỉnh Ninh Bình cho hay, từ sau lệnh điều chuyển gần 10 xe của đơn vị vẫn vào bến Mỹ Đình hoạt động chờ kết quả điều chỉnh của Bộ GTVT nhưng không có khách. "Nhiều chuyến xe cả hai chiều chỉ phục vụ 4-5 hành khách không đủ trả công tài xế nhưng vẫn phải xuất bến theo tuyến đăng ký. Không chỉ đơn vị tôi mà hầu hết các doanh nghiệp khác cũng phải bù lỗ hàng trăm triệu", bà nói.
Bà Nhung, một doanh nghiệp Nam Định khác cho biết thêm, trước đây Hà Nội kêu gọi chúng tôi đầu tư vào bến xe Mỹ Đình. Đến nay lại chuyển các doanh nghiệp đi theo quy hoạch mới. “Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp cả nước nói chung, có dám đầu tư để làm giàu cho quê hương, đất nước hay không?”, bà Nhung đặt câu hỏi.
Trưa cùng ngày, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị đã cử cán bộ lắng nghe tâm tư nguyện vọng để trả lời các doanh nghiệp vận tải.
Ông Toàn, đại diện một doanh nghiệp tuyến Hà Nội – Nam Định cho biết, từ khi chuyển sang bến xe Nước Ngầm, xe cao điểm nhất cũng chỉ có 6, 7 khách. Trừ chi phí xăng dầu, cầu phà, lương lái xe, phụ xe… thì xe liên tục lỗ. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, chúng tôi sẽ càng lâm vào cảnh nợ nần.
Ông Toàn nêu: Mặc dù đã có nhiều buổi họp tháo gỡ nhưng đến nay không phát huy hiệu quả. “Xe dù, bến cóc” phát triển nhiều chưa từng thấy. Trong khi đó, các đợt ra quân của Thanh tra Sở GTVT đều nhờ nhờ, không mấy tác dụng. “Nếu kéo dài doanh nghiệp sẽ càng thua lỗ nặng, do đó chúng tôi muốn có quyết định của Sở GTVT. Nếu giữ nguyên quyết định, doanh nghiệp xin phá sản”, ông Toàn nói.
Còn bà Hải, chủ doanh nghiệp vận tải tỉnh Ninh Bình cho hay, từ sau lệnh điều chuyển gần 10 xe của đơn vị vẫn vào bến Mỹ Đình hoạt động chờ kết quả điều chỉnh của Bộ GTVT nhưng không có khách. "Nhiều chuyến xe cả hai chiều chỉ phục vụ 4-5 hành khách không đủ trả công tài xế nhưng vẫn phải xuất bến theo tuyến đăng ký. Không chỉ đơn vị tôi mà hầu hết các doanh nghiệp khác cũng phải bù lỗ hàng trăm triệu", bà nói.
Bà Nhung, một doanh nghiệp Nam Định khác cho biết thêm, trước đây Hà Nội kêu gọi chúng tôi đầu tư vào bến xe Mỹ Đình. Đến nay lại chuyển các doanh nghiệp đi theo quy hoạch mới. “Điều này ảnh hưởng đến lòng tin của doanh nghiệp cả nước nói chung, có dám đầu tư để làm giàu cho quê hương, đất nước hay không?”, bà Nhung đặt câu hỏi.
Trưa cùng ngày, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị đã cử cán bộ lắng nghe tâm tư nguyện vọng để trả lời các doanh nghiệp vận tải.
Thế mà các nhà xe không thông báo để các người dân xung quanh đến hỗ trợ. Không thể để bọn chúng muốn làm gì thì làm bất chấp quyền lợ của những người khác.
Trả lờiXóaCó phải "Kinh tế thị trường định hứơng XHCN" là đây?!
Trả lờiXóa