Lựa chọn được 2 mẫu phác thảo
tượng đài Hùng Vương
Đảng CS VN
1:37 05/01/2017
UBND tỉnh Phú Thọ vừa thông báo kết quả chung kết của cuộc thi “Sáng tác phác thảo tượng đài Hùng Vương”.
Mẫu tượng đài Hùng Vương (HV - 01). Ảnh: BTC cuộc thi cung cấp
Theo đó, từ 21 phương án, tác phẩm gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi, sau 3 lần bỏ phiếu bầu chọn, Hội đồng nghệ thuật đã thống nhất xét ra 3 phương án, tác phẩm tiêu biểu được vào vòng 2.
Tỉnh Phú Thọ lựa chọn 2 mẫu tượng đài Hùng Vương được Hội đồng nghệ thuật cuộc thi lựa chọn. Đó là phương án HV-01 của Công ty TNHH xây dựng Mỹ thuật Hà Nội; phương án HV-03 của nhóm tác giả Phạm Xuân Khánh.
Các phương án, tác phẩm được chọn tiếp tục được trưng bày lấy ý kiến nhân dân và du khách trong vòng 30 ngày. Với 9.991 phiếu lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, Phương án HV-01 đạt 8.213 phiếu bình chọn (82,2%), Phương án HV-03 đạt 1.061 phiếu bình chọn (10,62%). Có 65 phiếu được phát ra lấy ý kiến BCH Đảng bộ và lãnh đạo các Sở, ban, ngành Phú Thọ thì HV-01 được 32 phiếu (49,23%), HV-03 được 28 phiếu (43,08%); có 9 trên 11 thành viên Hội đồng nghệ thuật tham gia bỏ phiếu bình chọn thì HV-01 được 9/9 phiếu (100%). Trong số 13 phiếu của Ban Thường vụ thì HV-01 được 7 phiếu (53,85%), HV-03 được 6 phiếu (46,15%).
Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, thành viên Hội đồng Nghệ thuật cho biết: Các mẫu phác thảo đều thể hiện được ý tưởng và tinh thần của nhân vật ở dáng đứng và đôi tay. Tuy nhiên, mẫu tượng HV 01 có ưu điểm nổi trội hơn hẳn nên đã nhận được sự đồng thuận tuyệt đối từ phía Hội đồng Nghệ thuật.
Mẫu tượng đài Hùng Vương (HV-03). Ảnh: BTC cuộc thi cung cấp
Ngày 5/1/2017, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cuộc thi phác thảo lấy mẫu Tượng đài Hùng Vương cho biết: Tuần tới, tỉnh Phú Thọ sẽ có buổi làm việc với Trung ương về việc thẩm định và đưa ra lựa chọn mẫu để triển khai thực hiện. Sau đó, tỉnh Phú Thọ sẽ tiến hành kêu gọi xã hội hóa để xây dựng tượng đài Hùng Vương.
Cuộc thi “Sáng tác phác thảo Tượng đài Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng” nhằm tuyển chọn phương án tối ưu nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu về thẩm mỹ, không gian, cảnh quan, kiến trúc quy hoạch, công năng sử dụng; thể hiện ý nghĩa tính chất của công trình xây dựng. Đồng thời góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
Ban Tổ chức yêu cầu, tượng đài Hùng Vương phải là hình ảnh được đúc kết một cách cô đọng nhất, phản ánh trí tuệ, nhân cách và ý chí kiên cường của tổ tiên trong thời kỳ dựng nước. Tượng phải thể hiện được sức mạnh tinh thần của nhân vật, đạt tới hình thái biểu tượng anh hùng dựng nước, người khai phá, đặt nền tảng và dựng xây đất nước. Đó là hình ảnh có tính đại diện, là ước vọng vươn lên hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, tượng đài Hùng Vương phải là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, là công trình có tính hình tượng đặc trưng được khắc họa một cách cô đọng trên những mảng, khối, chất liệu…, ẩn chứa tất cả công trình là tính giáo dục, văn hóa, lịch sử, chính trị và tính thẩm mỹ cao. Tượng Hùng Vương phải bề thế, hoành tráng, sừng sững trong không gian bao la của đất trời. Có hình khối chắc khỏe, phù hợp với không gian xung quanh, tạo được vẻ sống động, lột tả được thần thái, khí phách của nhân vật. Tượng phải gây được cảm xúc, tôn trọng tính xác thực về tỷ lệ cơ thể có liên quan đến nhân chủng học, tính xác thực về trang phục thông qua tư liệu khoa học, lịch sử./.
Cuộc thi “Sáng tác phác thảo Tượng đài Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử đền Hùng” nhằm tuyển chọn phương án tối ưu nhất, đáp ứng tối đa các yêu cầu về thẩm mỹ, không gian, cảnh quan, kiến trúc quy hoạch, công năng sử dụng; thể hiện ý nghĩa tính chất của công trình xây dựng. Đồng thời góp phần bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.
Ban Tổ chức yêu cầu, tượng đài Hùng Vương phải là hình ảnh được đúc kết một cách cô đọng nhất, phản ánh trí tuệ, nhân cách và ý chí kiên cường của tổ tiên trong thời kỳ dựng nước. Tượng phải thể hiện được sức mạnh tinh thần của nhân vật, đạt tới hình thái biểu tượng anh hùng dựng nước, người khai phá, đặt nền tảng và dựng xây đất nước. Đó là hình ảnh có tính đại diện, là ước vọng vươn lên hướng tới những giá trị nhân văn tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, tượng đài Hùng Vương phải là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, là công trình có tính hình tượng đặc trưng được khắc họa một cách cô đọng trên những mảng, khối, chất liệu…, ẩn chứa tất cả công trình là tính giáo dục, văn hóa, lịch sử, chính trị và tính thẩm mỹ cao. Tượng Hùng Vương phải bề thế, hoành tráng, sừng sững trong không gian bao la của đất trời. Có hình khối chắc khỏe, phù hợp với không gian xung quanh, tạo được vẻ sống động, lột tả được thần thái, khí phách của nhân vật. Tượng phải gây được cảm xúc, tôn trọng tính xác thực về tỷ lệ cơ thể có liên quan đến nhân chủng học, tính xác thực về trang phục thông qua tư liệu khoa học, lịch sử./.
V.Hà
---------------
Nguyễn Đình Hưng
"Đêm qua em mơ gặp bác Hùng" (title của Linh Kim Trung)
Mẫu tượng vua Hùng của nhóm tác giả Phạm Xuân Khánh (mã 03) đã cùng mẫu 01 lọt vào vòng hai cuộc thi "Sáng tác phác thảo tượng đài Hùng Vương" do UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức.
Ở vòng 2, kết quả bỏ phiếu cho mẫu tượng này như sau:
- Ban thường vụ: 6 phiếu (46,15%)
- BCH Đảng bộ và lãnh đạo các ngành của Phú Thọ: 28 phiếu (43,08%)
- Nhân dân: 1061 phiếu (10,62%)
- Hội đồng nghệ thuật: 0 phiếu.
Link tham khảo: http://dangcongsan.vn/…/lua-chon-duoc-2-mau-phac-thao-tuong…
Chung quy chỉ tại vua Hùng
Trả lờiXóaĐẻ ra một lũ vừa khùng vừa điên...
Ơ mà vua Hùng có thật đâu mà đẻ đái gì?
Thử hỏi trên thế giới có nước nào dựng tượng không có thật để thờ không?
Vua Hùng (?) chỉ có trong tâm thức mọi người dân, sao lại cụ thể hóa thành một bức tượng do trí tưởng tượng của một người? Vua Hùng của tôi chẳng giống bức tượng này. Cũng giống như tượng ông Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ, không giống tôi tưởng tượng.
Nên dẹp đi.
Có thật mà dựng lên người ta còn chẳng thờ. Hãy để người dân thờ ông trong tâm thức thì còn là mãi mãi. Vài bữa nữa lại có ông khác dựng lên một Ông Hùng khác, vậy có bao nhiêu vua Hùng đây?
Hãy thể huyền thoại mãi là huyền thoại. Hiện thực cái huyền thoại là điều tối kỵ.
Tôi đồng ý với MÕ
XóaMấy nghìn năm trước mà quần áo mũ mãng của vua đẹp và sang trọng quá ta ! Cánh phường tuồng bây chừ theo không kịp .
XóaCòm-mèn của Mõ rất chi là chí lý . Nhưng bây chừ người ta cần làm tượng vì có tượng là có Tiền và còn khối thứ ăn theo cái tượng này ( sân vườn , quảng trường ... ) cứ phải là vài nghìn tỷ mới đủ cho các quan yêu tượng .
Hội đồng Nghệ thuật đã kết luận, mẫu tượng không có tính nghệ thuật - nôm na là không đẹp, mà là xấu. Khách quan mà nói, trông mẫu model vua qúa giống bác lãnh tụ.
Trả lờiXóaCác lãnh đạo Phú Thọ chắc đang đau đầu, tìm "phương án" mới để tiêu tiền của dân.
Ai biết mặt mũi vua Hùng ngang dọc thế nào mà phê duyệt? Nếu phê đúng/sai là láo toét hết!
Trả lờiXóaCác bác nói Vua Hùng là truyền thuyết không ai biết mặt ngang mũi dọc ra sao thì làm tượng sao được? Các bác đã nhầm nhọt sang trồng trọt rồi nhé.
Trả lờiXóaCác nhà điêu khắc của chúng ta như Phạm Sinh (thầy giáo ĐH MTCN), Tạ Quang Bạo (Hội MTVN) bằng cách này hay cách khác đã từng thổ lộ "bí mật" trong sáng tác của mình với bạn bè trong giới rằng ngay từ giai đoạn đầu của phác thảo lên đất các ông đều được gặp các nhân vật lịch sử như Vua Hùng, Bác Hồ...trong các giấc mộng. Các cuộc mộng mỵ này theo các ông cho biết nó thường tái đi tái lại trong suốt giai đoạn sáng tác. Theo họ, nhân vật và tác giả gặp nhau rất sống động như "ngoài đời". Thậm chí Phạm Sinh còn cho rằng không một ai trong làng điêu khắc Việt có thể làm tượng mô tả chính xác đến từng sợi tóc, chính xác như một etude nghiên cứu giải phẫu tạo hình, chính xác như trường phái phục hưng TK16... như anh. Anh cho rằng có được một thiên nhãn như mình cũng là do những cuộc yết kiến "trong mộng"của anh với các nhân vật thông qua sự ưu ái, dẫn dắt của Tổ, của các đấng anh minh, không phải ai cũng được may mắn, diễm phúc ấy. Ngoài trời phú cho năng khiếu khác người, nó chỉ có thể được lý giải như câu chuyện một Thiên sứ đã giao cho ai đó (như) một Sứ mệnh Tái hiện lịch sử mà thôi. Nói tóm lại theo anh, anh được Tổ đãi.
Chung quy cũng chỉ vì TIỀN -Để cho một lũ vừa khùng ,vừa điên . Vẽ ra để chúng ăn tiền -Để cho dân chúng đảo điên tận cùng . M ẹ cha cái lũ khùng khùng .Hại dân-hại nước đến cùng -còn chi ???
Trả lờiXóaĐọc toàn thấy các bác chửi. Em có ý kiến khác các bác
Trả lờiXóaCó tượng, theo em là TỐT, vì có cái để thờ, có cái để chiêm bái. Các bác chửi, thế theo các bác thế nào là đúng, thế nào là đẹp? Không chỉ ra được vua Hùng thế nào, mà cứ chửi tràn, là em không đồng ý.
Nếu các bác thích chửi, thì các bác chửi luôn cái ĐỀN HÙNG đi, vì đền này cũng chỉ mới có thời nhà Nguyễn thôi, vua Thiệu Trị hay Tự Đức gì đó, lấy ngày 10-3 âm lịch để quy định làm ngày Giỗ Tổ. Đền này trước nguyên là ngôi đền nhỏ của làng, nhờ 1 chiếu chỉ của Vua mà thành đền của nước.
Bác nào thích chửi, thì về làng Á Lữ (Thuận Thành - Bắc Ninh), ở đấy có lăng Kinh Dương Vương, là ông vua Hùng. Cái Lăng này cũng đang được xây dựng hoành tráng từ một ngôi miếu nhỏ. Theo thần phả thì cái lăng này cũng mới lập lên từ thời Nguyễn. Thần phả do mấy ông nho sỹ địa phương viết nhăng nhít.
Tóm lại, theo em đừng có chửi, để yên người ta làm, còn có cái mà xem. Cứ chửi đổng, thì chả có cái gì cả.
Ai chửi đồng, chê bôi, thì các bác làm ơn cho biết thế nào mới đẹp. Hử? Chửi thì dễ, làm mới khó.