Cụ Nguyễn Khắc Mai, cùng các nhân sĩ kỷ niệm 110 năm ngày thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ảnh: Nguyễn Hữu Minh.
Kỷ niệm 110 năm phong trào yêu nước
Đông Kinh Nghĩa Thục
Hồ Anh Hải
21-2-2017
Ngày 11/2/2017, nhân dịp kỷ niệm 110 năm
ngày thành lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT), một số nhà trí thức
dẫn đầu là ông Nguyễn Khắc Mai Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa
minh triết đã đến dâng hương trước bàn thờ cụ Nguyễn Hữu Cầu tại nguyên
quán cụ.
Cử nhân Hán học Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946) là một trong số các nhà sáng lập Trường ĐKNT. Trường khai giảng tại Hà Nội vào tháng 3/1907. Đây là một hình mẫu trường học chưa từng có trong lịch sử nước ta: không thu học phí, bất cứ ai không phân biệt già trẻ gái trai đều có thể vào học; giấy bút, giáo trình học đều phát không cho học viên, ai nghèo quá được nhà trường nuôi ăn ở…. Các môn học gồm: chữ Quốc ngữ, chữ Nho, tiếng Pháp, thường thức về khoa học, kinh tế, tài chính, chính trị, quyền công dân, lối sống mới có đạo đức và vệ sinh v.v… là những điều xưa nay dân ta chưa hề nghe nói. Giáo trình do Ban Tu thư của nhà trường (mà cụ Cầu là một thành viên chủ yếu) biên soạn, in và phát hành trong cả nước, chủ yếu sử dụng các Tân thư của Trung Quốc, Nhật Bản và văn thơ của các chí sĩ cách mạng nước ta.
Ban Tu thư đã rất thành công trong việc chuyển sang chữ Quốc ngữ những từ ngữ Hán-Nhật do các nhà tư tưởng người Nhật sáng tạo để thể hiện những khái niệm mới của văn minh phương Tây. ĐKNT chú trọng giáo dục lòng yêu nước, đề cao tinh thần dân tộc, vạch tội ác của thực dân Pháp và truyền bá tư tưởng học thuật mới (tân học), lối sống mới tiếp thu từ văn minh phương Tây, đả phá nền học thuật Nho giáo lạc hậu cổ hủ (cựu học) và các hủ tục. Từ dăm chục học viên lúc đầu, trường nhanh chóng phát triển, lúc đông nhất có tới 8000 học viên.
Hoạt động của ĐKNT từ giảng dạy là chính đã dần dần trở thành một phong trào cách mạng lớn sôi sục khắp nước, nhằm tiến tới giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Chúng nhận định đây là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”, “xúi giục dân quê chống lại Chính phủ Pháp và giới quan lại”. Chính quyền thực dân đã thẳng tay bóp chết ĐKNT. Sau 9 tháng hoạt động, trường bị buộc đóng cửa, phần lớn các yếu nhân của trường bị bắt và kết án tù đày. Cụ Nguyễn Hữu Cầu bị đày ra Côn đảo.
Cụ Cử Cầu là một trong hai yếu nhân ĐKNT duy nhất còn sống cho tới ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước khi qua đời (13/7/1946), cụ Cầu căn dặn các con: “Anh nào làm được thì liệu ra mà gánh vác việc nước. Việc tang phải làm đơn giản, đem số tiền định dùng cho việc tang quyên góp vào Quỹ Quốc phòng”. Con trai cả và con trai thứ ba của cụ đều làm việc trong chính quyền mới. Con trai thứ hai là cư sĩ Phật giáo nổi tiếng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha được Chính phủ Cách mạng lâm thời mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội nhưng ông khước từ với lý do để tiếp tục làm Phật sự.
Sống trong chế độ mới không lâu nhưng với nhãn quan của một nhà chính trị từng trải, cụ Nguyễn Hữu Cầu nhanh chóng nhận thấy một trong những vấn đề tồn tại của chính quyền mới. Cụ nói: “Hiện nay chúng ta quá Tây, quá Tàu rồi, chúng ta là bọn giáo điều ba dọi, chúng ta là kẻ xã hội chủ nghĩa chuyên quyền: chúng ta cần phải là người Việt Nam… ” (*)
Lời cảnh tỉnh ấy dường như còn nguyên tính thời sự cho tới nay.
Ghi chú:
*Nguyên văn trích trong bài “Une grande figure de letter” của cụ Nguyễn Văn Tố Trưởng ban Thường trực Quốc hội, đăng trên báo Le Peuple (“Nhân dân” báo tiếng Pháp của Chinh phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa) số ra ngày 4/8/1946: “Nous sommes aujourd’hui trop Français, trop Chinois, nous sommes doctrinaires éclectique, nous sommes socialistes autoritaires: nous devons être Vietnamiens …” Lời dịch của Nguyễn Khắc Mai.
Cử nhân Hán học Nguyễn Hữu Cầu (1879-1946) là một trong số các nhà sáng lập Trường ĐKNT. Trường khai giảng tại Hà Nội vào tháng 3/1907. Đây là một hình mẫu trường học chưa từng có trong lịch sử nước ta: không thu học phí, bất cứ ai không phân biệt già trẻ gái trai đều có thể vào học; giấy bút, giáo trình học đều phát không cho học viên, ai nghèo quá được nhà trường nuôi ăn ở…. Các môn học gồm: chữ Quốc ngữ, chữ Nho, tiếng Pháp, thường thức về khoa học, kinh tế, tài chính, chính trị, quyền công dân, lối sống mới có đạo đức và vệ sinh v.v… là những điều xưa nay dân ta chưa hề nghe nói. Giáo trình do Ban Tu thư của nhà trường (mà cụ Cầu là một thành viên chủ yếu) biên soạn, in và phát hành trong cả nước, chủ yếu sử dụng các Tân thư của Trung Quốc, Nhật Bản và văn thơ của các chí sĩ cách mạng nước ta.
Ban Tu thư đã rất thành công trong việc chuyển sang chữ Quốc ngữ những từ ngữ Hán-Nhật do các nhà tư tưởng người Nhật sáng tạo để thể hiện những khái niệm mới của văn minh phương Tây. ĐKNT chú trọng giáo dục lòng yêu nước, đề cao tinh thần dân tộc, vạch tội ác của thực dân Pháp và truyền bá tư tưởng học thuật mới (tân học), lối sống mới tiếp thu từ văn minh phương Tây, đả phá nền học thuật Nho giáo lạc hậu cổ hủ (cựu học) và các hủ tục. Từ dăm chục học viên lúc đầu, trường nhanh chóng phát triển, lúc đông nhất có tới 8000 học viên.
Hoạt động của ĐKNT từ giảng dạy là chính đã dần dần trở thành một phong trào cách mạng lớn sôi sục khắp nước, nhằm tiến tới giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Chúng nhận định đây là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”, “xúi giục dân quê chống lại Chính phủ Pháp và giới quan lại”. Chính quyền thực dân đã thẳng tay bóp chết ĐKNT. Sau 9 tháng hoạt động, trường bị buộc đóng cửa, phần lớn các yếu nhân của trường bị bắt và kết án tù đày. Cụ Nguyễn Hữu Cầu bị đày ra Côn đảo.
Cụ Cử Cầu là một trong hai yếu nhân ĐKNT duy nhất còn sống cho tới ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước khi qua đời (13/7/1946), cụ Cầu căn dặn các con: “Anh nào làm được thì liệu ra mà gánh vác việc nước. Việc tang phải làm đơn giản, đem số tiền định dùng cho việc tang quyên góp vào Quỹ Quốc phòng”. Con trai cả và con trai thứ ba của cụ đều làm việc trong chính quyền mới. Con trai thứ hai là cư sĩ Phật giáo nổi tiếng Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha được Chính phủ Cách mạng lâm thời mời làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội nhưng ông khước từ với lý do để tiếp tục làm Phật sự.
Sống trong chế độ mới không lâu nhưng với nhãn quan của một nhà chính trị từng trải, cụ Nguyễn Hữu Cầu nhanh chóng nhận thấy một trong những vấn đề tồn tại của chính quyền mới. Cụ nói: “Hiện nay chúng ta quá Tây, quá Tàu rồi, chúng ta là bọn giáo điều ba dọi, chúng ta là kẻ xã hội chủ nghĩa chuyên quyền: chúng ta cần phải là người Việt Nam… ” (*)
Lời cảnh tỉnh ấy dường như còn nguyên tính thời sự cho tới nay.
Ghi chú:
*Nguyên văn trích trong bài “Une grande figure de letter” của cụ Nguyễn Văn Tố Trưởng ban Thường trực Quốc hội, đăng trên báo Le Peuple (“Nhân dân” báo tiếng Pháp của Chinh phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa) số ra ngày 4/8/1946: “Nous sommes aujourd’hui trop Français, trop Chinois, nous sommes doctrinaires éclectique, nous sommes socialistes autoritaires: nous devons être Vietnamiens …” Lời dịch của Nguyễn Khắc Mai.
Một chí sĩ yêu nước chân chính đã nhìn thấy tương lai đất nước sẽ bị dòng xoáy của thời cuộc đi theo con đường khác
Trả lờiXóa