Trên mặt trận ngoại giao với triều đình phương Bắc
Khi Việt gian cắt đất cho phương Bắc,
ông cha ta sẵn sàng tuốt gươm
01.01.2017 19:02
Trước hành động của bọn Việt gian bán đất này thì các vua triều Lý
đều rất cương quyết trong việc xử lý. Nếu cần dùng ngoại giao thì các
vua Lý sẽ đấu tranh ngoại giao. Khi đàm phán không xong thì phải dùng
sức mạnh quân sự.
Thời nhà Lý, tình hình nước ta tương đối
ổn định. Trong khi đó, nhà Tống thời gian đầu không dám huy động một
lực lượng quân đội lớn để thôn tính Đại Việt. Một phần vì nhà Tống lúc
này còn đang đau đầu lo đối chọi với các thế lực phương Bắc, hết Liêu
lại đến Kim và quan trọng hơn là nhà Tống cũng nếm mùi cay đắng sau
chiến dịch quân sự thất bại dưới tay vua Lê Đại Hành.
Mặc dù vậy, nhà Tống vẫn chưa bao giờ thực bụng hòa hiếu với Đại Việt. Thay vì xua quân xâm lược thì triều đình Tống chủ trương cho việc lấn đất theo kiểu tằm ăn dâu. Các quan lại nhà Tống ở biên giới hai nước nghĩ nhiều cách để quấy rối Đại Việt để tiện bề chiếm đất.
Nhà Tống ngầm ủng hộ các nước láng giềng gây sự với Đại Việt mà đỉnh cao là việc quân Đại Lý (Vân Nam) tấn công Đại Việt năm 1014 với quy mô lớn. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết.
Trận này, Đại Việt thắng lớn khiến lân bang kinh hãi và không dám vọng động như trước nữa. Thời gian sau, nhà Tống lại chơi chiêu khác là dụ dỗ các thủ lĩnh vùng biên giới phản Đại Việt để quy hàng dâng đất cho nhà Tống. Nhưng trước hành động của bọn Việt gian bán đất này thì các vua triều Lý đều rất cương quyết trong việc xử lý. Nếu cần dùng ngoại giao thì các vua Lý sẽ đấu tranh ngoại giao. Khi đàm phán không xong thì phải dùng sức mạnh quân sự, thậm chí là đánh thẳng quân đội nhà Tống để cho người Tống biết Đại Việt sẵn sàng nói chuyện bằng binh đao. Nhờ vậy mà trước sau, các vụ truy đuổi Việt gian bán đất đều thành công cả. Cuốn 'Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước' của Nguyễn Lương Bích có chép lại một số vụ điển hình.
Năm 1034, quan lại nhà Tống dụ dỗ bọn Trần Công Vĩnh ở vùng biên giới đem 600 dân chạy sang theo Tống. Vua Lý Thái Tông cho hơn một nghìn quân sang đất Tống đuổi bắt. Phản ứng mạnh mẽ của nhà Lý có lẽ nằm ngoài dự tính của quan quân nhà Tống. Ngay cả vua Tống lúc đây cũng thấy lo lắng vì sợ chiến tranh với Đại Việt. Rốt cuộc, triều đình Tống phải hạ lệnh cho quan lại địa phương trả lại ta bọn Trần Công Vĩnh và hơn 600 dân.
Tưởng rằng sau vụ đó đã thôi nhưng quan lại biên giới nhà Tống vẫn tiếp tục chơi trò bổn cũ soạn lại 16 năm sau. Năm 1050, viên quan Tống ở Ung Châu dụ dỗ bọn tù trưởng ở châu Tô Mậu của ta đem hơn ba nghìn dân sang với Tống và Tống cho đưa cả vào thành Ung Châu. Vua Lý Thái Tông cương quyết đòi lại bằng đấu tranh ngoại giao. Trước áp lực từ Đại Việt, vua Tống buộc phải cho đem trả tất cả hơn ba nghìn người mà bọn quan lại nhà Tống đã dụ dỗ .
Năm 1059, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ một số dân vùng châu Lạng sang Tống. Thân Thiệu Thái là phò mã nhà Lý, cai quản vùng châu Lạng, được lệnh của vua Lý Thánh Tông đã đưa quân lên vùng biên giới dùng áp lực quân sự đòi nhà Tống trả lại dân. Đã có đụng độ và sức mạnh quân sự của Đại Việt đã buộc nhà Tống phải trả lại đất và người.
Năm 1062, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ người Tày là Nông Tôn Đán ở phía tây bắc Cao Bằng đem dân, nhường đất, theo về Tống. Nhà Tống lấy vùng đất ấy đặt thành châu Thuận An và bổ dụng cha con Nông Tôn Đán làm quan của nhà Tống. Không chịu mất đất mất dân, vua Lý Thánh Tông cho phò mã Lê Thuận Tôn sang Tống đòi đất, đòi dân. Nhà Tống thua lý buộc lòng phải trả ta vùng đất ấy nhưng lại nham hiểm không trả dân và giữ cha con Nông Tôn Đán làm quan cho Tống. Cần nhớ rằng giữ được dân thì mới giữ được đất, nếu công nhận người dân vùng đó thuộc quyền quản lý của nhà Tống thì sớm muộn những người dân đó lại quay về nhà cũ rồi nhà Tống lấy cớ dân Tống ở đâu, đất Tống ở đó thì cũng phiền.
Do vậy, nhà Lý không đời nào chịu kiểu nhún nhường mà nham hiểm của nhà Tống. Không dùng được ngoại giao, nhà Lý lại dùng sức mạnh quân sự lấy về cả dân lẫn đất mà nhà Tống cũng không dám làm gì.
Cuối năm 1073, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ Nông Thiện Mỹ, một thủ lĩnh vùng gần Thất Khê (Cao Bằng ngày nay) đem 700 dân chạy sang theo Tống. Đầu năm 1075, triều đình nhà Lý viết thư sang triều đình Tống đòi Tống trả lại ta Nông Thiện Mỹ và 700 dân nhưng lúc này nhà Tống đã sẵn sàng chiến tranh. Năm sau Lý Thường Kiệt mang quân bắc phạt đánh phá Ung châu, Khâm châu rồi đánh bại đạo quân của Quách Quỳ trong trận Như Nguyệt. Chỉ khi thấy sự cứng rắn của Đại Việt thì nhà Tống mới bớt các chiêu trò kích động để lấn đất ở biên giới sau này.
Anh Tú
Các kỳ trước Mặc dù vậy, nhà Tống vẫn chưa bao giờ thực bụng hòa hiếu với Đại Việt. Thay vì xua quân xâm lược thì triều đình Tống chủ trương cho việc lấn đất theo kiểu tằm ăn dâu. Các quan lại nhà Tống ở biên giới hai nước nghĩ nhiều cách để quấy rối Đại Việt để tiện bề chiếm đất.
Nhà Tống ngầm ủng hộ các nước láng giềng gây sự với Đại Việt mà đỉnh cao là việc quân Đại Lý (Vân Nam) tấn công Đại Việt năm 1014 với quy mô lớn. Đại Việt sử ký toàn thư chép: Giáp Dần, [Thuận Thiên] năm thứ 5 [1014], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, tướng của người Man là Dương Trường Huệ và Đoàn Kính Chí đem 20 vạn người Man vào cướp, đóng đồn ở bến Kim Hoa, dàn quân đóng trại gọi là trại Ngũ Hoa. Châu mục châu Bình Lâm là Hoàng Ân Vinh đem việc tâu lên. Vua sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh, chém đầu kể hàng vạn, bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết.
Trận này, Đại Việt thắng lớn khiến lân bang kinh hãi và không dám vọng động như trước nữa. Thời gian sau, nhà Tống lại chơi chiêu khác là dụ dỗ các thủ lĩnh vùng biên giới phản Đại Việt để quy hàng dâng đất cho nhà Tống. Nhưng trước hành động của bọn Việt gian bán đất này thì các vua triều Lý đều rất cương quyết trong việc xử lý. Nếu cần dùng ngoại giao thì các vua Lý sẽ đấu tranh ngoại giao. Khi đàm phán không xong thì phải dùng sức mạnh quân sự, thậm chí là đánh thẳng quân đội nhà Tống để cho người Tống biết Đại Việt sẵn sàng nói chuyện bằng binh đao. Nhờ vậy mà trước sau, các vụ truy đuổi Việt gian bán đất đều thành công cả. Cuốn 'Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước' của Nguyễn Lương Bích có chép lại một số vụ điển hình.
Năm 1034, quan lại nhà Tống dụ dỗ bọn Trần Công Vĩnh ở vùng biên giới đem 600 dân chạy sang theo Tống. Vua Lý Thái Tông cho hơn một nghìn quân sang đất Tống đuổi bắt. Phản ứng mạnh mẽ của nhà Lý có lẽ nằm ngoài dự tính của quan quân nhà Tống. Ngay cả vua Tống lúc đây cũng thấy lo lắng vì sợ chiến tranh với Đại Việt. Rốt cuộc, triều đình Tống phải hạ lệnh cho quan lại địa phương trả lại ta bọn Trần Công Vĩnh và hơn 600 dân.
Tưởng rằng sau vụ đó đã thôi nhưng quan lại biên giới nhà Tống vẫn tiếp tục chơi trò bổn cũ soạn lại 16 năm sau. Năm 1050, viên quan Tống ở Ung Châu dụ dỗ bọn tù trưởng ở châu Tô Mậu của ta đem hơn ba nghìn dân sang với Tống và Tống cho đưa cả vào thành Ung Châu. Vua Lý Thái Tông cương quyết đòi lại bằng đấu tranh ngoại giao. Trước áp lực từ Đại Việt, vua Tống buộc phải cho đem trả tất cả hơn ba nghìn người mà bọn quan lại nhà Tống đã dụ dỗ .
Năm 1059, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ một số dân vùng châu Lạng sang Tống. Thân Thiệu Thái là phò mã nhà Lý, cai quản vùng châu Lạng, được lệnh của vua Lý Thánh Tông đã đưa quân lên vùng biên giới dùng áp lực quân sự đòi nhà Tống trả lại dân. Đã có đụng độ và sức mạnh quân sự của Đại Việt đã buộc nhà Tống phải trả lại đất và người.
Năm 1062, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ người Tày là Nông Tôn Đán ở phía tây bắc Cao Bằng đem dân, nhường đất, theo về Tống. Nhà Tống lấy vùng đất ấy đặt thành châu Thuận An và bổ dụng cha con Nông Tôn Đán làm quan của nhà Tống. Không chịu mất đất mất dân, vua Lý Thánh Tông cho phò mã Lê Thuận Tôn sang Tống đòi đất, đòi dân. Nhà Tống thua lý buộc lòng phải trả ta vùng đất ấy nhưng lại nham hiểm không trả dân và giữ cha con Nông Tôn Đán làm quan cho Tống. Cần nhớ rằng giữ được dân thì mới giữ được đất, nếu công nhận người dân vùng đó thuộc quyền quản lý của nhà Tống thì sớm muộn những người dân đó lại quay về nhà cũ rồi nhà Tống lấy cớ dân Tống ở đâu, đất Tống ở đó thì cũng phiền.
Do vậy, nhà Lý không đời nào chịu kiểu nhún nhường mà nham hiểm của nhà Tống. Không dùng được ngoại giao, nhà Lý lại dùng sức mạnh quân sự lấy về cả dân lẫn đất mà nhà Tống cũng không dám làm gì.
Cuối năm 1073, quan lại nhà Tống lại dụ dỗ Nông Thiện Mỹ, một thủ lĩnh vùng gần Thất Khê (Cao Bằng ngày nay) đem 700 dân chạy sang theo Tống. Đầu năm 1075, triều đình nhà Lý viết thư sang triều đình Tống đòi Tống trả lại ta Nông Thiện Mỹ và 700 dân nhưng lúc này nhà Tống đã sẵn sàng chiến tranh. Năm sau Lý Thường Kiệt mang quân bắc phạt đánh phá Ung châu, Khâm châu rồi đánh bại đạo quân của Quách Quỳ trong trận Như Nguyệt. Chỉ khi thấy sự cứng rắn của Đại Việt thì nhà Tống mới bớt các chiêu trò kích động để lấn đất ở biên giới sau này.
Anh Tú
Kỳ 1: Cha ông ta từng chỉ huy liên quân Đông Nam Á chống lại phương Bắc
Kỳ 2: Đinh Tiên Hoàng tự coi là cửa trên khiến phương Bắc bực dọc
Kỳ 3: Sứ giả phương Bắc bị hù dọa không dám bước chân vào nước ta
Kỳ 4: Vua Tống chém tướng kiếm chuyện ngoài biên giới để làm vui lòng Đại Việt
Kỳ 5: Vua Tống sợ trái ý Ngọa Triều nhà Lê
Kỳ 6: Đại Việt tặng ngựa, nhà Tống thất kinh
Kỳ 7: Hai nhà sư Việt bẻ gãy dã tâm của phương Bắc Kỳ 8: Chính sách gả công chúa để phá âm mưu của phương Bắc
Nhà Hán, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh hay bất cứ triều đại nào thì nước Tàu cũng không bao giờ nguôi giấc mộng nuốt chửng Việt Nam.
Trả lờiXóaBộ GTVT vừa giao cho liên danh Hanel kết hợp cty Việt Bản đồ làm giao thông thông minh toàn quốc. Phản đối vì Việt Bản Đồ là 1 công ty chủ người Tàu. Phản đối mạnh mẽ vì quá nguy cơ cho an ninh đất nước.
Trả lờiXóa