Ngư dân Nguyễn Xuân Thành – người đầu tiên phát hiện ống xả thải ngầm của Formosa
đổ ra biển. Ảnh: Dân Trí
NGƯ DÂN PHÁT HIỆN ỐNG XẢ THẢI FORMOSA
GIỜ NÀY RA SAO???
Thảm Họa Formosa
Phạm Lê Vương Các
16-1-2017
Bài dự thi số 87
Nghe tin anh vừa trở về Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tôi hẹn gặp anh tại giáo xứ Đông Yên, cách nhà anh khoảng 1 km vào độ tháng 8 năm 2016.
Anh là Nguyễn Xuân Thành – người thợ lặn đầu tiên phát hiện ra ống xả thải ngầm trái phép của Formosa.
Sau khi Formosa gây ra thảm họa môi trường, cũng như bao ngư dân khác ở Kỳ Anh, cuộc sống của anh hoàn toàn bị đảo lộn. Nhưng anh có phần đặc biệt hơn người khác, anh luôn bị báo chí vây quanh để xin phỏng vấn.
Anh mất tích một thời gian, nhiều lời đồn đoán nói rằng anh bị đe dọa, sợ hãi phải bỏ xứ ra đi.
Khi nói chuyện, anh cho tôi biết hoàn toàn không có điều đó. Vì công việc mưu sinh, ở Hà Tĩnh không còn đánh bắt được nữa, nên khi thảm họa cá chết đến, anh ra Nghệ An tiếp tục đánh bắt.
Nhưng hải sản đánh bắt vào không ai mua. Không còn đường mưu sinh, anh và bạn của mình mạo hiểm vượt đại dương, sang tận nước Úc để đánh bắt hải sâm bán cho thương lái Trung quốc.
Ngay chuyến đánh bắt nơi xứ người đầu tiên, anh bị nhà chức trách Úc bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển của họ.
Sau đó anh bị tạm giữ trên một hòn đảo của Úc.
Anh thuật lại cho tôi nghe về quãng thời gian anh bị bắt tại Úc và cách đối nhân xử thế ở xứ người.
“Tỵ nạn nghề nghiệp”
Anh kể, bắt đầu từ dạo ấy nhiều tàu kéo sang Úc đánh bắt. Những chuyến đánh bắt tại đây có thể nói một cách vắn tắt: “được ăn cả, ngã về không”.
Hải sâm bên Úc quá nhiều và giá trị cao. Chỉ cần lặn xuống, hốt vào giỏ, kéo lên bỏ vào đầy mỗi phuy, trốn cảnh sát tuần tra và chạy về lại Việt Nam.
Chỉ cần thoát được một chuyến (tức là tàu trở về được) là anh có thể đủ tiền trả hết nợ nần.
Nếu bị cảnh sát Úc bắt giữ thì mất luôn cả tàu.
Tàu nào cũng ý thức được sự rủi ro và khó khăn đó, nhưng họ không còn đường nào khác trong việc đeo bám nghề biển, ùn ùn kéo nhau sang lãnh hải của Úc.
Lợi nhuận một chuyến đánh bắt hải sâm bên Úc trong khoảng 20 ngày thu được 3-4 tỷ đồng (khoảng 150 ngàn Mỹ Kim) là bình thường.
Anh mô tả những chuyến đi đánh bắt như vậy như một giải đấu bóng đá Wold Cup. Hàng chục chiếc kéo tàu cùng nhau ra khơi, nhưng chỉ vài chiếc trở về, và bước lên vinh quang.
Nhưng anh không có được sự may mắn. Tàu anh đi bị nhà chức trách của Úc bắt giữ khi đang đánh bắt.
Họ tịch thu tàu và đưa anh cùng bạn thuyền về một hòn đảo của Úc.
“Bất ngờ trong đối xử”
Trên đảo, sau thủ tục đầu tiên là khai báo và khám sức khỏe. Anh và các bạn được đưa về nhận phòng ở. Anh cho biết dù bị giám sát nhưng cuộc sống trên đảo cũng thoải mái.
Tôi hỏi anh có bị đánh đập khi bị giam giữ ở đó không? Anh cho biết hoàn toàn không, mà trái lại, không ngờ họ lại được đối xử tốt với mình như vậy.
Anh vừa kể vừa cười, ngày đầu tiên bị bắt, họ phát cho mỗi người một cái phiếu, qua phiên dịch, họ nói ai muốn ăn gì thì ghi vào đó.
Sợ đồ ăn Úc ăn không quen, anh ghi vào thích ăn cơm với thịt bò và thịt gà, không ngờ tới bữa ăn, những anh gì ghi trong đó lại được đáp ứng đầy đủ và mỗi bữa ăn còn có thêm trái cây tráng miệng. Hôm nào thức ăn cũng phải đổ bỏ đi vì họ đưa cho quá nhiều.
Anh còn cho biết những người bị tạm giữ, tiêu chuẩn mỗi người mỗi tuần được phát cho 40 đô để tiêu vặt.
Anh kể, cái này mới lạ nữa: “Người giám sát thấy mình ngồi một chỗ, không nói chuyện với ai. Nó gọi bác sĩ lại kiểm tra, hỏi thăm xem mình có bị bệnh không. Mà mình có bệnh gì đâu, nhớ nhà mà buồn thôi”.
Anh cho biết, giới chức Úc nói, việc mình về lại Việt Nam sớm hay chậm phụ thuộc vào phía Việt Nam. Phía Úc cũng không muốn giữ mình ở lại lâu làm gì.
Vài ngày trước khi về, họ hỏi mình ở tỉnh nào, muốn về đâu để họ sắp xếp cho mình đi máy bay về Hà Nội hay Sài Gòn để thuận tiện nhất cho mình. Họ còn đưa tiền đi đường từ sân bay về nhà mình và tiền ăn uống dọc đường.
“Cuộc sống ở đó sướng lắm, chỉ có điều nhớ vợ con thôi”, anh nói.
Sau gần 2 tháng bị tạm giữ, anh được thả. Toàn bộ chi phí đi về Việt Nam đều do phía Úc chi trả.
Khi đặt chân về đất nước, anh và bạn bè bị hải quan sân bay Việt Nam giữ lại. Công an tiến hành thẩm vấn anh ngay tại sân bay. Một công an vừa hỏi vừa hất cái cằm: “Biển Việt Nam sao không đánh bắt lại đi qua biển của người ta bắt?”
Anh kể trong giận giữ: “Mấy ông không rước Formosa vô làm chết hết cá thì tui không phải đi đánh bắt ở nước người ta!”.
Chất giọng đặc sệt Hà Tĩnh của anh có vẻ làm cho người công an thẩm vấn ngộ ra vấn đề, thay đổi thái độ và nhanh chóng phóng thích anh.
Trước lúc chia tay, tôi hỏi anh sẽ dự định làm gì trong thời gian tới, anh cho biết: “Sẽ tiếp tục trở lại đánh bắt ở Úc!”
Và giờ này, sau gần 5 tháng, tôi cũng không biết anh đã trả được món nợ vay đóng tàu hay chưa, hay lại đang ở trên một hòn đảo xinh đẹp của nước Úc.
Phận ngư dân Việt như anh Thành, sau thảm họa Formosa như những chiếc tàu trôi dạt không bến đỗ trong tương lai.
Thảm Họa Formosa
Phạm Lê Vương Các
16-1-2017
Bài dự thi số 87
Nghe tin anh vừa trở về Kỳ Anh (Hà Tĩnh), tôi hẹn gặp anh tại giáo xứ Đông Yên, cách nhà anh khoảng 1 km vào độ tháng 8 năm 2016.
Anh là Nguyễn Xuân Thành – người thợ lặn đầu tiên phát hiện ra ống xả thải ngầm trái phép của Formosa.
Sau khi Formosa gây ra thảm họa môi trường, cũng như bao ngư dân khác ở Kỳ Anh, cuộc sống của anh hoàn toàn bị đảo lộn. Nhưng anh có phần đặc biệt hơn người khác, anh luôn bị báo chí vây quanh để xin phỏng vấn.
Anh mất tích một thời gian, nhiều lời đồn đoán nói rằng anh bị đe dọa, sợ hãi phải bỏ xứ ra đi.
Khi nói chuyện, anh cho tôi biết hoàn toàn không có điều đó. Vì công việc mưu sinh, ở Hà Tĩnh không còn đánh bắt được nữa, nên khi thảm họa cá chết đến, anh ra Nghệ An tiếp tục đánh bắt.
Nhưng hải sản đánh bắt vào không ai mua. Không còn đường mưu sinh, anh và bạn của mình mạo hiểm vượt đại dương, sang tận nước Úc để đánh bắt hải sâm bán cho thương lái Trung quốc.
Ngay chuyến đánh bắt nơi xứ người đầu tiên, anh bị nhà chức trách Úc bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển của họ.
Sau đó anh bị tạm giữ trên một hòn đảo của Úc.
Anh thuật lại cho tôi nghe về quãng thời gian anh bị bắt tại Úc và cách đối nhân xử thế ở xứ người.
“Tỵ nạn nghề nghiệp”
Anh kể, bắt đầu từ dạo ấy nhiều tàu kéo sang Úc đánh bắt. Những chuyến đánh bắt tại đây có thể nói một cách vắn tắt: “được ăn cả, ngã về không”.
Hải sâm bên Úc quá nhiều và giá trị cao. Chỉ cần lặn xuống, hốt vào giỏ, kéo lên bỏ vào đầy mỗi phuy, trốn cảnh sát tuần tra và chạy về lại Việt Nam.
Chỉ cần thoát được một chuyến (tức là tàu trở về được) là anh có thể đủ tiền trả hết nợ nần.
Nếu bị cảnh sát Úc bắt giữ thì mất luôn cả tàu.
Tàu nào cũng ý thức được sự rủi ro và khó khăn đó, nhưng họ không còn đường nào khác trong việc đeo bám nghề biển, ùn ùn kéo nhau sang lãnh hải của Úc.
Lợi nhuận một chuyến đánh bắt hải sâm bên Úc trong khoảng 20 ngày thu được 3-4 tỷ đồng (khoảng 150 ngàn Mỹ Kim) là bình thường.
Anh mô tả những chuyến đi đánh bắt như vậy như một giải đấu bóng đá Wold Cup. Hàng chục chiếc kéo tàu cùng nhau ra khơi, nhưng chỉ vài chiếc trở về, và bước lên vinh quang.
Nhưng anh không có được sự may mắn. Tàu anh đi bị nhà chức trách của Úc bắt giữ khi đang đánh bắt.
Họ tịch thu tàu và đưa anh cùng bạn thuyền về một hòn đảo của Úc.
“Bất ngờ trong đối xử”
Trên đảo, sau thủ tục đầu tiên là khai báo và khám sức khỏe. Anh và các bạn được đưa về nhận phòng ở. Anh cho biết dù bị giám sát nhưng cuộc sống trên đảo cũng thoải mái.
Tôi hỏi anh có bị đánh đập khi bị giam giữ ở đó không? Anh cho biết hoàn toàn không, mà trái lại, không ngờ họ lại được đối xử tốt với mình như vậy.
Anh vừa kể vừa cười, ngày đầu tiên bị bắt, họ phát cho mỗi người một cái phiếu, qua phiên dịch, họ nói ai muốn ăn gì thì ghi vào đó.
Sợ đồ ăn Úc ăn không quen, anh ghi vào thích ăn cơm với thịt bò và thịt gà, không ngờ tới bữa ăn, những anh gì ghi trong đó lại được đáp ứng đầy đủ và mỗi bữa ăn còn có thêm trái cây tráng miệng. Hôm nào thức ăn cũng phải đổ bỏ đi vì họ đưa cho quá nhiều.
Anh còn cho biết những người bị tạm giữ, tiêu chuẩn mỗi người mỗi tuần được phát cho 40 đô để tiêu vặt.
Anh kể, cái này mới lạ nữa: “Người giám sát thấy mình ngồi một chỗ, không nói chuyện với ai. Nó gọi bác sĩ lại kiểm tra, hỏi thăm xem mình có bị bệnh không. Mà mình có bệnh gì đâu, nhớ nhà mà buồn thôi”.
Anh cho biết, giới chức Úc nói, việc mình về lại Việt Nam sớm hay chậm phụ thuộc vào phía Việt Nam. Phía Úc cũng không muốn giữ mình ở lại lâu làm gì.
Vài ngày trước khi về, họ hỏi mình ở tỉnh nào, muốn về đâu để họ sắp xếp cho mình đi máy bay về Hà Nội hay Sài Gòn để thuận tiện nhất cho mình. Họ còn đưa tiền đi đường từ sân bay về nhà mình và tiền ăn uống dọc đường.
“Cuộc sống ở đó sướng lắm, chỉ có điều nhớ vợ con thôi”, anh nói.
Sau gần 2 tháng bị tạm giữ, anh được thả. Toàn bộ chi phí đi về Việt Nam đều do phía Úc chi trả.
Khi đặt chân về đất nước, anh và bạn bè bị hải quan sân bay Việt Nam giữ lại. Công an tiến hành thẩm vấn anh ngay tại sân bay. Một công an vừa hỏi vừa hất cái cằm: “Biển Việt Nam sao không đánh bắt lại đi qua biển của người ta bắt?”
Anh kể trong giận giữ: “Mấy ông không rước Formosa vô làm chết hết cá thì tui không phải đi đánh bắt ở nước người ta!”.
Chất giọng đặc sệt Hà Tĩnh của anh có vẻ làm cho người công an thẩm vấn ngộ ra vấn đề, thay đổi thái độ và nhanh chóng phóng thích anh.
Trước lúc chia tay, tôi hỏi anh sẽ dự định làm gì trong thời gian tới, anh cho biết: “Sẽ tiếp tục trở lại đánh bắt ở Úc!”
Và giờ này, sau gần 5 tháng, tôi cũng không biết anh đã trả được món nợ vay đóng tàu hay chưa, hay lại đang ở trên một hòn đảo xinh đẹp của nước Úc.
Phận ngư dân Việt như anh Thành, sau thảm họa Formosa như những chiếc tàu trôi dạt không bến đỗ trong tương lai.
Bác Các này xuyên tạc
Trả lờiXóaChứ tư bản xấu xa
Làm sao đối xử tốt
Với người mình thế ta?
Nếu bị bạn vàng của ông Ng Phú Trọng bắt thì chắc dân mình phải ôm đầu máu mà thôi .Bạn kiểu này thì không cần có thù.
Trả lờiXóaBao giờ chính quyền này đối xử với người dân của mình được như bọn tư bản giãi chết?
Trả lờiXóa