Dân trí
Thứ năm, 05/01/2017 - 05:29
Muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập trung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.
>> Thủ tướng: Hãy làm quen với tư duy quản lý khoa học chỉ dựa vào kết quả!
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành khoa học công nghệ ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ một câu rất đau lòng: "Đừng để nhà khoa học phải lo mua hóa đơn vật vã – VietnamNet ngày 4/1/2017".
Có thể do là người đứng đầu Chính phủ nên Thủ tướng nói “nhẹ” đi như thế thôi chứ nội hàm của câu nói ấy, có thể hiểu là đừng để các nhà khoa học phải gian dối vì việc “mua hóa đơn” hợp pháp hóa chứng từ.
Vâng, thưa Thủ tướng! Các nhà khoa học của ta đã và đang bị buộc phải “mua hóa đơn”, tức là làm trò gian dối bởi nhiều lắm những qui định nhiêu khê, rườm rà, thiếu thực tế hiện hành. Nó như một “mê hồn trận” mà những ai lần đầu tiếp xúc, không có thần kinh tốt, có thể sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma”.
Cách đây ít lâu, trên báo Tuổi trẻ, bài “Ép nhà khoa học nói dối” đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học để phản ánh thực trạng này.
Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của GS.TS Hoàng Ngọc Long (Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam): “Khi tổ chức một hội thảo khoa học, nếu theo đúng quy định của Bộ Tài chính, tiền bồi dưỡng chỉ chi cho những người chưa được hưởng lương từ ngân sách như người học cao học chẳng hạn. Trong khi đó, quy mô, tầm mức hội thảo, hội nghị tôi cần cho đề tài có những đối tượng đa dạng, trong đó có những nhà khoa học đặc biệt. Theo đúng quy chế, sẽ không thể chi bồi dưỡng cho những nhà khoa học đã hưởng lương, như thế sao được? Kết cục là người ta có thể mời đa dạng đối tượng, nhưng danh sách duyệt chi thì toàn là học viên cao học. Dễ hiểu khi danh sách đó nhiều khi là “ảo””.
Ông Phan Minh Tân, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng cho biết: “Mỗi đề tài triển khai thì giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phải ký khoảng 100 chữ ký, mà phải là chữ ký sống thì kho bạc mới giải ngân”.
Việc lập con số “ma”, danh sách “ảo” là một cực hình đối với nhà khoa học bởi không chỉ phải huy động sự “sáng tạo” để “sáng tác” ra những tên người không có thật, hoặc không tham gia, tự biến mình thành nhân viên hành chính mà còn đau đớn hơn, biết mình làm trò gian dối mà không có cách nào khác.
Đó là chưa kể, nhìn từ góc độ pháp luật, lập danh sách “ảo” tức là làm chứng từ “khống” và có nghĩa là phạm pháp, cũng tức là đồng nghĩa với “cái án” tham nhũng lơ lửng treo trên đầu.
Trở lại những phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị trên, những thủ tục không chỉ biến các nhà khoa học trở thành nhân viên hành chính như lời của Thủ tướng "Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng, am hiểu hành chính tăng lên” mà còn tốn công sức, thời gian, song đau xót nhất, đó là điều sỉ nhục đối với họ và làm nản lòng các nhà khoa học trẻ.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi của Thủ tướng "Tại sao có nước khoa học công nghệ phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn khoa học công nghệ lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta khoa học công nghệ lại phát triển chưa tốt” thì trước hết, là bởi “chính là do thể chế chính sách của chúng ta" như lời của Thủ tướng.
Vì thế, muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập tung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.
Song, về phía các nhà khoa học, cần “bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì" chứ đừng “giữa trời” để rồi không “biết đời sống thực tiễn ra sao?" như lời Thủ tướng, phải không các bạn?
Thứ năm, 05/01/2017 - 05:29
Muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập trung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.
>> Thủ tướng: Hãy làm quen với tư duy quản lý khoa học chỉ dựa vào kết quả!
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành khoa học công nghệ ngày 4/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ một câu rất đau lòng: "Đừng để nhà khoa học phải lo mua hóa đơn vật vã – VietnamNet ngày 4/1/2017".
Có thể do là người đứng đầu Chính phủ nên Thủ tướng nói “nhẹ” đi như thế thôi chứ nội hàm của câu nói ấy, có thể hiểu là đừng để các nhà khoa học phải gian dối vì việc “mua hóa đơn” hợp pháp hóa chứng từ.
Vâng, thưa Thủ tướng! Các nhà khoa học của ta đã và đang bị buộc phải “mua hóa đơn”, tức là làm trò gian dối bởi nhiều lắm những qui định nhiêu khê, rườm rà, thiếu thực tế hiện hành. Nó như một “mê hồn trận” mà những ai lần đầu tiếp xúc, không có thần kinh tốt, có thể sẽ bị “tẩu hỏa nhập ma”.
Cách đây ít lâu, trên báo Tuổi trẻ, bài “Ép nhà khoa học nói dối” đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học để phản ánh thực trạng này.
Trong đó, đáng chú ý là ý kiến của GS.TS Hoàng Ngọc Long (Viện Vật lý - Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam): “Khi tổ chức một hội thảo khoa học, nếu theo đúng quy định của Bộ Tài chính, tiền bồi dưỡng chỉ chi cho những người chưa được hưởng lương từ ngân sách như người học cao học chẳng hạn. Trong khi đó, quy mô, tầm mức hội thảo, hội nghị tôi cần cho đề tài có những đối tượng đa dạng, trong đó có những nhà khoa học đặc biệt. Theo đúng quy chế, sẽ không thể chi bồi dưỡng cho những nhà khoa học đã hưởng lương, như thế sao được? Kết cục là người ta có thể mời đa dạng đối tượng, nhưng danh sách duyệt chi thì toàn là học viên cao học. Dễ hiểu khi danh sách đó nhiều khi là “ảo””.
Ông Phan Minh Tân, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng cho biết: “Mỗi đề tài triển khai thì giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phải ký khoảng 100 chữ ký, mà phải là chữ ký sống thì kho bạc mới giải ngân”.
Việc lập con số “ma”, danh sách “ảo” là một cực hình đối với nhà khoa học bởi không chỉ phải huy động sự “sáng tạo” để “sáng tác” ra những tên người không có thật, hoặc không tham gia, tự biến mình thành nhân viên hành chính mà còn đau đớn hơn, biết mình làm trò gian dối mà không có cách nào khác.
Đó là chưa kể, nhìn từ góc độ pháp luật, lập danh sách “ảo” tức là làm chứng từ “khống” và có nghĩa là phạm pháp, cũng tức là đồng nghĩa với “cái án” tham nhũng lơ lửng treo trên đầu.
Trở lại những phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị trên, những thủ tục không chỉ biến các nhà khoa học trở thành nhân viên hành chính như lời của Thủ tướng "Nếu nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ chuyện thủ tục hành chính thì am hiểu về chuyên môn có khi rơi rụng, am hiểu hành chính tăng lên” mà còn tốn công sức, thời gian, song đau xót nhất, đó là điều sỉ nhục đối với họ và làm nản lòng các nhà khoa học trẻ.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi của Thủ tướng "Tại sao có nước khoa học công nghệ phát triển tốt như vậy, nhiều tập đoàn khoa học công nghệ lớn như vậy, như Singapore nhưng nước ta khoa học công nghệ lại phát triển chưa tốt” thì trước hết, là bởi “chính là do thể chế chính sách của chúng ta" như lời của Thủ tướng.
Vì thế, muốn khoa học công nghệ nói riêng, nền khoa học kỹ thuật Việt Nam nói chung phát triển thì một trong những việc cần làm ngay là cải cách thể chế chính sách để các nhà khoa học tập tung cho nghiên cứu, sáng tạo, nhất là không biến các nhà khoa học thành “ăn gian, nói dối”.
Song, về phía các nhà khoa học, cần “bám sát thực tiễn, bám sát doanh nghiệp, lắng nghe hơi thở cuộc sống xem cuộc sống cần gì, ta hỗ trợ được cái gì" chứ đừng “giữa trời” để rồi không “biết đời sống thực tiễn ra sao?" như lời Thủ tướng, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Cũng giống như thời ngăn sông cấm chợ , chỉ cần một hành động rất đơn giản: tháo bỏ các barie ra (chỉ phục vụ lợi ích nhóm nhỏ) là hàng hóa lưu thông , thị trường phát triển (toàn XH hưởng lợi). Trong lĩnh vực quản lý an ninh trật tự XH cũng thế: bỏ cơ chế hộ khẩu đi , nó chỉ phục vụ cho lợi ích nhóm nhỏ mà cả XH phải chịu hệ lụy. Giờ là khoa học : giảm mạnh các viện vớ vẩn đi , CP chỉ đầu tư cho vài ngành quan trọng mũi nhọn ,chứ bây giờ NN phải lo nghiên cứu cả cái kim sợi chỉ thì chết! Bất kỳ ai nghiên cứu cái gì cũng được, cứ có sản phẩm trình làng là cần vay vốn ưu đãi : CÓ NGAY ! Để nhà nghiên cứu tự bơi mới có sự sáng tạo. CP nên có một số Trung tâm thí nghiệm chuyên ngành làm dịch vụ : anh cần thí nghiệm cái gì bằng máy móc hiện đại là có ngay ! Tóm lại là phải dùng CB có chuyên môn sâu , không thể cứ xong trường đảng là ăn trên ngồi chốc toàn thiên hạ được. Các nước phát triển họ có trường đảng gì đâu mà họ phát triển thế!
Trả lờiXóaBao giờ lời của thủ tướng NXP mới đi vào thực tế ? Hay lại bắn chỉ thiên ? Lại như cục đá ném ao bèo ?
Trả lờiXóaThời còn làm thủ tướng, Ba X còn nhiều phát biểu hùng hồn hơn thế nữa cơ
Trả lờiXóaTôi đặt xưởng mộc đóng cho tôi chiếc tủ đựng quần áo. Hai tháng sau họ chở tủ đến. Đẹp long lanh, chắc chắn, cả nhà đều tấm tắc khen. Thật tuyệt, không những họ làm đúng theo đơn đặt hàng mà còn hơn thế nữa. Tôi mới tạm ứng cho thợ mộc 1/5 số tiền. Đến khi nhận hàng xong, anh thợ mộc nói cho xin toàn bộ số tiền. Tôi nói: Chưa được đâu. Anh hãy đưa cho tôi chứng từ: gỗ mua bao nhiêu tiền, công xẻ gỗ bao nhiêu, bào bao nhiêu công, dùng hết bao nhiêu kg đinh, đục tất cả mấy chỗ, tiền công mỗi lỗ đục bao nhiêu, thợ, tiền mua sơn hết bao nhiêu, thuê máy phun sơn mấy giờ, giá cả thế nào, tất cả đều phải có hóa đơn đỏ. Nghe xong anh thợ chửi tục và nói: điên à, tủ đóng xong thì trả tiền theo hợp đồng sao lại bày vẽ nhiều trò ma thế? Tôi nói: Đó là nguyên tắc, tôi cứ làm theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính. Tôi hoàn thành xong đơn đặt hàng khoa học, hội đồng nghiệm thu đánh giá rất cao. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa được thanh lý hợp đồng vì thiếu quá nhiều chứng từ thanh toán, nhất là mấy bà ngoài chợ bán cho ít lá mơ, chưa biết lấy hóa đơn đỏ thế nào đây. anh thợ mộc nói: Tôi không phải thằng ngu để ông lừa tôi, không lôi thôi gì hết, tôi mang tủ về bán cho người khác. Chí phải, tôi chịu thua. Nhưng còn công trình của tôi, đã nộp cho Bộ rồi. Biết tính sao đây????
Trả lờiXóaTôi khuyên các nhà khoa học ở Việt Nam nên biết mình ở đâu . Tạp Chí Cộng Sản đăng tin nghiệm thu 7000 (!) công trình lý luận về chủ nghĩa Mác-Lê trong thời đại mới . 7000 công trình, suy ra tiền là biết tỏng tòng tong tiền ở chỗ chủ nghĩa Mác-Lê . Không còn thừa cho chỗ khác đâu mà mất công tìm kiếm .
Trả lờiXóaCách đây chừng 1 tuần, cũng có tin Thủ tướng nhờ viện khoa học xã hội (phần lớn số 7000 là từ đó ra) đóng góp lý luận cho phát triển . Tôi đoán toàn đám Tiến Sĩ Mác-Lê . Bó tay bó chân bó chiếu đem chôn chấm cơm thôi, phát triển gì đám đó .
Cái nan giải của Việt nam là cái anh giữ tiền Nhà nước không biết sử dụng và không cần sử dụng kết quả nghiên cứu nên nghiệm thu đề tài xong là cất đi vào ngăn kéo. Bây giờ cái trách nhiệm đó được đùn đẩy ra cho người nghiên cứu phải tự tìm nơi ứng dụng còn Bộ KHCN chỉ biết có việc bỏ túi tiền lại quả.
Trả lờiXóaVới các nhà khoa học những danh sách ma những danh sách ảo những chứng từ giả đấy là một cực hình thậm chí là một điều sỷ nhục .Nhưng trong các cơ quan công quyền thì đây lại là một cơ hội kiếm ăn to :bởi người ta bàn nhau ăn cánh với nhau làm ra vô vàn chứng từ giả để hợp pháp hóa những khỏan chi "không thực chi".những khoản chi khống này thường nó lớn hơn thưc chi nhiều ,thậm chí là rất nhiều lần (khắp nơi nơi ở bất cứ cơ quan công quyền nào cũng thế ,nó đã trở thành thông thường như cơm ăn nước uống )
Trả lờiXóaÔng thủ tướng nói thế thôi, rồi đâu vẫn hoàn đấy, chẳng có thay đổi cái gì hết, cũng chẳng có cải thiện theo hướng hiểu biết gì hết! Nếu tuân theo lẽ phải và sự hiểu biết thì đảng mất quyền!
Trả lờiXóaTừ thòi chưa có internet , viện nghiên cứu Năng lượng của Bộ Năng lượng (tiền thân EVN) có mỗi cái tuốc bin gió mà chỉ cần thay đổi năm là kiếm cả tỉ/lần từ NSNN. Sau có internet việc "kiếm" này còn dễ hơn trở bàn tay nhờ công nghệ copy và dán! Ai không tin xin mơì về bãi biển Thịnh Long(Hải Hậu-Nam Định) giờ vẫn còn cái tuôc bin này (nhưng nó không quay được)!
Trả lờiXóa