Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Quảng Bình: HƠN 2000 NGƯ DÂN XÃ QUẢNG XUÂN BIỂU TÌNH


Hơn 2000 ngư dân xã Quảng Xuân biểu tình yêu cầu bồi thường sau thảm họa Formosa

GNsP
07.12.2016 - 3:16pm

GNsP (07.12.2016) – Sau hơn 6 tháng xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do nhân tai Formosa gây ra, nhà cầm quyền đã tự ý nhận tiền đền bù và hứa sẽ bồi thường thỏa đáng cho người dân. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, bà con ngư dân thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Chính vì thế, hơn 2000 ngư dân nơi đây đã biểu tình tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa để làm sáng tỏ vụ việc, vào sáng nay 07.12.2016.


Dẫn đầu đoàn biểu tình ôn hòa là Linh mục Phêrô Mai Xuân Ái, Quản xứ giáo xứ Xuân Hòa, thuộc giáo hạt Hướng Phương, giáo phận Vinh.

Tại nhà văn hóa thôn Xuân Hòa, Linh mục Phêrô Ái, đại diện cho hơn 3.600 nhân khẩu tại giáo xứ Xuân Hòa, nêu lên những khó khăn bần cùng của bà con ngư dân và tương lai mù mịt của trẻ em nơi đây, sau vụ thảm họa đã bị nhà cầm quyền làm ngơ, cũng như đòi hỏi “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Linh mục Phêrô Ái nói với GNsP: “Hơn 2000 bà con thôn Xuân Hòa biểu tình trước nhà văn hóa thôn với lý do chính phủ hứa bồi thường nhưng cho đến ngày hôm nay bà con vẫn chưa được bồi thường. Đối tượng được gọi lên để bồi thường thì là những người đi biển khơi, còn những người bị ảnh hưởng trực tiếp và [thiệt] nặng như người đánh bắt gần bờ, người buôn bán, người nuôi tôm, nuôi cá thì không được nhắc đến để đền bù thiệt hại. Sáng hôm nay họ kéo lên thôn để chất vấn thôn.Tập trung ở đó có khoảng 2000 người cả lớn, cả bé.”

Những hộ dân buôn bán hải sản, nuôi cá-tôm-ngao… trong lồng bè, đánh bắt gần bờ… hầu như không được nhà nước quan tâm, liệt kê vào danh sách được bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra. Điều này đã gây bất bình cho bà con bởi họ không được kê khai đền bù, trong khi thiệt hại của họ khá lớn. Nhiều gia đình không dám đầu tư nuôi cá-tôm-ngao… trong lồng bè, bởi vì người dân hoang mang và sợ hãi dùng đồ biển sau sự cố biển chết-cá chết.

Trước tình hình căng thẳng, giới chức địa phương gồm ông Chủ tịch huyện Quảng Trạch, ông Chủ tịch xã Xuân Hòa đã thanh minh, tìm cách xoa dịu và tiếp tục hứa sẽ có những phương án giải quyết đền bù cụ thể cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, hơn 2000 bà con ngư dân đã mất niềm tin vào nhà cầm quyền sau nhiều lần bị thất hứa.

Nhiều băng rôn biểu ngữ đã được bà con mang theo trong buổi sáng hôm nay, để nói lên nguyện vọng của bà con như: “Hủy hoại môi trường là tội ác”; “Yêu cầu Formosa bồi thường thỏa đáng”; “Formosa hãy cút khỏi Việt Nam”; “Formosa đầu độc nhân dân Việt Nam”… 






Bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa chủ yếu là ngư dân bám biển, nhờ vào biển. Nếu như, bà con ngư dân nhận được tiền đền bù một cách thỏa đáng, nhưng họ vẫn không thể yên lòng với nỗi lo canh cánh cho tương lai con trẻ, khi cơ nghiệp truyền thống ngư trường của dân tộc Việt Nam đã chết, bán cho Tàu Cộng.

Bên cạnh đó, cha mẹ phụ huynh không đủ tiền trang trải lo học phí cho con em, nhà trường liên tục nhắc nhở khi niên khóa sắp kết thúc học kỳ I. Trước áp lực kinh tế, nhiều gia đình đã cho con em nghỉ học và nhiều trẻ em khác có nguy cơ thất học trong tình trạng bữa đói bữa no của người dân, ngồi bó gối tiếc nuối cho cơ nghiệp của cha ông đã mất.

Những gia đình buôn bán hải sản có xe đông lạnh đã phải bán xe để kiếm nghề khác sinh sống, nhưng cuộc sống của họ khá chật vật khi đời sống chung của người dân nơi đây rơi vào nghèo đói. Nhiều thanh niên đã bỏ xứ đi tha phương cầu thực nơi đất khách quê người như Lào, Đài Loan, Hàn Quốc…

Thôn Xuân Hòa là xứ biển nhưng người dân không dám thụ hưởng hương vị của biển, thậm chí các trẻ em nhỏ không dám ra biển chơi đùa, tắm biển như trước. Cuộc sống trở nên nghèo đói khi giới chức cộng sản tiếp tay và dung túng cho Formosa tồn tại và hoạt động tại Việt Nam. Đó là nỗi đau mất mát của bà con ngư dân. Linh mục Phêrô Ái cho hay:

“Trước đây họ phát triển khá mạnh, xây nhà xây cửa. Sau vụ thảm họa cuộc sống của họ chùng lại. Ra ngoài biển như là đi đám tang vậy.”

Bà con ngư dân thuộc thôn Xuân Hòa đã từng xuống đường biểu tình trên quốc lộ hai ngày một đêm sau vụ biển chết trong những ngày cuối tháng 4.2016 vừa qua. Họ cũng tham gia tuần hành xung quanh thôn và đi dọc bờ biển biểu tình một cách ôn hòa, để hưởng ứng lời mời kêu gọi của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp trong Ngày Môi Trường.

Giáo xứ Xuân Hòa do linh mục Phêrô Mai Xuân Ái quản xứ ngót hơn 3 năm nay, có hơn 3.600 nhân danh, là một trong những giáo xứ chịu nhiều thiệt hại nặng nề về kinh tế, đời sống và tinh thần do Formosa xả thải.

Vào ngày 29.09.2016, chính phủ ra Quyết định số 1880/QĐ-TTg, “bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển, được đánh giá là có nội dung chung chung, không phải là cá biệt cho “giải quyết vụ việc của từng ngư dân”. Quyết định này cũng vi phạm nguyên tắc về bồi thường thiệt hại khi chính phủ “tự thỏa thuận” mức bồi thường với Formosa, nên việc xác lập bồi thường giữa chính phủ với Formosa liên quan đến thiệt hại của bà con ngư dân bị vô hiệu, không có hiệu lực. Chính vì vậy, quyết định 1880/QĐ-TTg “không có hiệu lực pháp luật”.

Khẩu hiệu “Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa” vẫn là luôn đúng.


Huyền Trang, GNsP
Ảnh: CTV GNsP

9 nhận xét :

  1. Xin đồng hành cùng bà con.Formosa cút khỏi VN.CQ không được bao che cho bọn phá hoại FORMOSA

    Trả lờiXóa
  2. VIỆT TÂN Ở ĐÂU RA MÀ ĐÔNG THẾ NHỈ?

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô dân xã Quảng Xuân
    Lợi quyền ta phải nhanh chân đi đòi

    Trả lờiXóa
  4. Tưởng đâu dân Quảng chịu đòn
    Nằm im miệng ngậm bồ hòn của trên

    Trả lờiXóa
  5. Trả lại biển sạch rồi cút khỏi Việt Nam

    Trả lờiXóa
  6. Quảng Bình quê ta ơi
    Giữ lấy đất trời của quê hương ta
    Giữ lấy những gì mà ta yêu dấu

    Trả lờiXóa
  7. Dày đặc Đèo Ngang bóng lũ tà
    Dân Tàu sang dựng Formosa

    Trả lờiXóa
  8. Hãy mang ảnh anh Lê Văn Ngày ra làm biểu tượng cuộc tranh đấu

    Trả lờiXóa