Nguyễn Khánh Hòa
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC CHÚ VŨ LINH!
Sáng nay (03/11/2016), vừa vào mạng, một tin buồn đã đập ngay vào mắt làm tôi sững người: Ông Vũ Linh đã qua đời đêm qua lúc 23.30 phút tại nhà riêng. Thật đau đớn quá mức! Trời ơi, sao chú lại đi nhanh như vậy? Mắt tôi cay xè. Tôi vội chạy lên phòng báo tin cho nhà tôi.
Ông là bố chồng của Trần Minh Hiền, em gái vợ tôi. Nhưng ngoài sợi dây liên hệ rất sơ như vậy, từ trước tới nay, với vợ chồng tôi, ông như một người chú thật sự. Được may mắn quen biết ông hai mươi nhăm năm nay, càng ngày tôi càng kính trọng ông, kính phục ông về nhân cách, đức độ và trí tuệ.
Nhớ lại một ngày cũng bằng cữ này cách đây 25 năm (năm 1991), khi đó, gia đình tôi đang ở 34A Cao Bá Quát. Một buổi chiều mưa ông đến nhà tôi. Ông chủ động giới thiệu về mình với gia đình tôi. Vốn đã nghe về ông và cũng có ý chờ đợi về cuộc gặp gỡ tế nhị này nên cả nhà tôi ý tứ chuyển sang phòng bên để tôi tiện tiếp khách.
Nói thêm một chút: Dạo đó, Trần Minh Hiền (người mà tôi luôn coi như em gái của chính mình) đã từng ở với vợ chồng tôi khi học Đại học Bách khoa. Em đã đỗ nghiên cứu sinh Phó Tiến sĩ (hồi đó gọi như vậy) của Đại học Bách khoa, đã làm xong mọi thủ tục cho khóa học NCS sắp tới tại Trường này. Trong khi chờ đợi, Minh Hiền qua Mockba chơi với chị gái (là vợ tôi đang làm nghiên cứu sinh ở đó). Những ngày ở Mockba, cũng như nhiều người Việt qua chơi bên đó lúc bấy giờ, Minh Hiền lên “Tàu con thoi” qua Ba Lan đi chợ. Ở Warsawa, Minh Hiền đã quen Vũ Trường Sơn (sinh viên vừa tốt nghiệp xong) rồi về sau nên vợ nên chồng. Vợ tôi đã viết thư về nói về việc đó ít ngày trước khi ông (bố của Vũ Trường Sơn) đến nhà tôi. Nghĩa là việc ông đến nhà tôi là một việc đang được gia đình tôi trù liệu và chờ đợi.
Cuộc nói chuyện bữa đó giữa ông và tôi diễn ra trong không khí thân tình và thoải mái mà chính ông, người chủ động tạo nên điều đó. Ông cho biết: Vũ Trường Sơn, con trai ông từ Ba Lan đã gọi điện về trình bày quan hệ của Sơn với Minh Hiền, rằng cả hai đã tìm hiểu kỹ về nhau và đã đi đến quyết định gắn bó với nhau trăm năm như những người bạn đời thật sự. Sau đó, Sơn chuyển điện thoại để Minh Hiền thưa chuyện với ông. Vừa nghe Minh Hiền chào: “Cháu chào bác ạ”, ông đã ngắt lời em tôi và vui vẻ bảo: “Ô hay, sao cháu lại chào là bác. Cháu phải xưng là con và chào là bố mới phải chứ!”. Rồi ông cười. Tiếng cười ấm áp, nhẹ nhàng và nhân hậu. Tôi cũng ngoác miệng cười theo, lòng như cất đi được một nỗi ưu tư mơ hồ. Hai mươi nhăm năm qua rồi, tôi vẫn không quên cuộc gặp đầu tiên với ông và tiếng cười nhân hậu ấy. Ngay lúc đó, tôi đã tự nhủ trong lòng: “Người có tiếng cười như vầy chắc chắn là một người tốt. Hiền ơi, thế là em đã may mắn vì gặp được một gia đình bạn trai có văn hóa và nhân hậu rồi. Anh mừng cho em!”.
Từ đó, ông và gia đình tôi đi lại như người nhà trong mối quan hệ chân tình và tin cậy. Tôi gọi ông là chú: “Chú Linh”. Ông cũng thích được gọi như vậy. Càng có thời gian hiểu về ông, tôi càng kính phục ông về đức độ, về nhân cách, về tình thương người, về tính cách nghệ sĩ dí dỏm và về trí tuệ bách khoa sáng láng của ông. Rất nhân hậu, rất con người, rất chân tình, rất năng động… Có thể nói về ông nhiều thứ “rất” nữa có tính tích cực như vậy.
Mới gần đây, dạo tháng 5 vừa qua, khi Minh Hiền (gia đình đang định cư ở Bratislava, Slovakia) về Hà Nội, mấy anh em tôi được ông mời đến Nhà hàng trên đường Yên Phụ chiêu đãi. Bữa cơm thật ngon với những câu chuyện thật thú vị. Hỡi ôi, không ngờ đó lại là cuộc gặp cuối cùng!
Ông là Thày VŨ LINH, Giảng viên Khoa điện, điện tử Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội từ thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ trước, vừa qua đời ở tuổi 80!
Xin được thành kính phân ưu với toàn thể gia đình Ông! Xin chia sẻ nỗi đau thương to lớn này với những người thân trong gia đình Ông!
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC CHÚ VŨ LINH!
Sáng nay (03/11/2016), vừa vào mạng, một tin buồn đã đập ngay vào mắt làm tôi sững người: Ông Vũ Linh đã qua đời đêm qua lúc 23.30 phút tại nhà riêng. Thật đau đớn quá mức! Trời ơi, sao chú lại đi nhanh như vậy? Mắt tôi cay xè. Tôi vội chạy lên phòng báo tin cho nhà tôi.
Ông là bố chồng của Trần Minh Hiền, em gái vợ tôi. Nhưng ngoài sợi dây liên hệ rất sơ như vậy, từ trước tới nay, với vợ chồng tôi, ông như một người chú thật sự. Được may mắn quen biết ông hai mươi nhăm năm nay, càng ngày tôi càng kính trọng ông, kính phục ông về nhân cách, đức độ và trí tuệ.
Nhớ lại một ngày cũng bằng cữ này cách đây 25 năm (năm 1991), khi đó, gia đình tôi đang ở 34A Cao Bá Quát. Một buổi chiều mưa ông đến nhà tôi. Ông chủ động giới thiệu về mình với gia đình tôi. Vốn đã nghe về ông và cũng có ý chờ đợi về cuộc gặp gỡ tế nhị này nên cả nhà tôi ý tứ chuyển sang phòng bên để tôi tiện tiếp khách.
Nói thêm một chút: Dạo đó, Trần Minh Hiền (người mà tôi luôn coi như em gái của chính mình) đã từng ở với vợ chồng tôi khi học Đại học Bách khoa. Em đã đỗ nghiên cứu sinh Phó Tiến sĩ (hồi đó gọi như vậy) của Đại học Bách khoa, đã làm xong mọi thủ tục cho khóa học NCS sắp tới tại Trường này. Trong khi chờ đợi, Minh Hiền qua Mockba chơi với chị gái (là vợ tôi đang làm nghiên cứu sinh ở đó). Những ngày ở Mockba, cũng như nhiều người Việt qua chơi bên đó lúc bấy giờ, Minh Hiền lên “Tàu con thoi” qua Ba Lan đi chợ. Ở Warsawa, Minh Hiền đã quen Vũ Trường Sơn (sinh viên vừa tốt nghiệp xong) rồi về sau nên vợ nên chồng. Vợ tôi đã viết thư về nói về việc đó ít ngày trước khi ông (bố của Vũ Trường Sơn) đến nhà tôi. Nghĩa là việc ông đến nhà tôi là một việc đang được gia đình tôi trù liệu và chờ đợi.
Cuộc nói chuyện bữa đó giữa ông và tôi diễn ra trong không khí thân tình và thoải mái mà chính ông, người chủ động tạo nên điều đó. Ông cho biết: Vũ Trường Sơn, con trai ông từ Ba Lan đã gọi điện về trình bày quan hệ của Sơn với Minh Hiền, rằng cả hai đã tìm hiểu kỹ về nhau và đã đi đến quyết định gắn bó với nhau trăm năm như những người bạn đời thật sự. Sau đó, Sơn chuyển điện thoại để Minh Hiền thưa chuyện với ông. Vừa nghe Minh Hiền chào: “Cháu chào bác ạ”, ông đã ngắt lời em tôi và vui vẻ bảo: “Ô hay, sao cháu lại chào là bác. Cháu phải xưng là con và chào là bố mới phải chứ!”. Rồi ông cười. Tiếng cười ấm áp, nhẹ nhàng và nhân hậu. Tôi cũng ngoác miệng cười theo, lòng như cất đi được một nỗi ưu tư mơ hồ. Hai mươi nhăm năm qua rồi, tôi vẫn không quên cuộc gặp đầu tiên với ông và tiếng cười nhân hậu ấy. Ngay lúc đó, tôi đã tự nhủ trong lòng: “Người có tiếng cười như vầy chắc chắn là một người tốt. Hiền ơi, thế là em đã may mắn vì gặp được một gia đình bạn trai có văn hóa và nhân hậu rồi. Anh mừng cho em!”.
Từ đó, ông và gia đình tôi đi lại như người nhà trong mối quan hệ chân tình và tin cậy. Tôi gọi ông là chú: “Chú Linh”. Ông cũng thích được gọi như vậy. Càng có thời gian hiểu về ông, tôi càng kính phục ông về đức độ, về nhân cách, về tình thương người, về tính cách nghệ sĩ dí dỏm và về trí tuệ bách khoa sáng láng của ông. Rất nhân hậu, rất con người, rất chân tình, rất năng động… Có thể nói về ông nhiều thứ “rất” nữa có tính tích cực như vậy.
Mới gần đây, dạo tháng 5 vừa qua, khi Minh Hiền (gia đình đang định cư ở Bratislava, Slovakia) về Hà Nội, mấy anh em tôi được ông mời đến Nhà hàng trên đường Yên Phụ chiêu đãi. Bữa cơm thật ngon với những câu chuyện thật thú vị. Hỡi ôi, không ngờ đó lại là cuộc gặp cuối cùng!
Ông là Thày VŨ LINH, Giảng viên Khoa điện, điện tử Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội từ thập kỷ 60, 70, 80 của thế kỷ trước, vừa qua đời ở tuổi 80!
Xin được thành kính phân ưu với toàn thể gia đình Ông! Xin chia sẻ nỗi đau thương to lớn này với những người thân trong gia đình Ông!
Cầu mong cho hương hồn Ông được yên nghỉ cõi vĩnh hằng!
Ô hô ai tai!
Ô hô ai tai!
Xin vĩnh biệt ông Vũ Linh,một người công chính và xin
Trả lờiXóachia buồn với bà Kim Chi,một nghệ sĩ đích thực.
Cầu cho linh hồn ông siêu thoát chốn vĩnh hằng !