Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống
của Masan và Báo Thanh niên
FB Bạch Hoàn
24-10-2016
Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.
* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.
Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:
– Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.
– Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…
– Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.
Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.
Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.
Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.
* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?
* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.
Các anh chị nào còn đang bênh vực Masan và báo Thanh Niên rằng, thì ngồi im tôi nói cho mà nghe.
Ngày 10-10, bài báo về nước mắm công nghiệp được đăng tải. Không thể vì bài này Masaj mới đánh lại nước mắm truyền thống, bởi 106 mẫu kiểm nghiệm thực hiện tại một công ty tư nhân mới thành lập không thể có kết quả để phóng viên viết bài vào ngày 11-10 (vì sáng sớm 12-10 bài đã lên trang).
Họ lấy mẫu ở 13 địa phương và kiểm nghiệm tất cả chỉ trong một ngày, thì đó chỉ có thề là kết quả tưởng tượng! Người nào ngớ ngẩn mới tin vào điều đó. Tôi đã từng đi kiểm nghiệm nước mắm truyền thống theo chỉ đạo của sếp, nhưng mất 10 ngày mới có kết quả. Tôi không viết bài vì kết quả cho thấy độ đạm và độ an toàn được đảm bảo.
Thực tế, việc tìm hiểu rồi thu thập mẫu được Thanh Niên thực hiện từ đầu tháng 9-2016. Tôi không ngớ ngẩn đến mức tin rằng Masan đã “dự báo” trước, rằng mình bị đánh trên báo Thanh niên, để bắt tay chính tờ báo này, chuẩn bị tung đòn đánh mắm truyền thống trước cả tháng trời.
* Ngày 13-10, Thanh Niên đăng tiếp bài “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt”, đánh vào nước mắm độ đạm cao – nước mắm truyền thống.
* Ngày 20-10, Báo Thanh Niên quảng cáo cho Masan, nội dung Masan cam kết nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn về Asen. Họ quảng cáo sau khi cả báo Thanh Niên và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen, lập lờ đánh lận con đen gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Đến đây, các anh chị muốn biết một trang nội dung trên báo Thanh Niên bán bao nhiêu tiền, hãy hỏi lãnh đạo tờ báo này, chẳng hạn như tổng thư ký toà soạn của họ chẳng hạn.
(Còn tiếp…).
_____
FB Trung Bảo
24-10-2016
Một nguồn tin đáng tin cậy nói với tôi nhà báo Võ Khối – Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên đã chịu hoàn toàn trách nhiệm cho loạt bài nước mắm vừa qua trên báo này. Ông Khối đã bị cách chức sau khi đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm.
Trong cuộc họp chiều nay với Bộ Thông Tin – Truyền Thông, ông Nguyễn Quang Thông – Tổng Biên Tập báo Thanh Niên và ông Đặng Việt Hoa – Phó Tổng Biên tập, đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Một nguồn khác cho biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó đã vô cùng phẫn nộ với những diễn biến về vụ nước mắm trên báo chí những ngày qua. Gọi điện thoại với người này, ông Phúc tuyên bố sẽ “trị hết bọn phá hoại kinh tế đất nước. Lôi cho được bọn đứng sau âm mưu bất lương này ra trước pháp luật”. Là một người Quảng Nam, ông Phúc có tình cảm đặc biệt với mắm khi nói: “Tui ăn mắm cái mới lớn được rồi cha ông mình ăn mắm có ai bị chi đâu mà bọn hắn nhẫn tâm vu oan cho mắm. Không trị không được”.
FB Bạch Hoàn
24-10-2016
Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.
* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.
Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:
– Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.
– Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…
– Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.
Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.
Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.
Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.
* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?
* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Bài báo này đê tiện, bỉ ổi hơn nhiều nếu so với cách công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.
Các anh chị nào còn đang bênh vực Masan và báo Thanh Niên rằng, thì ngồi im tôi nói cho mà nghe.
Ngày 10-10, bài báo về nước mắm công nghiệp được đăng tải. Không thể vì bài này Masaj mới đánh lại nước mắm truyền thống, bởi 106 mẫu kiểm nghiệm thực hiện tại một công ty tư nhân mới thành lập không thể có kết quả để phóng viên viết bài vào ngày 11-10 (vì sáng sớm 12-10 bài đã lên trang).
Họ lấy mẫu ở 13 địa phương và kiểm nghiệm tất cả chỉ trong một ngày, thì đó chỉ có thề là kết quả tưởng tượng! Người nào ngớ ngẩn mới tin vào điều đó. Tôi đã từng đi kiểm nghiệm nước mắm truyền thống theo chỉ đạo của sếp, nhưng mất 10 ngày mới có kết quả. Tôi không viết bài vì kết quả cho thấy độ đạm và độ an toàn được đảm bảo.
Thực tế, việc tìm hiểu rồi thu thập mẫu được Thanh Niên thực hiện từ đầu tháng 9-2016. Tôi không ngớ ngẩn đến mức tin rằng Masan đã “dự báo” trước, rằng mình bị đánh trên báo Thanh niên, để bắt tay chính tờ báo này, chuẩn bị tung đòn đánh mắm truyền thống trước cả tháng trời.
* Ngày 13-10, Thanh Niên đăng tiếp bài “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt”, đánh vào nước mắm độ đạm cao – nước mắm truyền thống.
* Ngày 20-10, Báo Thanh Niên quảng cáo cho Masan, nội dung Masan cam kết nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn về Asen. Họ quảng cáo sau khi cả báo Thanh Niên và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen, lập lờ đánh lận con đen gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Đến đây, các anh chị muốn biết một trang nội dung trên báo Thanh Niên bán bao nhiêu tiền, hãy hỏi lãnh đạo tờ báo này, chẳng hạn như tổng thư ký toà soạn của họ chẳng hạn.
(Còn tiếp…).
_____
FB Trung Bảo
24-10-2016
Một nguồn tin đáng tin cậy nói với tôi nhà báo Võ Khối – Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên đã chịu hoàn toàn trách nhiệm cho loạt bài nước mắm vừa qua trên báo này. Ông Khối đã bị cách chức sau khi đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm.
Trong cuộc họp chiều nay với Bộ Thông Tin – Truyền Thông, ông Nguyễn Quang Thông – Tổng Biên Tập báo Thanh Niên và ông Đặng Việt Hoa – Phó Tổng Biên tập, đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Một nguồn khác cho biết thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó đã vô cùng phẫn nộ với những diễn biến về vụ nước mắm trên báo chí những ngày qua. Gọi điện thoại với người này, ông Phúc tuyên bố sẽ “trị hết bọn phá hoại kinh tế đất nước. Lôi cho được bọn đứng sau âm mưu bất lương này ra trước pháp luật”. Là một người Quảng Nam, ông Phúc có tình cảm đặc biệt với mắm khi nói: “Tui ăn mắm cái mới lớn được rồi cha ông mình ăn mắm có ai bị chi đâu mà bọn hắn nhẫn tâm vu oan cho mắm. Không trị không được”.
Bọn mafia đang thọc tay vào CP VN . Bàn tay nhám nhúa đen ngòm của nó còn mạnh hơn TT Nguyễn Xuân Phúc . Mafia như con rắn nhiều đầu , có chém mất đầu ấy, đâu khác lại mọc ra !
Trả lờiXóaHãy vạch mặt và tẩy chay Macsan
XóaCàng ngày truyền thông đài báo càng bốc mùi!!!!
Trả lờiXóaTôi đồng ý là chúng ta cần bảo vệ nước mắm truyền thống. cần dẹp bỏ những mánh khóe cạnh tranh bất lương trên thị trường kinh tế. Nhưng phải làm việc đó bằng các luận cứ khoa học. Khoa học là nền tảng của lẽ phải. Nếu bênh vực lẽ phải, dẹp bỏ bất lương mà lại đưa ra những luận điểm kiểu như " Arsen hữu cơ, Arsen vô cơ" thì chưa ổn lắm !
Trả lờiXóaĐúng là đụng vào tĩnh nước mắm.
Trả lờiXóaPhen này thì nôn ra hết.
Nước tương chinsu từng bị thu hồi . Nói không với chinsu
Trả lờiXóaNước mắm làm đúng quy trình phải có giá không dưới 100.000 đ/lít.
Trả lờiXóa(Một người Phan Thiết)
Hãy tẩy chay với sản phẩm chủa Masan, hãy bán cổ phiếu msn đi không đâif tư cho kẻ bất lương.
Trả lờiXóatôi không dùng chin su & nam ngư từ đầu bây giờ là ca fe hòa tan mác vina hiện nay cũng nằm trong tay tập đoàn mác san
Trả lờiXóaHình như tập đoàn Masan làm dự án Núi Pháo cùng con gái Phượng Yêu của anh Ba Ếch?
Trả lờiXóaNam Ngư và Chinsu là nước chấm công nghiệp hóa chất chiếm lĩnh thị trường nhiều năm nay của tập đoàn Masan của hai "bố gia" Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh, những ông chủ mỏ Núi Pháo nổi tiếng cùng con gái rượu của anh Ba Ếch.
Trả lờiXóaHóa ra là vậy !Cám ơn thông tin của bạn .
XóaThông tin truyền thông và báo chí CM Việt Nam, khát tiền tới mức kinh khủng.
Trả lờiXóaCác doanh nghiệp chỉ cần bố thí cho họ 1 chút thù lao nho nhỏ là họ uốn ba tấc lười, bẻ cong ngòi bút hết lời ca ngợi ra rả suốt đêm ngày, quảng cáo rùm beng mà không cần biết chất lượng và thương hiệu sản phẩm thế nào?
Tôi còn nhớ có thời gian VTV quảng cáo bao cao su OK và băng vệ sinh phụ nữ rồi cả nước rửa bướm chị em mỗi này 4 - 5 lượt trên tất cả các kênh vào giờ cao điểm, xem quảng cáo mà nổi dận muốt đập luôn Tivi...
Tôi sẽ tẩy chay Nam ngư và Chin su
Trả lờiXóaTôi sẽ tẩy chay Nam ngư và Chin su
Trả lờiXóaBon nhà báo nếu cho tiền thì nó ngợi ca hết lời
Trả lờiXóaKhông cho tiền thì chùng chê bai bêu ríu nói xấu có khi còn sập tiệm với chúng không chừng!!!
Có tiền cho 1 bài, không tiền cho 1 bãi...
XóaVụ nước mắm nhà báo Nguyễn Công Khế đã lên tiếng
Trả lờiXóahttp://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/chinh-tri-c-93/nuoc-mam-va-truyen-thong-45843.html
Tôi sẵn sàng mua nước mắm truyền thống của VN với giá thấp nhất là 100.000 đồng một lít - Tẩy chay Masan.
Trả lờiXóaLiệu đây có phải là phát đạn đầu của trận đánh mới?
Trả lờiXóaMột bài báo được "nhờ viết" phải trả tiền tỉ đấy các bạn, vì thế mất chức mà Khối vẫn cười rất tươi hôm họp kiểm điểm ơ tòa soạn ...
Trả lờiXóa