Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

LS. Lê Văn Luân: VẤN ĐỀ CHỈ CÒN LÀ NIỀM TIN


Luân Lê

VẤN ĐỀ CHỈ CÒN LÀ NIỀM TIN

Việc kêu gọi và huy động sự trợ giúp từ phía nhân dân trong tình trạng ngân sách nền kinh tế đang cạn kiệt bây giờ chỉ là vấn đề duy nhất của niềm tin - không gì lớn lao hay quan trọng hơn thứ này, dù lúc nào, dẫu là ai hay trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Dẫu rằng trước đây khi vừa tuyên thệ nhậm chức bà đã đặt ra câu hỏi, những người hay hô hào hoặc lên tiếng phản biện đã làm gì được cho đất nước chưa (?). Nhưng không vì thế mà người ta, đa phần người dân, lại nghĩ rằng họ hoàn toàn không hay chưa làm gì cho tổ quốc, vì nhà nước sinh ra và được nuôi sống là bởi những người dân và từ những đồng tiền thuế mồ hôi, nước mắt đầy cực nhọc của dân chúng.

Và người dân hiện nay còn bao nhiêu niềm tin nữa?

Việc huy động 500 tấn vàng trong dân cũng đã thất bại, vì người ta thiếu đi sự tin tưởng khi giao tài sản của mình cho người khác sử dụng (mà chỉ nhận lại một tấm giấy) hơn là tự mình khư khư ôm lấy hoặc ném nó trong gậm giường dù chẳng để làm gì.

Việc người ta ăn chặn tiền, khẩu phần của người tàn tật, của các gia đình liệt sỹ, người ta ăn bớt, ăn chặn vài cân gạo mốc hay từng đồng khắc ít ỏi trong số tiền, gạo cứu đói cho những người dân vùng hạn, vùng lũ lụt hoặc bị thảm hoạ biển chết do Formosa gây ra.

"Người ta ăn không từ thứ gì, bán không từ thứ gì và cả ăn chẳng còn thứ gì", thì bất kỳ ai, dù là người ngây thơ hay hồn nhiên nhất còn lại trên mặt đất lúc này, làm sao còn đủ tỉnh táo để dám đặt niềm tin mà trao đi lòng tốt của mình cho người mà họ nếu có không may nhắm mắt cũng không thể yên thân nếu còn nợ lại chưa trả vài triệu đồng?

Một bàn tay nhem nhúa đưa ra để hái quả, ắt hẳn quả, trái đó quả thực khó lòng mà lành lặn hoặc sẽ có vị ngọt ngon cho được.

Trừ khi, tự mình làm sạch bàn tay ấy trước khi gieo trồng.

Và xin trích lại câu mà người làm chính trị thường hay nói:

Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong!
 

8 nhận xét :

  1. Thật ra ở vị trí lãnh đạo quốc gia mà kêu gọi dân chúng quyên góp tiền nong cứu trợ thì vô lý. Bởi vì nhiệm vụ cứu trợ dân chúng gặp thiên tai trước hết là nhiệm vụ của chính quyền. Bà Ngân đúng ra phải chỉ thị cho các cấp chính quyền huy động lực lượng và tài chính vào công việc cứu tế xã hội. Đó là trách nhiệm của quý vị Công Bộc - Public Servants lãnh lương để phục vụ người dân.

    Việc kêu gọi sự quyên góp thuộc các tổ chức xã hội cứu tế hoặc thuộc về các tổ chức truyền thông dân lập. Vấn đề ở VN lại không theo cơ chế tổ chức xã hội kiểu Âu Mỹ. Cho nên nhà lãnh đạo chính quyền, nhà nước VN dường như hay cầm nhầm và lẫn tránh trách nhiệm quá dễ dàng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Góp tiền qua tổ chức này nọ khác gì dem thịt nuôi Hổ đói, bài học mấy chục năm nay dân sáng mắt rồi

      Xóa
    2. Bác nói quá đúng!

      Xóa
  2. Bây giờ dân ta đã "tỉnh ngộ", không ai dại gì đóng góp tiền cứu trợ bà con gặp nạn thông qua nhà nước hoặc các tổ chức nhà nước cả, bởi lẽ một khi tiền đã vào túi các quan chức CS thì chắc chắn là bị ăn chặn, chẳng trọn vẹn đến tay người gặp nạn. Dân tin các tổ chức XHDS và các cá nhân có uy tín hơn tin đảng. Bài học của MC Phan Anh là một thí dụ sinh động nhất.

    Trả lờiXóa
  3. Ai có tiền của và lòng hảo tâm hãy gửi qua các tổ chức dân sự

    Trả lờiXóa
  4. Dân ơi, dân khổ rồi! Bà chủ tịch quốc hội đòi làm cha mẹ dân thì khổ trông thấy rồi!

    Trả lờiXóa
  5. Cái vụ cứu trợ là một kênh để người dân thể hiện thái độ không còn niềm tin vào đảng, vào nhà nước. Đây là cái nguy cho các nhà lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
  6. Vấn đề là có niềm tin.
    Nhưng muốn có niềm tin thì phải có nhân cách, có lòng tự trọng. Có người mới hôm qua còn đứng khóc tu tu, than thở này nọ, hôm sau lại huênh hoang, huếch hoác rồi! Thế thì làm sao tin được người có tư cách như vậy?

    Trả lờiXóa